Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp trong Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương
TCCS - Đội ngũ doanh nhân có vị trí, vai trò quan trọng, là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Để phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong việc thực hiện thành công khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp trong Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương.
Chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương
Ngày 28-4-2023, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/ĐUK của Ban Chấp hành Đảng bộ Khối về “Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng về xây dựng và thực hiện văn hoá doanh nghiệp trong Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương”. Nghị quyết đưa ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp trong Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương.
Trong những năm qua, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương và các cấp ủy đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện Kết luận số 06-KL/ĐUK, ngày 8-6-2012, “Về nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong Khối Doanh nghiệp Trung ương về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở”. Công tác nghiên cứu, quán triệt, triển khai, xây dựng chương trình hành động và ban hành nghị quyết, chỉ thị, kết luận, hướng dẫn của cấp ủy được quan tâm, tổ chức hiệu quả với nhiều hình thức đa dạng, sáng tạo, phù hợp với nhiệm vụ và điều kiện thực tiễn của doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị. Công tác tuyên truyền được thực hiện với nhiều hình thức phong phú, sinh động. Công tác xây dựng văn hóa trong Đảng, trong doanh nghiệp tiếp tục được chú trọng, phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu; nhận thức của cán bộ, đảng viên, người lao động về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp được nâng cao. Việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở đã tạo nên sức mạnh nội sinh trong tiến trình xây dựng và phát triển bền vững của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng, đơn vị trong Khối. Các giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp ngày càng được thấm nhuần, dần trở thành những chuẩn mực đạo đức, lối sống của từng cá nhân và tổ chức trong doanh nghiệp, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, công tác quản lý, điều hành của lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị được nâng lên; kỷ luật, kỷ cương hành chính, thái độ giao tiếp, ứng xử, phục vụ khách hàng có nhiều chuyển biến; môi trường giao tiếp, làm việc được cải thiện.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhận thức về xây dựng và phát triển con người Việt Nam hiện đại ở ở một số cấp ủy chưa đầy đủ; sự lãnh đạo, chỉ đạo còn chưa thường xuyên; chưa kịp thời cụ thể hóa và cập nhật các quy định, quy chế, hướng dẫn; công tác tuyên truyền về thực hiện văn hóa doanh nghiệp chưa liên tục, chất lượng chưa cao. Vai trò nêu gương của lãnh đạo trong thực thi văn hóa doanh nghiệp còn mờ nhạt. Còn có tình trạng một số cán bộ, lãnh đạo của một số tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật bị xử lý theo quy định của Đảng, của pháp luật làm ảnh hưởng đến môi trường văn hóa của doanh nghiệp. Một số cấp ủy, tổ chức đảng ở cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở; chưa đặt đúng vị trí nhiệm vụ xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong mối quan hệ với nhiệm vụ chính trị của đơn vị.
Bên cạnh đó, tư duy phát triển văn hóa doanh nghiệp, xây dựng con người phát triển toàn diện chưa theo kịp những biến đổi nhanh chóng, phức tạp, đa dạng của đời sống, nhất là những chuyển động và tác động của mặt trái cơ chế thị trường. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên, người lao động về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở ở một số doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị chưa được chú trọng. Công tác kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên. Việc biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các mô hình về xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở chưa được quan tâm đúng mức...
Thực tiễn triển khai công tác chỉ đạo, lãnh đạo xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Đảng bộ Vietcombank Sở giao dịch
Thực hiện Kế hoạch số 110-KH/ĐUK của Đảng ủy khối Doanh nghiệp Trung ương và Kế hoạch số 62-KH/ĐU của Đảng ủy Vietcombank về triển khai thực hiện mô hình “Chi bộ bốn tốt, Đảng bộ cơ sở bốn tốt”, Đảng ủy, Ban giám đốc Sở giao dịch Vietcombank thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, phổ biến các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới toàn thể cán bộ, nhân viên, người lao động. Đồng thời, chỉ đạo, xây dựng, rà soát, bổ sung quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức cán bộ ngành ngân hàng, các chuẩn mực hành vi ứng xử của cán bộ, đảng viên, người lao động vào các quy chế, quy định của Vietcombank; nêu gương phê và tự phê nghiêm túc; xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn, đẩy lùi quan liêu, bè phái, mất đoàn kết, chủ nghĩa cơ hội, thực dụng; có các hình thức khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc; định kỳ phát động cuộc thi tìm hiểu văn hóa Vietcombank giữa các chi bộ để mỗi cán bộ, đảng viên, người lao động hiểu rõ vai trò, sức mạnh to lớn của văn hóa doanh nghiệp, từ đó nêu cao trách nhiệm trong xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở.
Tháng 8-2024, Cuộc thi “Vang mãi bản hùng ca - Đảng bộ ta bốn tốt” được tổ chức đã mang lại động lực, truyền thêm ý chí mạnh mẽ cho mỗi cán bộ, đảng viên, góp phần tạo nên môi trường làm việc tích cực, trở thành động lực cho cho mỗi cán bộ, đảng viên hăng hái thi đua làm theo lời Bác. Qua cuộc thi, mỗi cán bộ, đảng viên tại Vietcombank Sở giao dịch như được củng cố thêm niềm tin và lòng tự hào của cán bộ, đảng viên, người lao động Vietcombank trong thời đại mới, qua đó, tăng cường tinh thần đoàn kết, tinh thần khát khao cống hiến, tạo nên sức mạnh vượt qua thử thách, hướng đến thành công. Nhân kỷ niệm 79 năm ngày Cách mạng tháng Tám (19-8-1945 - 19-8-2024) và ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2-9-1945 - 2-9-2024), Đảng bộ Vietcombank Sở giao dịch tổ chức chương trình về nguồn tại Khu di tích lịch sử quốc gia Pò Hèn, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh với sự tham gia đông đủ của các đảng viên và quần chúng ưu tú. Nhân dịp này, Vietcombank Sở Giao dịch đã triển khai chương trình an sinh xã hội “Nghĩa tình biên giới”, trao tặng tài trợ trang thiết bị, cơ sở vật chất có giá trị cùng nhiều phần quà tới gia đình các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Pò Hèn, mong muốn góp một phần động viên, khích lệ các cán bộ, chiến sĩ khắc phục khó khăn, quyết tâm bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ an ninh biên giới quốc gia. Chuyến hành trình về nguồn để lại dư âm đậm nét đối với mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng ưu tú trong toàn Đảng bộ Vietcombank Sở giao dịch, là dịp để Đảng bộ Vietcombank bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với các thế hệ cha anh đã ngã xuống để bảo vệ đất nước, thấm nhuần, hun đúc thêm về truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc và đạo lý uống nước nhớ nguồn. Từ đó giúp mỗi cán bộ, đảng viên và người lao động ý thức rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân trong việc góp phần xây dựng, phát triển đất nước, giữ gìn hình ảnh thương hiệu và thực hiện văn hóa Vietcombank. Có thể thấy, sự lãnh đạo, chỉ đạo và nêu gương của các cấp ủy đảng, Ban Giám đốc Vietcombank Sở giao dịch đóng vai trò quan trọng trong xây dựng và thực hiện văn hóa Vietcombank.
Một số giải pháp trong thời gian tới
Để phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong việc thực hiện thành công khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, trong thời gian tới, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương nói chung, Đảng bộ Vietcombank và Vietcombank Sở giao dịch nói riêng cần chú ý một số giải pháp sau:
Một là, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt, phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước về xây dựng văn hóa, con người Việt Nam, ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng, thực hiện văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở. Xác định xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở là một trong những nhiệm vụ quan trọng của từng doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị. Thường xuyên đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền về văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở trong nội bộ doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị và truyền thông rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội và đại chúng. Đẩy mạnh tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp để mỗi cán bộ, đảng viên, người lao động hiểu rõ vai trò, sức mạnh to lớn của văn hóa doanh nghiệp, từ đó nêu cao trách nhiệm trong xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở. Xác định phát triển văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở là một nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy đảng, ban điều hành và cả hệ thống chính trị tại đảng bộ, gắn mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở với các mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh. Văn hóa doanh nghiệp là giá trị cốt lõi, là tài sản vô hình của doanh nghiệp, góp phần tạo động lực cho người lao động và sự đoàn kết trong doanh nghiệp, đơn vị.
Hai là, coi trọng văn hóa ứng xử trong kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Phát huy truyền thống văn hóa dân tộc và truyền thống của doanh nghiệp, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa kinh doanh trên thế giới để hoàn thiện văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp. Lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng, rà soát, bổ sung quy chế, quy định, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức doanh nhân, chuẩn mực hành vi ứng xử của cán bộ, đảng viên, người lao động vào các quy chế, quy định, điều lệ trong doanh nghiệp. Cần nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung chiến lược, kế hoạch sản xuất - kinh doanh, nội quy, quy chế làm việc,…phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp, tạo cơ sở để tổ chức và thực hiện văn hóa doanh nghiệp. Coi trọng đạo đức công vụ, đạo đức kinh doanh gắn với kỷ luật, kỷ cương trong từng doanh nghiệp; đẩy mạnh xây dựng văn hóa trong lãnh đạo, quản lý, nêu cao ý thức thượng tôn pháp luật gắn với trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân.
Ba là, cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo nhân rộng các mô hình, điển hình tiêu biểu, cách làm hay trong thực hiện văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở; khuyến khích cán bộ, đảng viên, người lao động giao lưu, chia sẻ những giải pháp, cách làm hiệu quả trong thực thi công vụ, nhiệm vụ được giao. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18-5-2021, của Bộ Chính trị, về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15-5-2016, của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), các kết luận, quy định của Hội nghị Trung ương khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Cấp ủy, lãnh đạo các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm các quy định của Trung ương và Đảng ủy Khối về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt các cấp trong việc chấp hành các quy định, quy tắc về chuẩn mực đạo đức, ứng xử của ngành, đơn vị. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, chú trọng giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, thái độ giao tiếp, ứng xử của cán bộ, đảng viên, người lao động. Tổ chức sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chuyên đề của chi bộ về việc thực hiện các quy chế, quy định văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở.
Bốn là, triển khai, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở gắn với công tác xây dựng đảng. Đưa việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở của các cấp ủy đảng là một trong những nội dung đánh giá, xếp loại tổ chức đảng và đảng viên hằng năm. Cấp ủy, lãnh đạo các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở của cán bộ, đảng viên, người lao động. Nghiêm túc, kịp thời nhắc nhở, phê bình, xử lý kỷ luật cán bộ, đảng viên, người lao động có hành vi vi phạm. Các cấp ủy, ban điều hành định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu, những cách làm sáng tạo, hiệu quả trong xây dựng và thực hiện văn hóa doanh nghiệp, văn hóa công sở.
Năm là, xây dựng văn hóa doanh nghiệp gắn chặt với chuyển đổi số, tạo môi trường số trải nghiệm cho cán bộ, đảng viên, người lao động và khách hàng. Đẩy mạnh chuyển đổi số và cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý, điều hành và trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ; cải tiến nội dung, hình thức hội họp theo hướng hiệu quả, tiết kiệm thời gian, kinh phí, bảo mật và an toàn thông tin. Xây dựng môi trường, cảnh quan làm việc xanh, sạch, đẹp, thân thiện. Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. Rà soát, hoàn thiện, bổ sung các quy định quản lý cán bộ, đảng viên, người lao động; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, không để xảy ra sai phạm, tiêu cực trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ, về phong cách, thái độ trong giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp, với khách hàng. Kịp thời giải quyết các nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của cán bộ, đảng viên, người lao động phù hợp với các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tình hình thực tế của doanh nghiệp./.
Thường trực Ban Bí thư Lương Cường làm việc với Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương  (31/07/2024)
Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024 của Đảng ủy Khối các doanh nghiệp Trung ương  (20/07/2024)
Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2024 của Đảng ủy Khối các doanh nghiệp Trung ương  (20/07/2024)
Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18-5-2021 của Bộ Chính trị và trao Giải Búa liềm vàng Khối Doanh nghiệp Trung ương năm 2023  (12/06/2024)
Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18-5-2021 của Bộ Chính trị và trao Giải Búa liềm vàng Khối Doanh nghiệp Trung ương năm 2023  (12/06/2024)
Hoàn thiện pháp luật về xúc tiến thương mại ở Việt Nam hiện nay  (30/04/2024)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển