Agribank tích cực triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
TCCS - 9 tháng đầu năm 2023, Agribank nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ nền kinh tế vượt khó, nỗ lực kinh doanh an toàn, hiệu quả, giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Quốc hội, Chính phủ.
Giảm mạnh lãi suất cho vay, chia sẻ khó khăn với khách hàng
Trong những tháng đầu năm 2023, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do tác động nhiều chiều từ những khó khăn trong nước và quốc tế sau 2 năm đại dịch COVID-19. Đứng trước những khó khăn chung của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, chủ động, kịp thời, hiệu quả, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng.
Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành với mức giảm 0,5-2,0%/năm nhằm định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường, tăng khả năng tiếp cận vốn của nền kinh tế, và tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất cho vay, góp phần tăng cường đầu tư xã hội, hỗ trợ sản xuất, tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm.
Về phía các tổ chức tín dụng cũng đang nỗ lực không ngừng triển khai mọi giải pháp để hỗ trợ, đẩy vốn ra nền kinh tế thông qua các gói vay ưu đãi, thủ tục vay nhanh gọn, tiện lợi hơn.
Với vai trò là một ngân hàng thương mại nhà nước đi đầu trong thực thi chính sách của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Agribank nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ nền kinh tế vượt khó, nỗ lực kinh doanh an toàn, hiệu quả, giảm lãi suất cho vay hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Trên cơ sở tiết giảm chi phí và giảm lãi suất huy động, Agribank đã 5 lần điều chính giảm lãi suất cho vay từ đầu năm đến nay, theo đó đã giảm lãi suất 1,3-2,5%/năm đối với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; giảm 2-3%/năm đối với lĩnh vực tiêu dùng; giảm 3-4%/năm đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản…
Với mức lãi suất cho vay hiện nay, Agribank mong muốn được chia sẻ khó khăn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tối ưu chi phí vay, kịp thời bổ sung nguồn vốn tái cơ cấu hoạt động.
Tuy hoạt động ngân hàng cũng đối mặt với nhiều khó khăn do chịu tác động từ nền kinh tế, nhưng Agribank chấp nhận cắt giảm lợi nhuận, sẵn sàng chia sẻ khó khăn, đồng hành với người dân, doanh nghiệp và nền kinh tế. Ước tính, Agribank tiết giảm hơn 1.000 tỷ đồng để giảm lãi suất cho vay, với 2,2 triệu khách hàng được hỗ trợ.
Triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế
Ngày 15-7-2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 105/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, siết chặt kỷ luật, kỷ cương. Một trong các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đó là hỗ trợ dòng tiền, giảm chi phí và tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, người dân.
Tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của khách hàng, đặc biệt là người dân tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, đồng thời hạn chế tín dụng đen, từ năm 2019, Agribank triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng với quy mô 5.000 tỷ đồng, cho vay tối đa 30 triệu đồng không có tài sản bảo đảm. Đến nay doanh số của chương trình đã vượt xa quy mô, đạt hơn 76.000 tỷ đồng với số khách hàng vay vốn hơn 834.000 khách hàng, dư nợ 1.617 tỷ đồng với gần 82.000 khách hàng.
Bên cạnh các giải pháp giảm lãi suất, năm 2023, Agribank đồng thời triển khai nhiều chính sách, chương trình tín dụng ưu đãi dành cho nhiều đối tượng khách hàng. Cụ thể, chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, đến nay đã cơ cấu lại nợ cho hơn 3.700 khách hàng với tổng dư nợ 33.607 tỷ đồng.
Triển khai hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP, Agribank đã hỗ trợ lãi suất cho 829 khách hàng; doanh số cho vay 13.312 tỷ đồng, dư nợ 4.564 tỷ đồng, số tiền hỗ trợ lãi suất 77 tỷ đồng.
Ngoài ra để hỗ trợ khách hàng trả nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch COVID-19, Agribank không áp dụng lãi suất phạt quá hạn, lãi chậm trả, các loại phí từ ngày phát sinh nợ quá hạn đến ngày khách hàng thực hiện trả nợ.
Các chương trình tín dụng lãi suất thấp được Agribank triển khai tích cực với quy mô gần 10.000 tỷ đồng, đối tượng đa dạng như chương trình tín dụng ưu đãi dành cho lĩnh vực lâm thủy sản, khách hàng xuất nhập khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lớn, nhà ở xã hội, cán bộ hưởng lương từ ngân sách nhà nước, cán bộ nhân viên ngành y tế…
Đối với chương trình tín dụng ưu đãi cho vay nhà ở xã hội theo Nghị quyết số 33/NQ-CP, đến nay, Agribank đã phê duyệt 2 dự án nhà ở xã hội với số tiền phê duyệt 1.000 tỷ đồng, dư nợ 78 tỷ đồng. Agribank còn giảm tới 3% lãi suất cho khách hàng vay vốn với mục đích kinh doanh bất động sản gặp khó khăn còn dư nợ trong thời gian 31-1-2023 đến 31-12-2024.
Trong thời gian tới, Agribank tiếp tục triển khai có hiệu quả các chính sách hỗ trợ, gia tăng khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp theo chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, nỗ lực tiết giảm chi phí, tiếp tục giảm lãi suất đầu vào để giảm lãi suất cho vay, đồng thời đa dạng hóa sản phẩm tín dụng phù hợp với các đối tượng khách hàng, theo từng ngành nghề, lĩnh vực và địa bàn./.
Ánh Tuyết (tổng hợp)
Agribank cho vay trả nợ trước hạn khoản vay tại các ngân hàng khác  (04/10/2023)
Agribank dành 1,833 tỷ đồng tặng tân sinh viên 2023  (28/08/2023)
Agribank dành hơn 60.000 tỷ đồng triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ khách hàng  (24/08/2023)
Agribank - Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2023  (21/08/2023)
Agribank triển khai chương trình tín dụng 3.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực lâm sản, thủy sản  (08/08/2023)
Đẩy mạnh tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển  (24/07/2023)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay