Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính
Theo Sở Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội, năm 2012, ngành tiếp tục rà soát, chủ động tham mưu cho thành phố ban hành bổ sung cơ chế, chính sách trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường nhằm cải cách hành chính, giảm thiểu các thủ tục để cải thiện môi trường đầu tư, đảm bảo sự liên thông, tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho các tổ chức, người dân.
Theo đánh giá của Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh, ngành Tài nguyên và Môi trường thành phố vẫn còn một số hạn chế như: Chất lượng tham mưu còn thấp so với yêu cầu đặt ra, tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp sổ đỏ cho một số hộ gia đình còn chậm; công tác xử lý và bảo vệ môi trường vẫn còn làm dưới hình thức mùa vụ.
Để tăng cường công tác quản lý đất đai, sử dụng đất đúng mục đích và nâng cao chất lượng môi trường, Sở chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật; đặc biệt sẽ xử lý quyết liệt các trường hợp vi phạm, các dự án chậm triển khai, các dự án môi trường bức xúc. Ngoài ra, tiếp tục thực hiện công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và làm nhà ở nông thôn tại điểm dân cư nông thôn trên địa bàn; chấn chỉnh, khắc phục các tồn đọng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ môi trường với sự tham gia của cộng đồng…
Năm 2011, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính từ 111 thủ tục giảm xuống còn 89 thủ tục, cơ bản hoàn thiện báo cáo Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất của thành phố đến năm 2020 và cập nhật chính thức Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Sở cũng đã thẩm định và trình thành phố quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với 736 ha; đồng thời thu 11.650 tỉ đồng tiền sử dụng đất; cấp 646.863 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đạt 93%, cơ bản hoàn thành việc thực hiện Nghị định 64/CP của Chính phủ.
Về công tác xử lý vi phạm đất đai, Sở đã có văn bản về xử lý, khắc phục 32 dự án chậm triển khai được gia hạn trong 6 tháng, theo đó, đã có 19 dự án đã tiến hành đầu tư xây dựng. Đoàn Thanh tra của Sở cũng đã phối hợp với các quận, huyện, thị xã tổ chức thanh tra xử lý vi phạm Luật Đất Đai đối với 30 đơn vị, tổ chức. Cũng trong năm qua, Sở đã trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định thu hồi đất của 10 đơn vị với diện tích 56.495m2…/.
Tài trợ 93 triệu USD hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn  (13/01/2012)
Cùng "Tắt đèn bật ý tưởng" hưởng ứng Giờ Trái đất  (13/01/2012)
Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc Unicef tại Việt Nam  (13/01/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay