Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 28-01 đến 03-02-2019)
22:55, ngày 08-02-2019
TCCSĐT - Ước tính giá trị chi trả nợ của Chính phủ trong tháng 01-2019 là hơn 42.700 tỷ đồng trong đó riêng trả nợ trong nước là xấp xỉ 39.600 tỷ đồng, còn lại là nợ nước ngoài. Đây là một phần trong báo cáo tháng Một vừa được Bộ Tài chính công bố.
Thủ tướng chỉ thị về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 03/CT-TTg về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 582/NQ-UBTVQH14 ngày 05-10-2018 về một số nhiệm vụ giải pháp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài.
Căn cứ đánh giá kết quả việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài, nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong Nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ ý kiến kết luận của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, tiếp tục hoàn thiện dự án Luật Đầu công báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV.
Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch đầu tư công 5 năm và hằng năm đối với nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo tiến độ quy định tại Luật Đầu tư công; tổ chức đánh giá tình hình thực hiện giải ngân và hiệu quả của các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định của pháp luật, trong đó những dự án chưa triển khai khi chưa xác định rõ hiệu quả thì có thể tạm dừng để rà soát, đánh giá lại. Những dự án đã triển khai, cần đánh giá giữa giai đoạn thực hiện, nhận diện những vướng mắc, bất cập để kịp thời khắc phục; những dự án đã kết thúc, cần đánh giá toàn diện hiệu quả thực tế của dự án theo quy định của Luật Đầu tư công.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 06-11-2018; tiếp tục hoàn thiện Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi giai đoạn 2021 - 2025 phù hợp với Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021 - 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021 - 2025; đề xuất Khung Chiến lược đối tác phát triển mới tầm nhìn 2030 làm cơ sở xây dựng các chương trình, dự án dự kiến sử dụng vốn vay ODA, ưu đãi và các hoạt động trong lĩnh vực hợp tác phát triển giai đoạn tới, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Thời hạn hoàn thành quý III-2020.
Hiện đại hóa công tác quản lý nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi thông qua thiết lập, triển khai và vận hành hệ thống thông tin quốc gia, gắn công tác quản lý đầu tư công với quản lý tài chính công và quản lý nợ công, cập nhật đầy đủ và kịp thời thông tin ở tất cả các khâu từ khâu xây dựng, đề xuất dự án, phê duyệt dự án đến khâu đàm phán, ký kết hiệp định, giám sát và đánh giá dự án, tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm nguồn vốn nước ngoài. Thời hạn hoàn thành quý IV-2019.
Bộ Tài chính tổ chức phổ biến và tập trung chỉ đạo, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Luật Quản lý nợ công và các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật này; đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ công, bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và ổn định kinh tế vĩ mô.
Việc đề xuất, thẩm định, phê duyệt chủ trương vay, đàm phán, ký kết thỏa thuận vay phân bổ và sử dụng vốn vay phải đúng mục đích, hiệu quả; không chuyển khoản nợ vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước; xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về tăng cường sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cho chi đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên. Thời hạn hoàn thành quý I-2019.
Điều hành cân đối giữa vốn vay nước ngoài với vốn vay trong nước một cách hợp lý, hiệu quả và đảm bảo lợi ích quốc gia trong cả ngắn hạn và dài hạn, từng bước cơ cấu lại tỷ trọng vay nước ngoài trong nợ công, đề xuất các giải pháp tái cơ cấu nợ trong nước, nợ nước ngoài nhằm hài hòa nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ. Tập trung vay vốn nước ngoài cho việc bảo đảm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã được Quốc hội quyết định; đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ công đã được Quốc hội quyết định...
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện đại hóa công tác quản lý nguồn vốn vay nước ngoài thông qua nâng cấp Hệ thống công nghệ thông tin, bảo đảm cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về các điều ước, thỏa thuận quốc tế về vay vốn ODA, vay ưu đãi đã ký kết với nhà tài trợ, các thông tin xác nhận viện trợ trên Hệ thống.
Các bộ, ngành và địa phương xem xét, cân đối và lựa chọn trong tổng thể các nguồn vốn đầu tư phát triển trong và ngoài nước trên cơ sở tính toán lợi thế của nguồn vốn này, gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính công và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trung hạn và hằng năm, đặc biệt bảo đảm tính đồng bộ, sức lan tỏa, kết nối vùng, miền để phát huy tối đa hiệu quả và tính bền vững của các chương trình, dự án...
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tư cách là đại diện chính thức của Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ quốc tế tiếp tục thực hiện tốt vai trò kết nối, trao đổi thông tin giúp các tổ chức này hiểu rõ và tuân thủ các chính sách, pháp luật của Việt Nam về quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi; mở rộng quan hệ hợp tác và nâng cao vị thế của Việt Nam tại các tổ chức tài chính tiền tệ này.
Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật về huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị 03/CT-TTg về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 582/NQ-UBTVQH14 ngày 05-10-2018 về một số nhiệm vụ giải pháp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài.
Căn cứ đánh giá kết quả việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài, nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong Nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ ý kiến kết luận của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, tiếp tục hoàn thiện dự án Luật Đầu công báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV.
Bên cạnh đó, xây dựng kế hoạch đầu tư công 5 năm và hằng năm đối với nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo tiến độ quy định tại Luật Đầu tư công; tổ chức đánh giá tình hình thực hiện giải ngân và hiệu quả của các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định của pháp luật, trong đó những dự án chưa triển khai khi chưa xác định rõ hiệu quả thì có thể tạm dừng để rà soát, đánh giá lại. Những dự án đã triển khai, cần đánh giá giữa giai đoạn thực hiện, nhận diện những vướng mắc, bất cập để kịp thời khắc phục; những dự án đã kết thúc, cần đánh giá toàn diện hiệu quả thực tế của dự án theo quy định của Luật Đầu tư công.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 06-11-2018; tiếp tục hoàn thiện Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi giai đoạn 2021 - 2025 phù hợp với Chiến lược Phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021 - 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021 - 2025; đề xuất Khung Chiến lược đối tác phát triển mới tầm nhìn 2030 làm cơ sở xây dựng các chương trình, dự án dự kiến sử dụng vốn vay ODA, ưu đãi và các hoạt động trong lĩnh vực hợp tác phát triển giai đoạn tới, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Thời hạn hoàn thành quý III-2020.
Hiện đại hóa công tác quản lý nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi thông qua thiết lập, triển khai và vận hành hệ thống thông tin quốc gia, gắn công tác quản lý đầu tư công với quản lý tài chính công và quản lý nợ công, cập nhật đầy đủ và kịp thời thông tin ở tất cả các khâu từ khâu xây dựng, đề xuất dự án, phê duyệt dự án đến khâu đàm phán, ký kết hiệp định, giám sát và đánh giá dự án, tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm nguồn vốn nước ngoài. Thời hạn hoàn thành quý IV-2019.
Bộ Tài chính tổ chức phổ biến và tập trung chỉ đạo, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Luật Quản lý nợ công và các Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật này; đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ công, bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và ổn định kinh tế vĩ mô.
Việc đề xuất, thẩm định, phê duyệt chủ trương vay, đàm phán, ký kết thỏa thuận vay phân bổ và sử dụng vốn vay phải đúng mục đích, hiệu quả; không chuyển khoản nợ vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước; xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về tăng cường sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài cho chi đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên. Thời hạn hoàn thành quý I-2019.
Điều hành cân đối giữa vốn vay nước ngoài với vốn vay trong nước một cách hợp lý, hiệu quả và đảm bảo lợi ích quốc gia trong cả ngắn hạn và dài hạn, từng bước cơ cấu lại tỷ trọng vay nước ngoài trong nợ công, đề xuất các giải pháp tái cơ cấu nợ trong nước, nợ nước ngoài nhằm hài hòa nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ. Tập trung vay vốn nước ngoài cho việc bảo đảm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã được Quốc hội quyết định; đảm bảo các chỉ tiêu an toàn nợ công đã được Quốc hội quyết định...
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hiện đại hóa công tác quản lý nguồn vốn vay nước ngoài thông qua nâng cấp Hệ thống công nghệ thông tin, bảo đảm cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về các điều ước, thỏa thuận quốc tế về vay vốn ODA, vay ưu đãi đã ký kết với nhà tài trợ, các thông tin xác nhận viện trợ trên Hệ thống.
Các bộ, ngành và địa phương xem xét, cân đối và lựa chọn trong tổng thể các nguồn vốn đầu tư phát triển trong và ngoài nước trên cơ sở tính toán lợi thế của nguồn vốn này, gắn kết chặt chẽ giữa kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính công và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trung hạn và hằng năm, đặc biệt bảo đảm tính đồng bộ, sức lan tỏa, kết nối vùng, miền để phát huy tối đa hiệu quả và tính bền vững của các chương trình, dự án...
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với tư cách là đại diện chính thức của Việt Nam tại các tổ chức tiền tệ quốc tế tiếp tục thực hiện tốt vai trò kết nối, trao đổi thông tin giúp các tổ chức này hiểu rõ và tuân thủ các chính sách, pháp luật của Việt Nam về quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi; mở rộng quan hệ hợp tác và nâng cao vị thế của Việt Nam tại các tổ chức tài chính tiền tệ này.
Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện quy định của pháp luật, bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật về huy động, quản lý và sử dụng nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài.
Bộ Công Thương sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước
Bộ Công Thương cho biết, trong năm nay, lãnh đạo Bộ đã giao nhiệm vụ cho Vụ Tài chính và Đổi mới doanh nghiệp tập trung đẩy mạnh việc thực hiện sắp xếp, cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, Bộ sẽ công khai các doanh nghiệp đã cổ phần hóa, đủ điều kiện nhưng chưa niêm yết, đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán và xem xét trách nhiệm người đứng đầu.
Trong hoạt động của Bộ, sẽ quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả tài sản công, nợ công, tăng cường quản lý các quỹ ngoài ngân sách, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc vay, sử dụng vốn vay, trả nợ.
Đối với Vụ Kế hoạch, Bộ đã giao đơn vị này đôn đốc các đơn vị triển khai các nhiệm vụ được giao tại Đề án tái cơ cấu ngành công thương và kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp.
Theo đó, xây dựng và trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 09/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Từ đó tiếp tục bổ sung một số nội dung, tăng cường một bước trong quản lý hoạt động ở lĩnh vực này. Ngoài ra, tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ đầu tư công, kiên quyết phòng, chống lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí; chấn chỉnh những bất cập trong các dự án đối tác công tư.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, về đổi mới doanh nghiệp, năm 2018 vừa qua, Bộ đã thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp tại các đơn vị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu, bao gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV); Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM); phê duyệt danh mục doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020. Các Tập đoàn đã chủ động triển khai tích cực theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Về cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN, PVN thực hiện thành công cổ phần hóa và chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần đối với BSR, PVPOWER, PVOIL và EVENGENCO3.
Đối với việc cổ phần hóa Công ty mẹ - TKV, Công ty mẹ - VINACHEM, Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam và Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị này tiến hành rà soát toàn bộ diện tích đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
Đối với Tổng công ty Giấy Việt Nam, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC do vướng mắc đặc thù nên công tác cổ phần hóa chưa thực hiện theo kế hoạch, Bộ Công Thương đã có các văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với các trường hợp trên.
Đối với các doanh nghiệp thuộc diện thoái vốn theo Quyết định 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (VEAM, MIE, Petrolimex, Habeco), Bộ Công Thương đang triển khai tích cực theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Về việc bàn giao sang Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã triển khai các hồ sơ, thủ tục để bàn giao 6 đơn vị theo quy định. Bên cạnh đó, Bộ cũng đã chủ động tổ chức các buổi làm việc với Ủy ban để trao đổi, đánh giá kỹ tình hình và cụ thể hóa cơ chế phối hợp để tiếp tục xử lý các vấn đề ở các Tập đoàn, Tổng công ty sau khi được chuyển giao về Ủy ban theo đúng các quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm quá trình giải quyết công việc liên tục không bị gián đoạn...
Ngân sách chi hơn 42.000 tỷ đồng trả nợ trong tháng đầu năm
Trong hoạt động của Bộ, sẽ quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả tài sản công, nợ công, tăng cường quản lý các quỹ ngoài ngân sách, kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc vay, sử dụng vốn vay, trả nợ.
Đối với Vụ Kế hoạch, Bộ đã giao đơn vị này đôn đốc các đơn vị triển khai các nhiệm vụ được giao tại Đề án tái cơ cấu ngành công thương và kế hoạch cơ cấu lại ngành công nghiệp.
Theo đó, xây dựng và trình Chính phủ Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 09/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Từ đó tiếp tục bổ sung một số nội dung, tăng cường một bước trong quản lý hoạt động ở lĩnh vực này. Ngoài ra, tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ đầu tư công, kiên quyết phòng, chống lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí; chấn chỉnh những bất cập trong các dự án đối tác công tư.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, về đổi mới doanh nghiệp, năm 2018 vừa qua, Bộ đã thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp tại các đơn vị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu, bao gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV); Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM); phê duyệt danh mục doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn giai đoạn 2017 - 2020. Các Tập đoàn đã chủ động triển khai tích cực theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Về cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã chỉ đạo EVN, PVN thực hiện thành công cổ phần hóa và chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần đối với BSR, PVPOWER, PVOIL và EVENGENCO3.
Đối với việc cổ phần hóa Công ty mẹ - TKV, Công ty mẹ - VINACHEM, Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam và Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết, Bộ đã chỉ đạo các đơn vị này tiến hành rà soát toàn bộ diện tích đất đang quản lý, sử dụng để lập phương án sử dụng đất theo quy định trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
Đối với Tổng công ty Giấy Việt Nam, Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Công ty TNHH MTV Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC do vướng mắc đặc thù nên công tác cổ phần hóa chưa thực hiện theo kế hoạch, Bộ Công Thương đã có các văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với các trường hợp trên.
Đối với các doanh nghiệp thuộc diện thoái vốn theo Quyết định 1232/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (VEAM, MIE, Petrolimex, Habeco), Bộ Công Thương đang triển khai tích cực theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Về việc bàn giao sang Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Công Thương đã triển khai các hồ sơ, thủ tục để bàn giao 6 đơn vị theo quy định. Bên cạnh đó, Bộ cũng đã chủ động tổ chức các buổi làm việc với Ủy ban để trao đổi, đánh giá kỹ tình hình và cụ thể hóa cơ chế phối hợp để tiếp tục xử lý các vấn đề ở các Tập đoàn, Tổng công ty sau khi được chuyển giao về Ủy ban theo đúng các quy định của pháp luật và phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm quá trình giải quyết công việc liên tục không bị gián đoạn...
Ngân sách chi hơn 42.000 tỷ đồng trả nợ trong tháng đầu năm
Ước tính giá trị chi trả nợ của Chính phủ trong tháng 01-2019 là hơn 42.700 tỷ đồng trong đó riêng trả nợ trong nước là xấp xỉ 39.600 tỷ đồng, còn lại là nợ nước ngoài. Đây là một phần trong báo cáo tháng Một vừa được Bộ Tài chính công bố.
Cụ thể, trong tháng Một, tổng thu ngân sách ước đạt 144.600 tỷ đồng, bằng 10,2% dự toán, tăng 7,5% so cùng kỳ năm 2018.
Trong số này, thu nội địa đạt 120.500 tỷ đồng, tăng 5,3% so cùng kỳ năm 2018. Thu từ dầu thô cung tăng 5,7% so với cùng kỳ và đạt 4.500 tỷ đồng. Thu từ cân đối hoạt động xuất nhập khẩu đạt 19.500 tỷ đồng, bằng 10,3% dự toán.
Ở phía ngược lại, chi ngân sách tháng 01-2019 là 92.900 tỷ đồng, bằng 5,7% dự toán.
Theo Bộ Tài chính, trong tháng qua, Bộ Tài chính đã xuất cấp gần 44.000 tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói cho nhân dân trong dịp giáp hạt đầu năm và hỗ trợ học sinh vùng khó khăn.
WTO điều tra việc Mỹ áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 28-01 đã quyết định điều tra việc Mỹ áp thuế bổ sung đối với các mặt hàng của Trung Quốc, trị giá 250 tỷ USD. Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang chuẩn bị nối lại các cuộc đàm phán thương mại tại Washington trong tuần này.
Theo một quan chức thương mại, Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO đã nhất trí thành lập một ban chuyên gia xem xét quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng thuế đối với các mặt hàng của Trung Quốc, trị giá 250 tỷ USD. DSB đã đưa ra quyết định điều tra trên sau khi Trung Quốc đệ trình đơn kiện lên tổ chức này lần thứ 2.
Phát biểu tại WTO, đại diện Trung Quốc khẳng định mức thuế mà Mỹ đưa ra đối với nước này trong năm 2018 cho thấy rõ ràng "Washington đã vi phạm các nguyên tắc của WTO cũng như gây ra thách thức đối với hệ thống thương mại đa phương".
Trong khi đó, đại diện Mỹ đã chỉ trích việc Trung Quốc đề nghị WTO điều tra, viện dẫn việc Bắc Kinh quyết định áp thuế bổ sung đối với các mặt hàng xuất khẩu từ Mỹ, trị giá hơn 100 tỷ USD.
Theo đại diện Mỹ, việc WTO thành lập ủy ban điều tra là "vô nghĩa" do Bắc Kinh đã đưa ra quyết định đơn phương rằng các biện pháp của Washington là "không thích đáng" và áp đặt các mức thuế trả đũa đối với hàng hóa của Mỹ.
Trong những tháng gần đây, WTO đã thành lập các ủy ban để điều tra khiếu nại của các nước đối với quyết định của Tổng thống Trump tăng mức thuế lên 25% đối với các mặt hàng thép và 10% đối với các mặt hàng nhôm nhập khẩu.
Trong nửa cuối năm 2018, Mỹ và Trung Quốc đã rơi vào một cuộc chiến tranh thương mại, làm chao đảo các thị trường tài chính khi hàng tỷ USD hàng hóa trao đổi giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này bị cản trở bởi các mức thuế mới của hai bên.
Lãnh đạo hai nước đã nhất trí "đình chiến thương mại" trong 90 ngày kể từ 01-12-2018, để hai bên thương lượng một thỏa thuận nhằm chấm dứt nhiều tháng leo thang căng thẳng.
Giới kinh tế nhận định về chính sách lãi suất của Fed trong năm 2019
Cụ thể, trong tháng Một, tổng thu ngân sách ước đạt 144.600 tỷ đồng, bằng 10,2% dự toán, tăng 7,5% so cùng kỳ năm 2018.
Trong số này, thu nội địa đạt 120.500 tỷ đồng, tăng 5,3% so cùng kỳ năm 2018. Thu từ dầu thô cung tăng 5,7% so với cùng kỳ và đạt 4.500 tỷ đồng. Thu từ cân đối hoạt động xuất nhập khẩu đạt 19.500 tỷ đồng, bằng 10,3% dự toán.
Ở phía ngược lại, chi ngân sách tháng 01-2019 là 92.900 tỷ đồng, bằng 5,7% dự toán.
Theo Bộ Tài chính, trong tháng qua, Bộ Tài chính đã xuất cấp gần 44.000 tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói cho nhân dân trong dịp giáp hạt đầu năm và hỗ trợ học sinh vùng khó khăn.
WTO điều tra việc Mỹ áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 28-01 đã quyết định điều tra việc Mỹ áp thuế bổ sung đối với các mặt hàng của Trung Quốc, trị giá 250 tỷ USD. Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang chuẩn bị nối lại các cuộc đàm phán thương mại tại Washington trong tuần này.
Theo một quan chức thương mại, Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO đã nhất trí thành lập một ban chuyên gia xem xét quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng thuế đối với các mặt hàng của Trung Quốc, trị giá 250 tỷ USD. DSB đã đưa ra quyết định điều tra trên sau khi Trung Quốc đệ trình đơn kiện lên tổ chức này lần thứ 2.
Phát biểu tại WTO, đại diện Trung Quốc khẳng định mức thuế mà Mỹ đưa ra đối với nước này trong năm 2018 cho thấy rõ ràng "Washington đã vi phạm các nguyên tắc của WTO cũng như gây ra thách thức đối với hệ thống thương mại đa phương".
Trong khi đó, đại diện Mỹ đã chỉ trích việc Trung Quốc đề nghị WTO điều tra, viện dẫn việc Bắc Kinh quyết định áp thuế bổ sung đối với các mặt hàng xuất khẩu từ Mỹ, trị giá hơn 100 tỷ USD.
Theo đại diện Mỹ, việc WTO thành lập ủy ban điều tra là "vô nghĩa" do Bắc Kinh đã đưa ra quyết định đơn phương rằng các biện pháp của Washington là "không thích đáng" và áp đặt các mức thuế trả đũa đối với hàng hóa của Mỹ.
Trong những tháng gần đây, WTO đã thành lập các ủy ban để điều tra khiếu nại của các nước đối với quyết định của Tổng thống Trump tăng mức thuế lên 25% đối với các mặt hàng thép và 10% đối với các mặt hàng nhôm nhập khẩu.
Trong nửa cuối năm 2018, Mỹ và Trung Quốc đã rơi vào một cuộc chiến tranh thương mại, làm chao đảo các thị trường tài chính khi hàng tỷ USD hàng hóa trao đổi giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này bị cản trở bởi các mức thuế mới của hai bên.
Lãnh đạo hai nước đã nhất trí "đình chiến thương mại" trong 90 ngày kể từ 01-12-2018, để hai bên thương lượng một thỏa thuận nhằm chấm dứt nhiều tháng leo thang căng thẳng.
Giới kinh tế nhận định về chính sách lãi suất của Fed trong năm 2019
Theo nhận định của giới quan sát, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất ở biên độ 2,25-2,5% tại cuộc họp diễn ra trong hai ngày 29 và 30-01, qua đó giúp các thị trường chứng khoán ổn định sau đợt bán tháo chưa từng có trong lịch sử diễn ra trên thị trường Phố Wall (Mỹ) hồi cuối năm 2018.
Trong khi đó, các thị trường kỳ hạn dự đoán Fed sẽ “án binh bất động” đối với chính sách lãi suất trong cả năm 2019, với tỷ lệ ý kiến cho rằng Fed thậm chí có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 12-2019 đang gia tăng.
Tình trạng đóng cửa một phần kéo dài hơn một tháng của Chính phủ Mỹ mặc dù đã được giải quyết với một thỏa thuận công bố hôm 25-01 giữa Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ song đã tác động tiêu cực tới Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.
Theo nhà kinh tế trưởng Kevin Hassett của Nhà Trắng, tình trạng đóng cửa chính phủ, vốn ảnh hưởng xấu tới 800.000 nhân viên liên bang, nếu tiếp tục kéo dài tới tháng 3-2019 có thể khiến kinh tế Mỹ chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 0% trong quý I-2019.
Mỹ đã phải đối mặt với số đơn mua hàng lâu bền sa sút và tăng trưởng thu nhập đáng thất vọng. Và việc điều chỉnh hạ mức tăng trưởng kinh tế Mỹ quý III-2018 đã được thực hiện, chủ yếu do xuất khẩu giảm mạnh nhất trong gần một thập niên qua.
Trong khi đó, niềm tin tiêu dùng của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm qua, trong bối cảnh các nền kinh tế Đức và Nhật Bản ghi nhận đà suy giảm và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt thấp nhất trong gần 30 năm qua.
Tuy nhiên, nhà kinh tế trưởng về thị trường tài chính Mỹ Kathy Bostjancic, thuộc Oxford Economics, cho rằng những quan ngại về nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái trong năm 2019 có thể là “quá mức.” Theo nhận định của Oxford, Fed sẽ tăng lãi suất hai lần trong năm 2019 với lần đầu tiên là vào tháng 5-2019 tại cuộc họp chính sách lần thứ ba trong năm 2019./.
Trong khi đó, các thị trường kỳ hạn dự đoán Fed sẽ “án binh bất động” đối với chính sách lãi suất trong cả năm 2019, với tỷ lệ ý kiến cho rằng Fed thậm chí có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 12-2019 đang gia tăng.
Tình trạng đóng cửa một phần kéo dài hơn một tháng của Chính phủ Mỹ mặc dù đã được giải quyết với một thỏa thuận công bố hôm 25-01 giữa Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ song đã tác động tiêu cực tới Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.
Theo nhà kinh tế trưởng Kevin Hassett của Nhà Trắng, tình trạng đóng cửa chính phủ, vốn ảnh hưởng xấu tới 800.000 nhân viên liên bang, nếu tiếp tục kéo dài tới tháng 3-2019 có thể khiến kinh tế Mỹ chỉ đạt tốc độ tăng trưởng 0% trong quý I-2019.
Mỹ đã phải đối mặt với số đơn mua hàng lâu bền sa sút và tăng trưởng thu nhập đáng thất vọng. Và việc điều chỉnh hạ mức tăng trưởng kinh tế Mỹ quý III-2018 đã được thực hiện, chủ yếu do xuất khẩu giảm mạnh nhất trong gần một thập niên qua.
Trong khi đó, niềm tin tiêu dùng của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai năm qua, trong bối cảnh các nền kinh tế Đức và Nhật Bản ghi nhận đà suy giảm và tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đạt thấp nhất trong gần 30 năm qua.
Tuy nhiên, nhà kinh tế trưởng về thị trường tài chính Mỹ Kathy Bostjancic, thuộc Oxford Economics, cho rằng những quan ngại về nguy cơ kinh tế Mỹ suy thoái trong năm 2019 có thể là “quá mức.” Theo nhận định của Oxford, Fed sẽ tăng lãi suất hai lần trong năm 2019 với lần đầu tiên là vào tháng 5-2019 tại cuộc họp chính sách lần thứ ba trong năm 2019./.
Nhiều hoạt động văn hóa tại các địa phương nhân dịp Tết Nguyên đán  (08/02/2019)
Năm 2018, Agribank trả lại tiền thừa cho khách hàng trên 136 tỷ đồng  (07/02/2019)
Tiền đề để Việt Nam “khải hoàn viết tiếp bài ca” trong Năm mới  (07/02/2019)
Ngư dân mở biển đón lộc đầu năm  (07/02/2019)
Những hợp đồng đầu tư hàng nghìn tỷ đồng đầu năm mới  (07/02/2019)
Việt Nam bảo đảm thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo  (07/02/2019)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm