"Hà Nội đang khẳng định là đô thị lớn của khu vực và thế giới"
Chặng đường dài 60 năm sau ngày giải phóng, Hà Nội với biết bao thăng trầm, khó khăn, nhọc nhằn trong xây dựng và kiến thiết. Ngày nay, Hà Nội đã trở thành đô thị lớn, mang tầm khu vực và thế giới, được vinh danh “Thành phố vì hòa bình”.
Hà Nội đang tưng bừng đón chào ngày hội lớn, cũng là dịp để nhìn lại, tự hào và kiêu hãnh với những thành công đạt được. Nhân dịp 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng chí Nguyễn Thế Thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội trả lời phỏng vấn báo chí.
- Thưa đồng chí, ai cũng nói thành phố Hà Nội phát triển mạnh, nhưng để một người dân bình thường có thể biết và cảm nhận được là điều gì?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo: Tôi cũng nghĩ như vậy, nếu nói một cách chung chung thì khó có thể biết Hà Nội phát triển mạnh như thế nào. Có lẽ, việc này cần có cả sự cảm nhận bằng da, bằng thịt từ phía người dân. Xét về tổng thể và ở khu vực thành thị thì tôi chưa đề cập, mà tôi muốn nhấn mạnh đến khu vực đông đảo người dân ở vùng nông thôn, lao động nghèo luôn được thành phố quan tâm và có nhiều khởi sắc.
Cụ thể hơn là, giá trị sản xuất nông nghiệp nay đạt gần 200 triệu đồng/ha, gấp 1,63 lần; thu nhập bình quân đầu người vùng nông thôn đạt 21,36 triệu đồng/năm, tăng 2,6 lần so với năm 2008 (Hà Nội mở rộng địa giới hành chính). Mỗi năm Hà Nội giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 140.000 lao động.
- Đồng chí có thể cho biết, Hà Nội có tầm ảnh hưởng như thế nào với cả nước?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo: Ở góc độ này chúng ta cũng đã có nhiều báo cáo đánh giá tổng kết, hội thảo khoa học ở nhiều cấp và đều khẳng định, Hà Nội ngày nay thế và lực vươn lên rất nhiều, là Thủ đô trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học - công nghệ và giao lưu quốc tế.
Hà Nội đã đạt được nhiều thành công lĩnh vực kinh tế, mức tăng trưởng hàng năm cao, tăng bằng 1,5 lần so với trung bình cả nước; tổng sản phẩm bằng 10% GDP; thu ngân sách chiếm 20% của cả nước. Thông qua đó, Hà Nội luôn giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội, tạo động lực giúp xã hội phát triển.
- Với một đô thị xen lẫn kiến trúc “kim-cổ”, cộng thêm là đường xá nhỏ hẹp, Hà Nội luôn phải “chạy theo” xu thế, vậy công tác quy hoạch đang đi theo hướng nào?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo: Công tác quy hoạch xây dựng và phát triển giao thông có thể nói là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Hà Nội từ sau ngày giải phóng nhỏ bé, với lượng dân số ít, nay đã trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới, với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Hà Nội đang thay da đổi thịt hàng ngày, to đẹp hơn, đàng hoàng hơn, như mong muốn của Bác Hồ kính yêu.
Để bảo vệ kiến trúc, không gian phố cổ và chống quả tải nội đô, Hà Nội đang phát triển mạnh và rất sầm uất các khu đô thị, các trung tâm thương mại lớn, công sở, trường học ở vùng lân cận. Thành phố sẽ tận dụng phát triển tối đa không gian ngầm và trên cao để xây dựng các công trình, đường giao thông, đường sắt nối trung tâm với vùng ven. Thời gian qua, bằng hệ thống cầu vượt nhẹ và các trục đường hướng tâm, vành đai đã cơ bản giải quyết ách tắc giao thông cho Thủ đô.
- Hà Nội đã xây dựng được thương hiệu, hình ảnh, hay là môi trường sống như thế nào trong mắt bạn bè năm châu, thưa đồng chí?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo: Với bề dày truyền thống ngàn năm văn hiến, Hà Nội đang xây dựng đô thị bản sắc riêng, hướng đến thân thiện và hiện đại. Thời gian qua nhiều tổ chức quốc tế đánh giá Hà Nội là “thành phố đáng đến, đáng sống”. Thủ đô Hà Nội được UNESCO tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
Hà Nội tăng cường giao lưu, mở rộng quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược, tin cậy với trên 100 Thủ đô, thành phố, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Bằng suy nghĩ và cảm nhận của riêng mình, tôi thấy những năm qua là chặng đường vô cùng gian khó, thử thách và đầy cam go của chính quyền. Tuy nhiên, với trọng trách lớn, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân Thủ đô đã phấn đấu xây dựng được những thành tựu rất to lớn, tạo thế lực xứng tầm, không phụ lòng nhân dân cả nước.
- Với khối lượng công việc “khổng lồ” chắc hẳn sẽ có rất nhiều bất cập, yếu kém. Vậy đồng chí có thể cho biết điểm hạn chế nào là lớn nhất của Thủ đô?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo: Tôi nghĩ, để liệt kê những tồn tại, hạn chế và việc chưa làm được thì rất nhiều vì Hà Nội luôn tập trung đông người, nên các vấn đề phức tạp luôn nảy sinh.
Theo tôi, bên cạnh những thành công, thành tựu, thì thách thức luôn được đặt ra với Hà Nội, là thành phố trung tâm với tiềm năng, thế mạnh rất lớn, nhưng thời gian qua trong phát triển thị trường chưa phát huy tương xứng.
Bên cạnh đó, đây là thành phố trung tâm về khoa học - công nghệ, là thế mạnh rất lớn, nhưng Hà Nội chưa phát huy được hiệu quả và nếu đánh giá khách quan là còn nhiều tồn tại, thiếu sót, tới đây cần khắc phục.
- Thời gian tới Hà Nội quan tâm những vấn đề nào thưa đồng chí?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo: Trong thời gian qua cũng như tới đây, thành phố tiếp tục chú trọng và quan tâm tới những vấn đề xã hội, ổn định an ninh trật tự, chăm lo đời sống nhân dân và giải quyết việc làm nhiều hơn nữa.
Thành phố đặc biết tập trung huy động các nguồn lực, đẩy mạnh tái cơ cấu toàn diện nền kinh tế theo hướng trọng tâm, xử lý ô nhiễm môi trường, đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là đẩy mạnh môi trường sản xuất - kinh doanh để làm sao huy động được nguồn lực đầu tư, trong đó thực hiện các chiến lược như: Cải cách hành chính; đầu tư đột phá hạ tầng kỹ thuật; xây dựng nông thôn mới; công tác quy hoạch, huy động vốn phát triển đô thị, khắc phục bất cập, trong đó chú trọng hạ tầng giao thông, bảo vệ môi trường giao thông.
- Vậy đồng chí có thể cho biết một số giải pháp chủ yếu của Hà Nội trong thời gian tới?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo: Một trong những giải pháp quan trọng và quyết định chính là Hà Nội sẽ chú trọng xây dựng hệ thống chính trị, trọng tâm là cải cách hành chính, nâng cao năng lực hiệu quả quản lý chính quyền các cấp, đồng thời trên cơ sở đó đẩy mạnh thi đua, không những phát huy sức mạnh của các cấp chính quyền mà cần huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân, để vượt lên dành thành công trong sự nghiệp phát triển.
- Theo đồng chí, thời gian qua báo chí, truyền thông đã góp phần như thế nào đối với phát triển Thủ đô?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo: Thay mặt chính quyền thành phố Hà Nội, tôi trân trọng cảm ơn sự hợp tác, ủng hộ và đánh giá cao vai trò của các cơ quan báo chí Trung ương, Hà Nội và cả nước. Báo chí đã cổ vũ, động viên và phát hiện kịp thời những vướng mắc cơ sở, giúp cho công tác điều hành nhanh nhạy và thực sự là động lực giúp cho thành phố phát triển. Tôi gửi gắm và mong muốn báo chí tiếp tục sát cánh cùng Hà Nội, chung tay xây dựng Thủ đô ngày càng phát triển, xứng tầm và là nơi đến hấp dẫn cho người dân trong nước và thế giới.
- Xin trân trọng cảm ơn đồng chí./.
Tám mươi ngày đấu tranh, tiếp quản Thủ đô Hà Nội  (10/10/2014)
Tám mươi ngày đấu tranh, tiếp quản Thủ đô Hà Nội  (10/10/2014)
Tám mươi ngày đấu tranh, tiếp quản Thủ đô Hà Nội  (10/10/2014)
Phong trào xây dựng Gia đình văn hóa ở Thủ đô Hà Nội  (10/10/2014)
Phong trào xây dựng Gia đình văn hóa ở Thủ đô Hà Nội  (10/10/2014)
- Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia: Động lực quan trọng để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới
- Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Cộng hòa Séc
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư gặp mặt các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm