Hà Nội đẩy mạnh phong trào xây dựng xã hội học tập
TCCS - Xây dựng xã hội học tập vừa là một nhiệm vụ cấp bách, vừa là một yêu cầu chiến lược, cơ bản, lâu dài, vì đây là động lực thúc đẩy toàn dân thi đua học tập nhằm nâng cao dân trí, bồi đắp tri thức để phát triển bền vững, đưa đất nước ta phát triển bằng tri thức và bằng sức sáng tạo của nhân dân. Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu cả nước về thực hiện chủ trương này.
Xây dựng xã hội học tập gắn với xây dựng văn hóa, con người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Để tiếp tục nâng cao nhận thức của toàn xã hội, từ các cơ quan nhà nước, đoàn thể, tổ chức xã hội đến các doanh nghiệp và người dân về sự cần thiết, vai trò, tác động, lợi ích của học tập suốt đời và những điều kiện xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội thuận lợi nhất cho người dân được tiếp cận bình đẳng với hệ thống giáo dục mở, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030”.
Theo đó, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có kế hoạch triển khai thực hiện Phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các hoạt động triển khai gồm: Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và hiệu quả của công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập và mô hình học tập trong điều kiện nền kinh tế số, xã hội số; thi đua học tập suốt đời; phát huy sáng kiến, giải pháp khuyến khích và phát triển văn hóa học tập trong cộng đồng. Xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ và đẩy mạnh hoạt động của các thiết chế giáo dục chính quy và không chính quy, thiết chế văn hóa, các trung tâm học tập cộng đồng, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho người dân học tập suốt đời... Trên cơ sở đó, thành phố Hà Nội đã triển khai toàn diện, đồng bộ các giải pháp và tập trung nguồn lực, huy động sự tham gia, phối hợp của các tổ chức, cá nhân trong việc thúc đẩy học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập, hoàn thành các mục tiêu trong Kế hoạch số 52/KH-UBND, ngày 7-2-2024, của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TU, ngày 16-11-2023, của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Các đơn vị, địa phương thi đua nâng cao năng lực sử dụng công nghệ học tập hiện đại, chuyển đổi số trong các hoạt động học tập suốt đời; nâng cao năng lực số và năng lực sử dụng ngoại ngữ cho người dân, thực hiện học tập mọi lúc, mọi nơi bằng mọi phương pháp để phục vụ cho công việc; thi đua đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị và xây dựng mô hình công dân học tập; xây dựng văn hóa học tập; tiếp cận kịp thời các xu thế và kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực giáo dục người lớn, học tập trực tuyến trong hệ thống giáo dục mở, học tập từ xa, tích cực tham gia thành phố học tập toàn cầu... Căn cứ các tiêu chuẩn, các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong tham gia phong trào thi đua sẽ được các cấp, các ngành của thành phố biểu dương, khen thưởng.
Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TU, nhiều đơn vị ở thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, như: Ủy ban nhân dân phường Quỳnh Mai đã tổ chức Hội nghị triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”, hướng dẫn các tổ dân phố triển khai Kế hoạch “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng giai đoạn 2021 - 2030”; Kế hoạch Xây dựng và phát triển các mô hình học tập năm 2024 trên địa bàn phường. Năm 2024, phường Quỳnh Mai chú trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả của các mô hình “Công dân học tập”, “Gia đình học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập theo hướng tiếp cận Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong điều kiện triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021 - 2030.
Một số hoạt động thực tế trong công tác triển khai chủ trương xây dựng xã hội học tập ở thành phố Hà Nội
Phát huy khả năng sáng tạo từ mô hình “Công dân học tập”
Kế hoạch số 290/KH-UBND, ngày 5-12-2023, của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, về thực hiện Chương trình “Xây dựng mô hình công dân học tập” giai đoạn 2021 - 2030 nêu tinh thần: Thúc đẩy việc học tập thường xuyên, học suốt đời để con người phát triển toàn diện, phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào;…
Kế hoạch được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, đến năm 2025, phấn đấu đạt 100% cán bộ, hội viên Hội Khuyến học thành phố được học tập, quán triệt các tiêu chí xây dựng mô hình “Công dân học tập”; 40% người lớn trong “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” trên địa bàn các phường, các quận, huyện, thị xã được công nhận đạt danh hiệu “Công dân học tập”. Trong giai đoạn này, thành phố cũng phấn đấu có 70% số người dân đạt danh hiệu “Công dân học tập” đều phải có những kỹ năng số đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của Chương trình chuyển đổi số quốc gia, trong đó 60% thành thạo kỹ năng số để tự cập nhật thông tin về tiêu chí đánh giá “Công dân học tập” trên môi trường số hóa.
Giai đoạn đến năm 2030, thành phố sẽ tiếp tục quán triệt đến toàn thể cán bộ, hội viên Hội Khuyến học thành phố về hiệu quả việc xây dựng mô hình “Công dân học tập”; 60% người lớn trong “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, 80% cán bộ, công chức, người lao động trong “Đơn vị học tập” các phường, các quận được công nhận đạt danh hiệu “Công dân học tập”; 90% người đạt danh hiệu “Công dân học tập” đều phải có những kỹ năng số đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của Chương trình chuyển đổi số quốc gia, trong đó 80% thành thạo kỹ năng số để tự cập nhật thông tin về tiêu chí đánh giá “Công dân học tập” trên môi trường số hóa.
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng mô hình “Công dân học tập”
Mô hình “Công dân học tập” có nhiều ý nghĩa trong việc đẩy mạnh phong trào xây dựng xã hội học tập và nhiều địa phương đang nỗ lực triển khai.
Tiếp nối và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ công cuộc xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn 2021 - 2030, Thành ủy đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 290/KH-UBND, ngày 16-12-2021, thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030” thành phố Hà Nội. Ban Chỉ đạo xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030 cấp quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn đều được kiện toàn. Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 139/KH-UBND, ngày 6-5-2022, đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022 - 2025 và các năm tiếp theo. Hiện nay, thành phố Hà Nội có 579 trung tâm học tập cộng đồng.
Xác định xây dựng xã hội học tập là mục tiêu phát triển giáo dục
Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng xã hội học tập, thành phố Hà Nội luôn dành ưu tiên cho công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập và đã thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương về vấn đề này. Theo đó, Thành ủy Hà Nội đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn thành phố triển khai, thực hiện cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, chính sách của Nhà nước về xây dựng xã hội học tập thành các kế hoạch, chương trình công tác của thành phố.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Thành ủy đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, các cấp, ngành của thành phố đã có sự phối hợp tích cực và đạt được những kết quả, thành tích tốt trong giai đoạn vừa qua, đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng đa dạng của người dân Thủ đô, góp phần hoàn thành các mục tiêu Trung ương đã đề ra.
Phấn đấu để Thủ đô Hà Nội gia nhập mạng lưới “Thành phố học tập” của UNESCO
Hiện nay, thành phố Hà Nội đã hoàn thành cả 4 mục tiêu cơ bản của Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” (theo Quyết định số 89/QĐ-TTg, ngày 9-1-2013 của Thủ tướng Chính phủ), trong đó, nhiều chỉ tiêu cao hơn tỷ lệ chung của cả nước; 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở mức độ 3. Để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, thành phố Hà Nội trực thuộc trung ương, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và mỗi công dân cần tập trung vào các nội dung sau:
- Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và hiệu quả của công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập và mô hình học tập trong điều kiện nền kinh tế số, xã hội số; thi đua học tập suốt đời; phát huy sáng kiến, giải pháp khuyến khích và phát triển văn hóa học tập trong cộng đồng.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách hỗ trợ và đẩy mạnh hoạt động của các thiết chế giáo dục chính quy và không chính quy, thiết chế văn hóa, các trung tâm học tập cộng đồng, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các đối tượng học tập suốt đời.
- Triển khai toàn diện, đồng bộ các giải pháp và tập trung nguồn lực, huy động sự tham gia, phối hợp của các tổ chức, cá nhân trong việc thúc đẩy học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập, hoàn thành các mục tiêu của Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”.
- Thi đua nâng cao năng lực sử dụng các công nghệ học tập hiện đại, chuyển đổi số trong các hoạt động học tập suốt đời; nâng cao năng lực số và năng lực sử dụng ngoại ngữ cho người dân, thực hiện học tập mọi lúc, mọi nơi bằng mọi phương pháp để phục vụ cho công việc. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động học tập suốt đời, xây dựng mô hình “Công dân học tập”, trong thời kỳ chuyển đổi số. Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhấn mạnh việc cần xây dựng trang thông tin điện tử, học liệu mở, chuyên đề... phần mềm nhằm nâng cao hiểu biết cho hội viên, người dân và thực hiện số hóa việc thu thập minh chứng, cho điểm, đánh giá, tổng hợp, báo cáo... việc thực hiện các tiêu chí xây dựng mô hình “Công dân học tập” theo các mục tiêu của chương trình; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai thực hiện hiệu quả chương trình.
- Thi đua đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị và xây dựng mô hình công dân học tập; xây dựng văn hóa học tập.
- Thi đua tiếp cận kịp thời các xu thế và kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực giáo dục, học tập suốt đời, học tập trực tuyến trong hệ thống giáo dục mở, học tập từ xa, tích cực tham gia thành phố học tập toàn cầu.
- Xây dựng, ban hành các chính sách thu hút, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức, cá nhân vào công tác xây dựng xã hội học tập; chính sách hỗ trợ người học có hoàn cảnh khó khăn, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật.
- Triển khai công tác tập huấn, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc xây dựng mô hình “Công dân học tập” gắn với việc thực hiện Kế hoạch số 290/KH-UBND, ngày 16-12-2021 của Ủy ban nhân dân thành phố triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tổ chức các hội nghị tập huấn, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước liên quan khuyến học, khuyến tài, xây dựng mô hình “Công dân học tập” cho những đối tượng trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau, phù hợp với trình độ học vấn và đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng.
Hà Nội đẩy mạnh phát triển ngành “công nghiệp không khói” trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng  (02/10/2024)
Thành phố Hà Nội chú trọng phát triển chất lượng giáo dục thường xuyên  (01/10/2024)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm