Mộc Châu: Nông dân làm giàu nhờ các mô hình kinh tế trang trại, gia trại
15:04, ngày 18-04-2019
TCCSĐT - Mộc Châu là một huyện vùng cao của tỉnh Sơn La với hơn 80% dân số là đồng bào các dân tộc thiểu số. Được sự quan tâm đầu tư, định hướng của Đảng, Nhà nước, trong những năm gần đây, các mô hình kinh tế trang trại, gia trại của nông dân huyện Mộc Châu đã có sự phát triển mạnh mẽ; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Đa dạng, phong phú các mô hình kinh tế trang trại, gia trại
Nhiều năm trở lại đây, kinh tế trang trại, gia trại ở huyện Mộc Châu đã và đang khẳng định được vị thế trong khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế nông thôn.
Là một huyện miền núi được thiên nhiên ưu đãi về đất đai và khí hậu nên ở Mộc Châu xuất hiện sớm một số mô hình kinh tế trang trại, gia trại chăn nuôi, trồng trọt và chuyên canh thủy sản. Sự phát triển kinh tế gia trại, trang trại là cách làm hiệu quả trong việc dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giao đất gắn với khai thác những tiềm năng tự nhiên sẵn có của từng xã, thị trấn. Hiện nay, toàn huyện có gần 100 trang trại đạt yêu cầu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê quy định. Bên cạnh đó là nhiều mô hình trang trại, gia trại ở nhiều quy mô khác nhau. Tính chung trên địa bàn toàn huyện, tổng diện tích đất của các trang trại, gia trại đang sử dụng là 256ha. Ngoài tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình, các trang trại còn tạo việc làm cho hàng trăm lao động của địa phương.
Điển hình là mô hình trang trại của gia đình anh Cao Văn Công ở bản Áng, xã Đông Sang. Ngày đầu, anh Công đầu tư mua 3ha đất đồi trọc của bà con trong bản để xây dựng trang trại chăn nuôi lợn. Sau đó, anh Công mở rộng diện tích trang trại; chuyển từ chăn nuôi lợn sang nuôi gà thịt, gà đẻ trứng và chuyên canh các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như xoài, nhãn, dâu tây, mắc ca… Đến nay, mô hình trang trại của gia đình anh Cao Văn Công đã có quy mô 10ha, với các loại cây ăn quả và nhiều loại vật nuôi khác. Bình quân mỗi năm, trang trại của anh Công cho thu nhập trên 4 tỷ đồng; tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động, mức thu nhập vào khoảng 4 triệu đồng/người/tháng.
Cũng đi lên từ kinh tế trang trại, song gia đình ông Đặng Văn Thắm ở khu Vườn Đào 1, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu lại lựa chọn mô hình nuôi bò sữa. Từ diện tích đất đồi của gia đình, trên có sở hướng dẫn của cán bộ khuyến nông và học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, gia đình ông Thắm đã đầu tư xây dựng hệ thống chuồng nuôi đạt chuẩn. Từ 6 con bò sữa đầu tiên, hiện nay đàn bò sữa của gia đình ông Đặng Văn Thắm phát triển lên đến 45 con với sản lượng trên 100 tấn sữa mỗi năm, thu nhập hơn 2 tỷ đồng. Ông Thắm cho biết, chăn nuôi bò sữa ở đây thuận lợi là có vùng nguyên liệu lớn, sản phẩm sữa bò làm ra luôn được các công ty chủ động thu mua với mức giá hợp lý nên hiệu quả kinh tế thu được từ nuôi bò sữa là khá cao và ổn định.
Với quyết tâm làm giàu ngay trên chính quê hương mình, ông Nguyễn Văn Hồng tự mày mò nghiên cứu và xây dựng thành công mô hình phát triển kinh tế trang trại tổng hợp gồm chăn nuôi bò sinh sản; nuôi lợn thịt và nuôi cá tầm quy mô lớn. Nhờ thực hiện đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và coi trọng khâu vệ sinh chuồng trại nên các loại sản phẩm trong trang trại của ông Nguyễn Văn Hồng luôn bảo đảm chất lượng và được thị trường đánh giá cao. Trung bình mỗi năm, sau khi trừ các loại chi phí, gia đình ông Hồng còn thu về hơn 1 tỷ đồng từ mô hình trang trại tổng hợp.
Được biết, đây chỉ là ba trong số hàng trăm mô hình kinh tế trang trại, gia trại tiêu biểu trên địa bàn huyện miền núi Mộc Châu. Để các mô hình kinh tế trang trại, gia trại phát triển ổn định, các hộ làm trang trại đã thường xuyên tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm giúp đỡ nhau trong sản xuất. Các trang trại, gia trại không chỉ sản xuất ra sản phẩm hàng hoá với khối lượng lớn mà còn chủ động ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Cùng với các biện pháp hỗ trợ, chủ các trang trại, gia trại đã có sự nhạy bén năng động, chủ động trong nắm bắt thông tin, tìm hiểu thị trường, để sản xuất những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy, theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, giá trị sản xuất của các trang trại, gia trại trên địa bàn huyện Mộc Châu đều tăng lên qua các năm.
Tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nông dân
Thực tế cho thấy, việc đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, gia trại ở huyện Mộc Châu thời gian qua đã mang lại những hiệu quả to lớn. Nhiều diện tích đất trống, đồi trọc trồng cây lương thực kém năng suất, sau khi chuyển sang làm trang trại, gia trại với các loại cây trồng, vật nuôi đa dạng đã cho hiệu quả kinh tế gấp 4 - 5 lần. Tại nhiều nơi như thị trấn Nông trường Mộc Châu và các xã Đông Sang, Chiềng Sơn, Tân Lập, Phiêng Luông, Tà Lại, Quy Hướng, Song Khủa…, việc phát triển kinh tế trang trại, gia trại được thực hiện gắn với các chương trình, dự án trọng điểm như chăn nuôi lợn xuất khẩu, nuôi trồng thủy sản... Theo đó, đến nay cơ bản các mô hình kinh tế trang trại, gia trại trên địa bàn huyện Mộc Châu đang phát huy hiệu quả, vừa mang lại thu nhập cao, tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động vừa khai thác những lợi thế về đất đồi rừng và diện tích ao hồ, mặt nước.
Những năm qua, Mộc Châu có bước phát triển mang tính đột phá toàn diện cả trang trại, gia trại chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp và thủy sản, tạo ra một diện mạo mới về kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Theo thống kê, đến giữa năm 2017, tổng vốn sản xuất của trang trại, gia trại ở Mộc Châu là gần 76.500 triệu đồng. Trong đó, các mô hình chăn nuôi bò dẫn đầu về hiệu quả kinh tế, bao gồm cả nuôi bò sữa và bò thịt. Hiện nay, toàn huyện Mộc Châu đang có trên 500 hộ chăn nuôi bò sữa với gần 17,5 nghìn con bò cái nền, có trên 12,5 nghìn con vắt sữa, cho trên 65 nghìn tấn sữa tươi; doanh thu từ bò sữa mang lại mỗi năm khoảng 2,2 nghìn tỷ đồng. Trung bình mỗi hộ nuôi từ 15 - 20 con; nhiều hộ có sản lượng sữa hằng năm từ 150 - 200 tấn sữa tươi/năm, giá trị kinh tế thu được lên tới hàng tỷ đồng; số lượng hộ nuôi bò sữa đạt doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên là gần 200 hộ. Đàn bò thịt của các địa phương cũng đạt trên 42.000 con với hàng trăm hộ nuôi trang trại từ 10 - 50 con…
Hiệu quả phát triển kinh tế trang trại, gia trại ở huyện miền núi Mộc Châu đã trực tiếp góp phần khai thác tốt diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa; huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân; nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hóa, tạo ra các vùng sản xuất tập trung. Đặc biệt, hiệu quả thu được từ kinh tế trang trại, gia trại đã góp phần từng bước đưa sản xuất nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lẻ, tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn gắn với thị trường tiêu thụ, mở ra hướng làm giàu cho nông dân.
Để tạo sự bền vững trong phát triển nông nghiệp nói chung, trang trại nói riêng, thời gian tới, Mộc Châu sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại; đẩy nhanh việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại, hộ gia đình theo quy hoạch; tạo điều kiện thuận lợi để các chủ trang trại được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi. Đồng thời, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, điện, thủy lợi,... ở các vùng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho khu vực trang trại; tiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn định hướng đến năm 2020 làm cơ sở huy động nguồn lực và chỉ đạo hỗ trợ các trang trại...
Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự nhạy bén, sáng tạo của người sản xuất, kinh tế trang trại, gia trại sẽ thực sự là hướng làm giàu hiệu quả của nông dân huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La./.
Nhiều năm trở lại đây, kinh tế trang trại, gia trại ở huyện Mộc Châu đã và đang khẳng định được vị thế trong khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động, đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế nông thôn.
Là một huyện miền núi được thiên nhiên ưu đãi về đất đai và khí hậu nên ở Mộc Châu xuất hiện sớm một số mô hình kinh tế trang trại, gia trại chăn nuôi, trồng trọt và chuyên canh thủy sản. Sự phát triển kinh tế gia trại, trang trại là cách làm hiệu quả trong việc dồn điền đổi thửa, tạo điều kiện thuận lợi trong công tác giao đất gắn với khai thác những tiềm năng tự nhiên sẵn có của từng xã, thị trấn. Hiện nay, toàn huyện có gần 100 trang trại đạt yêu cầu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê quy định. Bên cạnh đó là nhiều mô hình trang trại, gia trại ở nhiều quy mô khác nhau. Tính chung trên địa bàn toàn huyện, tổng diện tích đất của các trang trại, gia trại đang sử dụng là 256ha. Ngoài tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình, các trang trại còn tạo việc làm cho hàng trăm lao động của địa phương.
Điển hình là mô hình trang trại của gia đình anh Cao Văn Công ở bản Áng, xã Đông Sang. Ngày đầu, anh Công đầu tư mua 3ha đất đồi trọc của bà con trong bản để xây dựng trang trại chăn nuôi lợn. Sau đó, anh Công mở rộng diện tích trang trại; chuyển từ chăn nuôi lợn sang nuôi gà thịt, gà đẻ trứng và chuyên canh các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như xoài, nhãn, dâu tây, mắc ca… Đến nay, mô hình trang trại của gia đình anh Cao Văn Công đã có quy mô 10ha, với các loại cây ăn quả và nhiều loại vật nuôi khác. Bình quân mỗi năm, trang trại của anh Công cho thu nhập trên 4 tỷ đồng; tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động, mức thu nhập vào khoảng 4 triệu đồng/người/tháng.
Cũng đi lên từ kinh tế trang trại, song gia đình ông Đặng Văn Thắm ở khu Vườn Đào 1, thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu lại lựa chọn mô hình nuôi bò sữa. Từ diện tích đất đồi của gia đình, trên có sở hướng dẫn của cán bộ khuyến nông và học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, gia đình ông Thắm đã đầu tư xây dựng hệ thống chuồng nuôi đạt chuẩn. Từ 6 con bò sữa đầu tiên, hiện nay đàn bò sữa của gia đình ông Đặng Văn Thắm phát triển lên đến 45 con với sản lượng trên 100 tấn sữa mỗi năm, thu nhập hơn 2 tỷ đồng. Ông Thắm cho biết, chăn nuôi bò sữa ở đây thuận lợi là có vùng nguyên liệu lớn, sản phẩm sữa bò làm ra luôn được các công ty chủ động thu mua với mức giá hợp lý nên hiệu quả kinh tế thu được từ nuôi bò sữa là khá cao và ổn định.
Với quyết tâm làm giàu ngay trên chính quê hương mình, ông Nguyễn Văn Hồng tự mày mò nghiên cứu và xây dựng thành công mô hình phát triển kinh tế trang trại tổng hợp gồm chăn nuôi bò sinh sản; nuôi lợn thịt và nuôi cá tầm quy mô lớn. Nhờ thực hiện đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và coi trọng khâu vệ sinh chuồng trại nên các loại sản phẩm trong trang trại của ông Nguyễn Văn Hồng luôn bảo đảm chất lượng và được thị trường đánh giá cao. Trung bình mỗi năm, sau khi trừ các loại chi phí, gia đình ông Hồng còn thu về hơn 1 tỷ đồng từ mô hình trang trại tổng hợp.
Được biết, đây chỉ là ba trong số hàng trăm mô hình kinh tế trang trại, gia trại tiêu biểu trên địa bàn huyện miền núi Mộc Châu. Để các mô hình kinh tế trang trại, gia trại phát triển ổn định, các hộ làm trang trại đã thường xuyên tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm giúp đỡ nhau trong sản xuất. Các trang trại, gia trại không chỉ sản xuất ra sản phẩm hàng hoá với khối lượng lớn mà còn chủ động ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Cùng với các biện pháp hỗ trợ, chủ các trang trại, gia trại đã có sự nhạy bén năng động, chủ động trong nắm bắt thông tin, tìm hiểu thị trường, để sản xuất những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy, theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, giá trị sản xuất của các trang trại, gia trại trên địa bàn huyện Mộc Châu đều tăng lên qua các năm.
Tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nông dân
Thực tế cho thấy, việc đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, gia trại ở huyện Mộc Châu thời gian qua đã mang lại những hiệu quả to lớn. Nhiều diện tích đất trống, đồi trọc trồng cây lương thực kém năng suất, sau khi chuyển sang làm trang trại, gia trại với các loại cây trồng, vật nuôi đa dạng đã cho hiệu quả kinh tế gấp 4 - 5 lần. Tại nhiều nơi như thị trấn Nông trường Mộc Châu và các xã Đông Sang, Chiềng Sơn, Tân Lập, Phiêng Luông, Tà Lại, Quy Hướng, Song Khủa…, việc phát triển kinh tế trang trại, gia trại được thực hiện gắn với các chương trình, dự án trọng điểm như chăn nuôi lợn xuất khẩu, nuôi trồng thủy sản... Theo đó, đến nay cơ bản các mô hình kinh tế trang trại, gia trại trên địa bàn huyện Mộc Châu đang phát huy hiệu quả, vừa mang lại thu nhập cao, tạo việc làm thường xuyên cho nhiều lao động vừa khai thác những lợi thế về đất đồi rừng và diện tích ao hồ, mặt nước.
Những năm qua, Mộc Châu có bước phát triển mang tính đột phá toàn diện cả trang trại, gia trại chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp và thủy sản, tạo ra một diện mạo mới về kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Theo thống kê, đến giữa năm 2017, tổng vốn sản xuất của trang trại, gia trại ở Mộc Châu là gần 76.500 triệu đồng. Trong đó, các mô hình chăn nuôi bò dẫn đầu về hiệu quả kinh tế, bao gồm cả nuôi bò sữa và bò thịt. Hiện nay, toàn huyện Mộc Châu đang có trên 500 hộ chăn nuôi bò sữa với gần 17,5 nghìn con bò cái nền, có trên 12,5 nghìn con vắt sữa, cho trên 65 nghìn tấn sữa tươi; doanh thu từ bò sữa mang lại mỗi năm khoảng 2,2 nghìn tỷ đồng. Trung bình mỗi hộ nuôi từ 15 - 20 con; nhiều hộ có sản lượng sữa hằng năm từ 150 - 200 tấn sữa tươi/năm, giá trị kinh tế thu được lên tới hàng tỷ đồng; số lượng hộ nuôi bò sữa đạt doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên là gần 200 hộ. Đàn bò thịt của các địa phương cũng đạt trên 42.000 con với hàng trăm hộ nuôi trang trại từ 10 - 50 con…
Hiệu quả phát triển kinh tế trang trại, gia trại ở huyện miền núi Mộc Châu đã trực tiếp góp phần khai thác tốt diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa; huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân; nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong cơ chế thị trường góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng sản xuất hàng hóa, tạo ra các vùng sản xuất tập trung. Đặc biệt, hiệu quả thu được từ kinh tế trang trại, gia trại đã góp phần từng bước đưa sản xuất nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lẻ, tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn gắn với thị trường tiêu thụ, mở ra hướng làm giàu cho nông dân.
Để tạo sự bền vững trong phát triển nông nghiệp nói chung, trang trại nói riêng, thời gian tới, Mộc Châu sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế trang trại; đẩy nhanh việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chủ trang trại, hộ gia đình theo quy hoạch; tạo điều kiện thuận lợi để các chủ trang trại được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi. Đồng thời, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, điện, thủy lợi,... ở các vùng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho khu vực trang trại; tiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn định hướng đến năm 2020 làm cơ sở huy động nguồn lực và chỉ đạo hỗ trợ các trang trại...
Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự nhạy bén, sáng tạo của người sản xuất, kinh tế trang trại, gia trại sẽ thực sự là hướng làm giàu hiệu quả của nông dân huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La./.
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh  (17/04/2019)
Tiếp tục nội dung Phiên họp thứ 33 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV  (17/04/2019)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Séc  (17/04/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển