BIDV nhận giải thưởng “Ngân hàng Lưu ký - Giám sát tốt nhất Việt Nam 2022”
TCCS - Ngày 27-7-2022, trong khuôn khổ “Chương trình trao giải trực tuyến về lĩnh vực giao dịch tài chính 2022”, BIDV đã được Tạp chí The Asian Banker vinh danh là “Ngân hàng Lưu ký – Giám sát tốt nhất Việt Nam năm 2022” (Best Custodian Bank in Vietnam). Đây là lần thứ hai liên tiếp một ngân hàng Việt Nam được nhận giải thưởng này từ Tạp chí The Asian Banker.
Giải thưởng “Best Custodian Bank” được đánh giá độc lập trong hơn 3 tháng bởi các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, đối với hơn 250 tổ chức tài chính ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Tiêu chí đánh giá bao gồm: Hiệu quả hoạt động, nền tảng công nghệ, dịch vụ cung cấp và phương pháp quản lý rủi ro trong việc quản lý, lưu ký và giám sát tài sản khách hàng và các giải pháp ứng phó với đại dịch COVID-19. Giải thưởng ghi nhận những nỗ lực và thành tích của BIDV trong việc bắt kịp xu hướng thị trường, cung cấp dịch vụ toàn diện và khả năng tự chủ của hệ thống công nghệ. Giải thưởng này một lần nữa củng cố vị thế số 1 của BIDV trong số các ngân hàng lưu ký - giám sát nội địa.
Là ngân hàng đầu tiên được cấp giấy phép hoạt động lưu ký từ năm 2003, đến nay, BIDV đã có gần 20 năm kinh nghiệm hoạt động trong mảng dịch vụ ngân hàng lưu ký - giám sát và luôn duy trì vị thế số 1 trong số các ngân hàng lưu ký nội địa với quy mô tài sản lưu ký lớn nhất (trên 370.000 tỷ đồng), tăng trưởng bình quân 35%/năm, thu nhập từ dịch vụ ngân hàng lưu ký – giám sát tăng 26% so với năm 2021. BIDV là ngân hàng duy nhất trên thị trường cung cấp dịch vụ toàn diện, trọn gói cho các nhà đầu tư, danh mục ủy thác đầu tư cũng như cho tất cả các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán, ví dụ như quỹ thành viên, quỹ đóng, quỹ mở, quỹ hoán đổi danh mục (ETF - Exchange Traded Fund), quỹ đầu tư bất động sản, các chương trình hưu trí.
Với mục tiêu đầu tư mạnh mẽ về công nghệ để số hóa quy trình dịch vụ, nâng cao tính chính xác, đẩy nhanh tốc độ phục vụ đồng thời làm nền tảng để phát triển nhiều dịch vụ mới theo kịp xu thế thị trường, BIDV là ngân hàng Việt Nam tiên phong ứng dụng công nghệ hiện đại, qua đó mang lại trải nghiệm tốt hơn và gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng./.
The Asian Banker được thành lập từ năm 1996 tại Singapore, là Tạp chí hàng đầu cung cấp về chiến lược và xây dựng nền tảng cho ngành dịch vụ tài chính. The Asian Banker thường xuyên tổ chức các sự kiện đánh giá, trao giải thưởng về tài chính trên thế giới, tập trung ở khu vực châu Á Thái Bình Dương (Trung Quốc, Nhật Bản...) và một số thành phố ở châu Âu. Bên cạnh giải thưởng “Best Custodian Bank in Vietnam”, năm 2022, The Asian Banker cũng vinh danh BIDV tại hạng mục “Ngân hàng Bán lẻ tốt nhất Việt Nam”.
BIDV dành gần 3 tỷ đồng hỗ trợ 112 trẻ em mồ côi do dịch COVID-19  (27/06/2022)
BIDV - 65 năm tự hào phát triển cùng đất nước  (29/04/2022)
Moody’s duy trì định hạng của BIDV ở mức cao, triển vọng tích cực  (15/12/2021)
BIDV vào top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt Nam  (13/12/2021)
BIDV khởi động chương trình trồng “1 triệu cây xanh”  (10/12/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay