Trung tâm Công nghệ thông tin BIDV: Dặm dài phát triển
TCCS - Trải qua 30 năm hình thành và phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động kinh doanh của BIDV nhờ khả năng giao dịch tập trung, trực tuyến, khả năng tự động hoá cao trong nhiều lĩnh vực xử lý thông tin ngân hàng...
Những bước trưởng thành
Giai đoạn 1991 - 2001: Đây là giai đoạn BIDV chính thức đưa công nghệ thông tin (CNTT) vào phục vụ hoạt động, từng bước vi tính hóa các quy trình quản lý dữ liệu thủ công. Hệ thống CNTT ở giai đoạn này còn phân tán, tuy nhiên nhờ ứng dụng CNTT, năng suất lao động của BIDV không ngừng tăng, nhất là trong tổng hợp báo cáo, kế toán và thanh toán liên chi nhánh. Hầu hết các sản phẩm CNTT giai đoạn này được cán bộ CNTT của BIDV tự xây dựng và triển khai.
Tháng 7-1991, BIDV chính thức thành lập bộ phận điện toán thuộc phòng Điện toán thống kê với 3 cán bộ và 2 chiếc máy tính đầu tiên đánh dấu sự hiện diện của CNTT trong hoạt động của BIDV. Tháng 7-2000, Ban Công nghệ tin học được thành lập với 5 phòng chức năng và 50 cán bộ. Mạng lưới cơ sở gồm 4 phòng điện toán và 58 tổ điện toán ở các chi nhánh, với 220 cán bộ làm công tác tin học.
Từ năm 1991 đến 1994, CNTT bắt đầu được ứng dụng với 1 số phần mềm phục vụ công tác, như quản lý kế toán, lập cân đối kế toán hằng ngày; quản lý giao dịch trên máy tính phục vụ huy động tiết kiệm bảo đảm bằng vàng. Đến năm 1995, khi BIDV chính thức trở thành ngân hàng thương mại, hoạt động CNTT đã có những đổi mới đáng kể với việc triển khai các chương trình giao dịch ngân hàng SIBA, hệ thống máy tính tại các chi nhánh được nối mạng LAN.
Đến năm 1996, hoạt động CNTT bắt đầu có sự chuyển biến mạnh mẽ với chương trình ứng dụng CoreBanking IBS (do cán bộ CNTT của BIDV tự phát triển). Với sự trợ giúp đắc lực của CNTT, BIDV là một trong bốn ngân hàng đầu tiên của Việt Nam tham gia tổ chức thanh toán liên ngân hàng toàn cầu SWIFT. Năm 1997, với việc triển khai thành công hệ thống thanh toán tập trung.
Giai đoạn 2002 - 2005: Lần đầu tiên BIDV triển khai một dự án CNTT lớn theo chuẩn mực quốc tế với sự giúp đỡ của Ngân hàng thế giới thông qua dự án hiện đại hóa hệ thống thanh toán ngân hàng. CNTT đã làm thay đổi toàn bộ mô hình tổ chức và quy trình quản lý ngân hàng theo hướng tập trung. BIDV triển khai thành công và về đích sớm nhất trong 6 tiểu dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước. Lần đầu tiên tại Việt Nam, khách hàng gửi tiền một nơi rút được nhiều nơi ở BIDV.
Ngày 8-11-2001 Trung tâm CNTT được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 1-1-2002 đánh dấu sự trưởng thành về mô hình tổ chức và lực lượng CNTT. BIDV tập trung mọi nguồn lực thực hiện hiện đại hoá và hệ thống thanh toán để trang bị corebanking nhằm nâng cao khả năng ứng dụng, giảm thời gian xử lý, tăng tiện ích cho khách hàng.
Giai đoạn này cũng đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ATM: Bắt đầu thử nghiệm từ năm 1998 tại Sở Giao dịch 1, đến tháng 6-2002, dịch vụ thẻ BIDV-ATM được chính thức khai trương phục vụ khách hàng. Cuối năm 2005, đã phát hành trên 293.000 thẻ, mạng lưới ATM đạt 200 máy triển khai tại 40 chi nhánh, đứng thứ 2 về thị phần sau Vietcombank.
Giai đoạn 2006 - 2018: BIDV không ngừng cải tiến đổi mới mô hình hoạt động, trong đó có mô hình quản lý CNTT, chuyển dần từ mô hình quản lý CNTT phân tán sang quản lý CNTT tập trung, tách bạch giữa quản trị CNTT và triển khai, vận hành hệ thống CNTT, từng bước hoàn thiện mô hình ứng dụng CNTT hiện đại, đưa hàng loạt các giải pháp CNTT ngân hàng hiện đại vào ứng dụng, cung cấp ngày càng nhiều các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng chất lượng cao đến khách hàng. Hoạt động CNTT của BIDV từng bước trở thành, khẳng định vai trò là một trong các công cụ nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV.
Tháng 10-2006, Ban Công nghệ được thành lập, thể hiện rõ nét hơn tính chuyên nghiệp trong hoạt động CNTT tại BIDV với chức năng tham mưu cho lãnh đạo BIDV trong hoạch định xây dựng chiến lược, kế hoạch và chương trình phát triển CNTT toàn ngành, quản lý và phát triển hệ thống CNTT.
Giai đoạn này, BIDV đã xây dựng và triển khai được rất nhiều hệ thống CNTT hiện đại, hỗ trợ tích cực tất cả các mảng hoạt động của BIDV, như năm 2006, BIDV kết nối thành công BanknetVn, kết nối thanh toán thẻ VISA; năm 2008: BIDV đưa Trung tâm dự phòng thảm họa tại Hải Dương vào hoạt động. Đưa vào sử dụng Blade Server, SAN,...; triển khai gói sản phẩm như @Securites cho các công ty chứng khoán, Hệ thống Ngân hàng điện tử (Internet Banking - Smart Banking); Năm 2013: Triển khai thành công chương trình hạch toán tự động điện chuyển tiền trong nước đến thay thế cho việc xử lý giao dịch thủ công tại BDS. Nhờ đó, 100% khối lượng giao dịch của toàn hệ thống được xử lý tập trung, hoàn toàn tự động tại Hội sở chính, không gây thất thoát, tốc độ thanh toán nhanh, rủi ro tác nghiệp giảm nhiều, tiết kiệm chi phí cho toàn hệ thống gần 21 tỷ đồng/năm.
Hoàn thành triển khai và đưa vào sử dụng các hệ thống ứng dụng CNTT hiện đại, như hệ thống thông tin quản lý MIS, hệ thống Kondor; hệ thống CNTT cốt lõi cho BSC, Leasing; hệ thống MPA, ERP, phòng, chống rửa tiền, đào tạo trực tuyến, quản lý văn bản; hoàn thành triển khai hệ thống Contact Center; hoàn thành sát nhập hệ thống CNTT của ngân hàng MHB.
Giai đoạn 2019 đến nay: BIDV tiếp tục đẩy mạnh phát triển các dịch vụ hỗ trợ hoạt động NHBL, như bổ sung các dịch vụ mới cho hệ thống BSMS, SmartBanking, Pay+,…; tăng vị thế của BIDV trong việc mở rộng kết nối thanh toán với các định chế tài chính, là ngân hàng đầu tiên triển khai mở rộng thanh toán song phương với bảo hiểm xã hội trên phạm vi toàn quốc với các định chế tài chính quan trọng như Kho bạc Nhà nước, Hải quan…; ứng dụng BPM trong phát triển chương trình quản lý luân chuyển hồ sơ phần mềm, ứng dụng Robotics RPA trong nhiều hoạt động tác nghiệp giúp tăng năng suất lao động và rút ngắn thời gian thực hiện; nghiên cứu áp dụng nền tảng công nghệ mới vào hoạt động phát triển phần mềm như xây dựng framework, kiến trúc Microservice, cổng thông tin DPL (Data Publish Layer),…;
BIDV tiếp tục triển khai những phần mềm đem lại hiệu quả cao, như ngân hàng lưu ý giám sát, quản lý khoản vay Covid, hệ thống chuyển tiền ACH; phát triển thêm nhiều kênh phân khối tới khách hàng như BIDV Ezone, hành trình khách hàng, máy giao dịch thông minh B-smart; nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới phục vụ phát triển ngân hàng số như mô hình xử lý Single Sign-on cho Internet Banking, hệ thống BIDV API, ứng dụng Blockchain trong phát hành thư tín dụng; hoàn thành triển khai một số dự án quan trọng như dự án ECM số hóa và quản lý tài liệu chuyên nghiệp, dự án RLOS, dự án TF.
Đặc biệt, trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh COVID-19 phức tạp, Trung tâm CNTT đã xây dựng Trung tâm CNTT đã xây dựng phương án duy trì hoạt động của các hệ thống CNTT theo 3 cấp độ bảo đảm triển khai kế hoạch kinh doanh liên tục. Đồng thời, BIDV triển khai giải pháp họp trực tuyến Cisco Webex chỉ trong vòng 1 tháng trong giai đoạn giãn cách xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, với tổng số 2.130 phiên họp.
Trong thời gian tới, Trung tâm CNTT tiếp tục thực hiện nhiều dự án quan trọng, như chuyển đổi core banking, dự án ODS, hệ thống Quản lý API, các dự án về tăng cường an ninh bảo mật, các dự án đầu tư hạ tầng,…
Thành quả và bảng vàng danh hiệu
Qua 30 năm hình thành và phát triển, hoạt động CNTT tại BIDV đã đạt được bước dài. BIDV được các tổ chức trong và ngoài nước thừa nhận là một trong những ngân hàng có nền CNTT mạnh hàng đầu Việt Nam; uy tín và vị thế của CNTT BIDV trong quan hệ hợp tác, triển khai các hoạt động về CNTT với các đối tác CNTT, các hãng và khách hàng là các tổ chức, cá nhân được đánh giá cao. Đồng thời, CNTT từng bước đáp ứng và phục vụ tốt yêu cầu quản lý và kinh doanh của BIDV; luôn giữ vai trò chủ đạo, là yếu tố then chốt phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ, nâng cao tính cạnh tranh, tăng trưởng và đổi mới mô hình hoạt động của BIDV khi Việt Nam bước vào hội nhập quốc tế.
Kết quả nổi bật về hoạt động CNTT tại BIDV sau 30 năm hình thành và phát triển được thể hiện qua: Chiến lược, kế hoạch phát triển CNTT ngày càng cụ thể, bám sát định hướng, chiến lược kinh doanh ngân hàng; mô hình quản trị CNTT hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế; hạ tầng CNTT được xây dựng vững mạnh, hoạt động ổn định và đáp ứng được nhu cầu hoạt động của ngân hàng; đội ngũ cán bộ CNTT BIDV không ngừng phát triển, đào tạo bài bản và khẳng định thương hiệu.
Công tác hỗ trợ, quản trị vận hành hệ thống đã được thưc hiện một cách bài bản, an toàn và thông suốt trong điều kiện quy mô hệ thống và số lượng giao dịch tăng trưởng liên tục hằng năm trên 20%. CNTT đẩy nhanh và hỗ trợ tích cực quá trình kinh doanh đối ngoại phục vụ phát triển, hội nhập; hỗ trợ tích cực hoạt động của các đơn vị thành viên, đơn vị có vốn góp của BIDV trong và ngoài nước.
Với sự nỗ lực trong các hoạt động phát triển và ứng dụng CNTT vào kinh doanh, BIDV được đánh giá là ngân hàng có hệ thống CNTT phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ và được các tổ chức quốc tế và Việt Nam ghi nhận thông qua nhiều giải thưởng./.
Nguyễn Thanh Long (tổng hợp)
BIDV nhận cú đúp giải thưởng “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam”  (28/09/2021)
Đổi mới quản trị giáo dục - đào tạo bậc đại học ở Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư  (21/09/2021)
- Quản lý văn phòng đại diện của các cơ quan báo chí tại khu vực miền Trung hiện nay
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay