Hà Nội: Tập trung phát triển công nghiệp văn hóa, hướng tới mục tiêu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
TCCS - Hội nghị trực tuyến nghiên cứu, quán triệt, học tập, tuyên truyền và triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 22-2-2022 của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045” (Nghị quyết số 09-NQ/TU), hướng tới mục tiêu đưa ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển toàn diện, là động lực phát triển các ngành, lĩnh vực khác, tiền đề để xây dựng Hà Nội…
Đổi mới tư duy, nhận thức về phát triển công nghiệp văn hóa
Thành phố Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa (Nghị quyết số 09-NQ/TU). Điều đó cho thấy tầm quan trọng của ngành công nghiệp văn hóa đối với sự phát triển bền vững của Thủ đô Hà Nội trong giai đoạn tới. Theo đó, nghị quyết đặt ra mục tiêu tạo bước phát triển toàn diện ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thị trường, bảo đảm phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ, tỷ trọng, giá trị gia tăng cao; hoạt động có tính chuyên nghiệp với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Cùng với đó là dịch vụ, sản phẩm văn hóa đa dạng, có chất lượng, có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ của người dân trong nước, thúc đẩy phát triển du lịch và xuất khẩu. Nghị quyết đặt ra mục tiêu đến năm 2025, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực mới thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Mục tiêu đến năm 2030, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô cơ bản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Hà Nội nằm trong nhóm các thành phố có ngành công nghiệp văn hóa phát triển hàng đầu, có thương hiệu, sản phẩm uy tín, khả năng cạnh tranh cao với các thành phố trong khu vực; là “Thành phố sáng tạo” có sức ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. Phấn đấu doanh thu từ các ngành công nghiệp văn hóa tăng dần qua từng năm, đóng góp khoảng 8% GRDP của thành phố.
Đáng chú ý, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2045, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển toàn diện, là động lực phát triển các ngành, lĩnh vực khác, là tiền đề để xây dựng Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; trở thành “Thành phố sáng tạo” của khu vực châu Á, thành phố kết nối toàn cầu, trung tâm văn hóa, du lịch lớn đặc sắc, có sức cạnh tranh quốc tế. Hình thành một số công trình văn hóa mới cho Thủ đô và Việt Nam, mang tính biểu tượng văn hóa có tầm cỡ khu vực và thế giới; phấn đấu đóng góp khoảng 10% GRDP của thành phố. Để đạt được mục tiêu trên, Hà Nội xác định đổi mới tư duy, nhận thức về phát triển công nghiệp văn hóa là quá trình thường xuyên, liên tục, lâu dài và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện trong quá trình phát triển. Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế mới, đòi hỏi phải có bước đi phù hợp, với cơ chế, chính sách đặc thù mang tính đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.
Cần nhiều cơ chế, chính sách để phát triển
Tại Hội nghị, các đại biểu đã làm rõ những giải pháp, kiến nghị cũng như đề cập đến các cơ hội, tiềm năng để Thủ đô phát triển ngành công nghiệp văn hóa theo tinh thần Nghị quyết số 09-NQ/TU. Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho rằng, với những thay đổi về chính sách, công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo của Thủ đô từng bước có sự chuyển động tích cực. Vì thế, định vị thương hiệu thành phố sáng tạo để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa là tìm cho Hà Nội giá trị cốt lõi, từ đó kiến tạo hệ sinh thái sáng tạo xung quanh giá trị đó. Bí thư Huyện ủy Gia Lâm Lê Anh Quân khẳng định, đây là nghị quyết rất quan trọng, mang tính định hướng, khoa học, phù hợp với chiến lược phát triển Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết là cơ sở lý luận và cẩm nang để tiếp tục xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển ngành công nghiệp văn hóa, phát huy tối đa nguồn lực văn hóa, con người, tạo nên sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng quyết định phát triển bền vững Thủ đô.
Từ kinh nghiệm sau nhiều năm thực hiện Moonsoon Festival, nhạc sĩ Quốc Trung chỉ ra những lợi thế của Hà Nội trong việc xây dựng thương hiệu vững chắc, lâu bền cho công nghiệp văn hóa, đó là: Hà Nội là nơi có nhiều cơ sở đào tạo lớn và uy tín nhất nước, tập trung đông đảo nhiều đoàn nghệ thuật của Trung ương và địa phương, tập trung nhiều nghệ sĩ uy tín, tài năng. Bên cạnh đó, trong nhiều năm nay, Hà Nội đã cải tạo, xây mới nhiều thiết chế văn hóa, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật và âm nhạc của người dân ngày càng cao; dễ tiếp nhận với các loại hình mới, đón nhận các gương mặt mới, trào lưu mới và thể nghiệm mới; có nhiều sự kiện giao lưu âm nhạc quốc tế, quan hệ ngoại giao, trao đổi văn hóa và cả lưu diễn của các tổ chức các nhân, doanh nghiệp. Đồng thời, phố đi bộ quanh Hồ Gươm của Hà Nội là nơi có thể tổ chức biểu diễn sự kiện âm nhạc với quy mô lên tới chục ngàn người. Vì vậy, Hà Nội vẫn luôn là điểm đến được ưu tiên lựa chọn đầu tiên.
Để phát triển công nghiệp văn hóa, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đặc biệt nhấn mạnh đến yếu tố bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, bản quyền các sản phẩm. Đồng thời, phải đổi mới tư duy để văn hóa gắn liền với sự sáng tạo, tạo ra các yếu tố mới trong sản phẩm mang phong cách, tư tưởng của nghệ nhân, nghệ sĩ. Trên thực tế hiện nay, cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng ở Thủ đô còn nhiều hạn chế, do đó cần quy hoạch, đầu tư, ưu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp văn hóa. Đặc biệt là cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị phối hợp với thành phố Hà Nội đầu tư phát triển công nghiệp văn hóa. Nghiên cứu, hình thành quỹ giải thưởng văn hóa, quỹ đầu tư, quỹ hỗ trợ nghệ sĩ trẻ, nghệ sĩ có tác phẩm mới, hỗ trợ việc quảng bá, biểu diễn các tác phẩm nổi bật ra nước ngoài, đồng thời, Hà Nội cần hướng tới tổ chức các sự kiện tầm cỡ quốc gia, khu vực, quốc tế để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp văn hóa./.
Tiếp tục phát huy sức trẻ của thanh niên Thủ đô  (05/10/2022)
Thanh niên Việt Nam: Nguồn nhân lực thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp  (04/10/2022)
Ngành thủ công mỹ nghệ truyền thống thành phố Hà Nội - triển vọng và thách thức sau đại dịch COVID-19  (01/10/2022)
Một số giải pháp để đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới  (01/10/2022)
Kinh tế đối ngoại Hà Nội trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế  (29/09/2022)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay