Quảng Ninh đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở
TCCS - Thời gian qua việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện, gắn với nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Qua đó phát huy tính năng động, sáng tạo và quyền làm chủ thực sự của nhân dân; đóng góp tích cực vào sự phát triển của địa phương.
Bám sát sự chỉ đạo của Trung ương và thực tế tại địa phương, cơ sở, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, qua đó tạo được niềm tin, sự đồng thuận cao của các tầng lớp nhân dân, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã chỉ đạo đổi mới nội dung và hình thức trong công tác phổ biến, quán triệt, tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Quy chế dân chủ. Đồng thời, phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ từ tỉnh đến cơ sở; thường xuyên kiện toàn, phân công nhiệm vụ phụ trách theo địa bàn, lĩnh vực cho các thành viên; hằng năm đều chủ động xây dựng chương trình hoạt động, hướng dẫn đánh giá các tiêu chí và mô hình điển hình về thực hiện Quy chế dân chủ để triển khai tới từng loại hình cơ sở.
Thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, tất cả những vấn đề có liên quan đến người dân, tổ chức và doanh nghiệp được niêm yết, công khai bằng nhiều hình thức, tạo điều kiện cho người dân biết, tham gia đóng góp ý kiến và triển khai thực hiện. Hội đồng nhân dân các cấp đã có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả hoạt động, phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện và mở rộng dân chủ trực tiếp; hơn 6 năm qua đã ban hành hàng trăm nghị quyết, tổ chức thực hiện gần 100 cuộc giám sát chuyên đề, giám sát giải quyết kiến nghị của cử tri và 97 cuộc giám sát, khảo sát thường xuyên, không báo trước về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, những vấn đề được dư luận, cử tri và nhân dân quan tâm. Quảng Ninh là địa phương thực hiện tốt dân chủ trong tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu HĐND các cấp; tổ chức đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 trên địa bàn và là tỉnh đầu tiên trong cả nước thực hiện đồng loạt bầu trưởng thôn, bản, khu phố nhiệm kỳ 2022 - 2025. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn được quan tâm thực hiện có hiệu quả. Các xã, phường, thị trấn đã tổ chức niêm yết các nội dung công khai theo đúng quy định; tổ chức tuyên truyền, duy trì các cuộc họp thôn, bản, khu phố bằng hình thức phù hợp để nhân dân tham gia bàn và quyết định trực tiếp các nội dung bảo đảm dân chủ.
Quảng Ninh đã triển khai thực hiện lấy ý kiến đồng thuận của nhân dân trong giải phóng mặt bằng các công trình, dự án động lực của tỉnh, như: Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách Quốc tế Hạ Long, hệ thống đường cao tốc nối dài từ Hải Phòng - Hạ Long; Hạ Long - Vân Đồn và Vân Đồn - Móng Cái; Đề án sáp nhập: 01 đơn vị hành chính cấp huyện (huyện Hoành Bồ sáp nhập và thành phố Hạ Long), 16 đơn vị hành chính cấp xã, sáp nhập đổi tên 91 thôn, bản, khu phố... Quá trình sát nhập đã bảo đảm đúng quy trình dân chủ từ khâu xây dựng đề án, phương án sáp nhập, tổ chức nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, lấy ý kiến của người dân, tuyên truyền nâng cao nhận thức rõ lợi ích của việc sắp xếp lại thôn, bản, khu phố. Việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở trong các cơ quan hành chính nhà nước luôn gắn liền với chương trình cải cách hành chính. Với sự vận hành hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, 13/13 trung tâm hành chính công cấp huyện và 177/177 bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã đã thực hiện tốt việc công khai, minh bạch từ khâu tiếp nhận, giải quyết đến trả kết quả cho tổ chức, công dân; tỷ lệ giải quyết thủ tục hành chính đúng hạn, trước hạn và mức độ đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong việc giải quyeất các thủ tục hành chính luôn đạt trên 99%; các hồ sơ quá hạn hầu hết đều có thư xin lỗi đến người dân, tổ chức và doanh nghiệp, qua đây đã góp phần nâng cao các chỉ số đánh giá trong các lĩnh vực cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh, hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 620 cơ quan, đơn vị ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc; 621 bản thỏa ước lao động tập thể. 6 tháng đầu năm 2023, có 37 doanh nghiệp ký kết thỏa ước lao động tập thể lần đầu; nội dung thỏa ước lao động tập thể đã hạn chế được việc sao chép lại các quy định của Nhà nước, đã cụ thể và có lợi hơn cho người lao động.
Để việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở ngày càng được lan tỏa sâu rộng, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, như lồng ghép qua các hội nghị của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân các tổ chức chính trị - xã hội, các cuộc họp của thôn, bản, khu phố để toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, nhân dân biết, thực hiện và theo dõi, kiểm tra, giám sát, phản biện việc tổ chức thực hiện của chính quyền. Những nội dung công khai để nhân dân biết được chính quyền cơ sở thực hiện nghiêm túc; niêm yết công khai, minh bạch các quy hoạch, kế hoạch bồi thường giải phóng mặt bằng, các chính sách về an sinh xã hội, các khoản thu phí, lệ phí, các quy định về thủ tục hành chính... Đặc biệt, các cấp ủy, chính quyền cơ sở đã quan tâm mở rộng dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia bàn, thảo luận và tự quyết định trực tiếp về chủ trương, mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi trong xây dựng nông thôn mới, bình chọn các đối tượng được hưởng chính sách xã hội... Những cuộc bàn, thảo luận này thường được thực hiện thông qua cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình tại các thôn, bản, khu phố; bảo đảm công khai, thảo luận dân chủ, kết hợp với thuyết phục, vận động, tạo được sự thống nhất cao của nhân dân. Các nội dung đã quyết định được tổ chức thực hiện và mang lại hiệu quả thiết thực cho thôn, bản, khu phố.
Với tinh thần tăng cường và đổi mới trong công tác dân vận, cả hệ thống chính trị đã hướng mạnh về cơ sở, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Các cơ quan nhà nước, chính quyền các cấp tập trung đổi mới hoạt động quản lý, điều hành theo hướng tăng cường hiệu lực, hiệu quả, công khai, minh bạch, dân chủ, thân thiện và gần dân. Công tác chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở được quan tâm triển khai nghiêm túc, có nhiều đổi mới, hướng vào những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh; qua đó góp phần quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Nhờ nỗ lực đưa Quy chế dân chủ ở cơ sở vào cuộc sống của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể đã góp phần tạo không khí dân chủ, đồng thuận, tin tưởng, đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân. Vai trò tự quản của thôn, bản, khu phố, tổ dân ngày càng được thể hiện rõ. Ý thức, trách nhiệm phục vụ nhân dân của các cấp chính quyền tốt hơn, phong cách “trọng dân, học dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân” được chú trọng. Người dân trong tỉnh ngày càng tin tưởng vào sự điều hành của bộ máy chính quyền, thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ công dân./.
Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, hiện thực hóa mục tiêu phát triển của tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050  (24/10/2023)
Hoạt động đối ngoại của tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện  (24/10/2023)
Thực trạng và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030, tầm nhìn năm 2045  (20/10/2023)
Tăng cường công tác quy hoạch, tạo bước đột phá trong phát triển  (17/10/2023)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay