Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 23 đến 29-4-2018)
22:08, ngày 01-05-2018
TCCSĐT - Xây dựng chế độ tiền lương mới trong khu vực công, thực hiện từ năm 2021, gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập. Đây là mục tiêu của Đề án cải cách chính sách tiền lương, sẽ trình Hội nghị Trung ương Bảy tới đây.
Kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2018
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 437/QĐ-TTg về việc kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2018. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch vay của Chính phủ năm 2018 là 384.000 tỷ đồng, gồm: vay trong nước 275.970 tỷ đồng và nước ngoài 108.030 tỷ đồng; vay cho cân đối ngân sách Nhà nước 341.770 tỷ đồng, trong đó vay để bù đắp bội chi là 195.000 tỷ đồng và vay để trả nợ gốc là 146.770 tỷ đồng; vay về cho vay lại 42.230 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch trả nợ của Chính phủ năm 2018 là 256.769 tỷ đồng. Trong đó, trả nợ trực tiếp của Chính phủ năm 2018 là 256.769 tỷ đồng; trả nợ các dự án vay lại 18.561 tỷ đồng.
Thủ tướng phê duyệt hạn mức vay được Chính phủ bảo lãnh và vay thương mại trung dài hạn nước ngoài của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả năm 2018, bao gồm: hạn mức phát hành trái phiếu trong nước được Chính phủ bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam tối đa 24.430 tỷ đồng; hạn mức phát hành trái phiếu trong nước được Chính phủ bảo lãnh của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam tối đa 9.670 tỷ đồng; hạn mức bảo lãnh vay trong nước (rút vốn ròng) của Chính phủ cho các dự án tối đa là 2.000 tỷ đồng; hạn mức vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh tối đa là 700 triệu USD; hạn mức vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả tối đa là 5.000 triệu USD; dư nợ vay ngắn hạn của các doanh nghiệp cuối năm 2018 không vượt quá số dư vào thời điểm 31-12-2017.
Hạn mức vay của chính quyền địa phương tối đa là 21.514 tỷ đồng. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính tổ chức thực hiện kế hoạch vay và trả nợ Chính phủ đảm bảo theo đúng kế hoạch được giao.
Bộ Công Thương đề ra 3 nhóm giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 437/QĐ-TTg về việc kế hoạch vay, trả nợ của Chính phủ và các hạn mức vay nợ năm 2018. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch vay của Chính phủ năm 2018 là 384.000 tỷ đồng, gồm: vay trong nước 275.970 tỷ đồng và nước ngoài 108.030 tỷ đồng; vay cho cân đối ngân sách Nhà nước 341.770 tỷ đồng, trong đó vay để bù đắp bội chi là 195.000 tỷ đồng và vay để trả nợ gốc là 146.770 tỷ đồng; vay về cho vay lại 42.230 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch trả nợ của Chính phủ năm 2018 là 256.769 tỷ đồng. Trong đó, trả nợ trực tiếp của Chính phủ năm 2018 là 256.769 tỷ đồng; trả nợ các dự án vay lại 18.561 tỷ đồng.
Thủ tướng phê duyệt hạn mức vay được Chính phủ bảo lãnh và vay thương mại trung dài hạn nước ngoài của các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả năm 2018, bao gồm: hạn mức phát hành trái phiếu trong nước được Chính phủ bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam tối đa 24.430 tỷ đồng; hạn mức phát hành trái phiếu trong nước được Chính phủ bảo lãnh của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam tối đa 9.670 tỷ đồng; hạn mức bảo lãnh vay trong nước (rút vốn ròng) của Chính phủ cho các dự án tối đa là 2.000 tỷ đồng; hạn mức vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh tối đa là 700 triệu USD; hạn mức vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả tối đa là 5.000 triệu USD; dư nợ vay ngắn hạn của các doanh nghiệp cuối năm 2018 không vượt quá số dư vào thời điểm 31-12-2017.
Hạn mức vay của chính quyền địa phương tối đa là 21.514 tỷ đồng. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính tổ chức thực hiện kế hoạch vay và trả nợ Chính phủ đảm bảo theo đúng kế hoạch được giao.
Bộ Công Thương đề ra 3 nhóm giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu của Việt Nam lần đầu tiên đã vượt mốc 200 tỷ USD vào năm 2017, cao gấp 2,21 lần so với kết quả đạt được năm 2011. Cùng với đó, thị trường xuất khẩu tiếp tục được mở rộng giúp Việt Nam trở thành đối tác của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới.
Dù vậy, những thách thức ngày càng tăng về chủ nghĩa bảo hộ và các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe về An toàn thực phẩm, môi trường, chưa kể những vấn đề về hạ tầng giao thông và logistics ở trong nước đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây là một trong những yêu cầu trọng tâm được đặt ra tại "Hội nghị giải pháp tổng thể thúc đấy xuất khẩu" do Bộ Công Thương tổ chức sáng 23-4, tại Hà Nội.
Năm 2018, tình hình xuất khẩu được nhận định sẽ tiếp tục có những cơ hội để tăng trưởng khi các cam kết hội nhập được triển khai sâu rộng giúp thuế nhập khẩu có xu hướng giảm sâu.
Cùng với đó, những nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành trong cải cách thủ tục hành chính, kiến tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, thông thoáng, minh bạch, góp phần khơi thông nguồn lực cho sản xuất kinh doanh trong nước cũng sẽ tạo động lực xuất khẩu. Dù vậy, để hướng tới hoạt động xuất khẩu bền vững, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ ngành địa phương tập trung tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường.
Đặc biệt, hoạt động sản xuất phải bảo đảm yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trương để khắc phục sản xuất theo phong trào. Đồng thời gắn sản xuất, thu hoạch với chế biến sâu và chú trọng xây dựng thương hiệu.
Phó Thủ tướng lưu ý việc giảm chi phí logistics cho xuất khẩu và phát triển thị trường. Đặc biệt là đẩy mạnh tiến độ để ký kết các hiệp định đã đàm phán song phương như FTA Việt Nam - EU, cũng như nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp để giúp tháo gỡ khó khăn trong tình hình bảo hộ mậu dịch.
Về phía Bộ Công Thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng nhấn mạnh đến 3 nhóm giải pháp lớn, cụ thể là tập trung vào đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng cường kiểm soát nguồn cung, định hướng sản xuất gắn với tín hiệu thị trường, từng bước nâng cao và ổn định chất lượng nông sản, thủy sản xuất khẩu, bảo đảm đáp ứng các quy định ngày càng khắt khe của các thị trường nhập khẩu...
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh đến việc nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, tăng cường ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại và những biện pháp bảo hộ không phù hợp với cam kết quốc tế.
Ngoài ra, việc hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động xuất khẩu, theo hướng đổi mới công tác thông tin thị trường, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và tháo gỡ khó khăn trong thanh toán, tín dụng, đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất, xuất khẩu cũng cần được đẩy mạnh.
Chế độ tiền lương mới gắn với sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị
Xây dựng chế độ tiền lương mới trong khu vực công, thực hiện từ năm 2021, gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập. Đây là mục tiêu của Đề án cải cách chính sách tiền lương, sẽ trình Hội nghị Trung ương Bảy tới đây.
Đề án đưa ra mục tiêu, xác định mức tiền lương thấp nhất của khu vực công (là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp) từ năm 2021 bảo đảm không thấp hơn mức lương thấp nhất của khu vực doanh nghiệp.
Đối với khu vực doanh nghiệp, thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng để đến năm 2020 đảm bảo mức sống tối thiểu. Giảm dần và tiến tới bãi bỏ sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
Theo đó, đối với khu vực công, những công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ dưới trung cấp) thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức.
Thiết kế cơ cấu tiền lương và tiền thưởng mới gồm: mức lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương), các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương) và tiền thưởng (bằng khoảng 10% tổng quỹ lương).
Hệ thống bảng lương mới sẽ được ban hành (quy định bằng số tiền tuyệt đối thay cho việc quy định hệ số lương nhân với mức lương cơ sở) theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo trên sở điều chỉnh tăng mức lương thấp nhất và mở rộng quan hệ tiền lương tiệm cận với khu vực thị trường.
Hệ thống bảng lương này gồm một bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã; một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo; ba bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm: một bảng lương sỹ quan quân đội, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm/cấp hàm), một bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an và một bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an.
Cũng theo Đề án, sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% trong tổng quỹ lương. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt.
Mở rộng thí điểm cơ chế áp dụng đối với một số tỉnh, thành phố ở vùng động lực được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần. Thực hiện khoán quỹ lương cho các cơ quan, đơn vị.
Bãi bỏ hệ số tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức thuộc các cơ quan đang thực hiện cơ chế tài chính đặc thù khi thực hiện bảng lương mới.
Đối với khu vực doanh nghiệp, tiếp tục hoàn thiện chính sách về tiền lương tối thiểu vùng; bổ sung quy định mức lương tối thiểu vùng theo giờ.
Doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự chủ quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp.
Tách bạch tiền lương của người đại diện vốn Nhà nước với tiền lương của Ban điều hành; thực hiện nguyên tắc ai thuê, bổ nhiệm người đó đánh giá và trả lương.
Từng bước tiến tới thuê Hội đồng thành viên độc lập và trả lương cho Hội đồng thành viên, kiểm soát viên từ lợi nhuận sau thuế.
Trung Quốc hợp tác với WTO bảo vệ hệ thống thương mại đa phương
Ngày 26-4, Trung Quốc khẳng định sẽ hợp tác với các thành viên khác của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm bảo vệ hệ thông thương mại đa phương, cũng như các quyền và lợi ích riêng.
Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong nhấn mạnh các biện pháp áp thuế của Mỹ, căn cứ theo Điều 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962 và Điều 301 của Đạo luật Thương mại 1974 gây ảnh hưởng cho hệ thống thương mại đa phương.
Theo ông Cao Phong, các thành viên WTO đã cùng lên tiếng phản đối các biện pháp, căn cứ theo Điều 232, liên quan đến việc áp thuế đối với các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu. Cũng theo người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, các thành viên của WTO trong đó có Liên minh châu Âu (EU), Nga và Ấn Độ sẽ cùng Trung Quốc tham gia các cuộc đối thoại trong khuôn khổ giải quyết các tranh chấp với Mỹ liên quan đến các biện pháp trên. Trung Quốc cũng đề nghị WTO tiến hành cuộc đối thoại tương tự liên quan đến kế hoạch áp thuế của Mỹ đối với những sản phẩm nhập khẩu từ nước này.
Ông Cao Phong hy vọng phía Mỹ sẽ đưa ra những hành động rõ ràng để ngăn chặn chủ nghĩa đơn phương và bảo hộ, tôn trọng các quy định của WTO và giải quyết các vấn đề khác biệt thông qua đối thoại và bàn thảo dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cũng nêu rõ Trung Quốc "có những biện pháp sẵn sàng đáp trả bất cứ hành động nào của Washington". Ông nhấn mạnh sự đầu tư của Trung Quốc vào các doanh nghiệp Mỹ trên lãnh thổ Mỹ đã tạo công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, quan chức Trung Quốc cũng chỉ trích một số nước thành viên của WTO gây trở ngại cho việc bổ nhiệm những thành viên mới của cơ quan phúc thẩm của WTO.
Ông Cao Phong nhấn mạnh nếu vấn đề vẫn không được giải quyết, các hoạt động thông thường của cơ quan phúc thẩm và cơ chế giải quyết tranh chấp sẽ bị ảnh hưởng.
Trong một diễn biến khác, Liên minh châu Âu (EU) đã tham gia cuộc chiến pháp lý với Mỹ do Trung Quốc khởi xướng tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) xoay quanh các mức thuế mới mà Washington áp đặt đối với các sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu.
Trong thông báo ngày 23-4, WTO cho biết EU đã gửi kiến nghị chính thức, theo đó yêu cầu tham gia các cuộc tham vấn giữa Trung Quốc và Mỹ tại WTO với tư cách là một bên có lợi ích thương mại đáng kể trong vấn đề này.
Phía EU cho rằng chính sách thuế mới của Mỹ sẽ ảnh hưởng tới hàng hóa xuất khẩu của EU sau khi biện pháp miễn trừ của Washington đối với khối này hết hiệu lực vào ngày 01-5 tới. Hiện chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét khả năng áp dụng mức thuế mới với hàng hóa nhập khẩu từ EU.
ECB thận trọng với chính sách tiền tệ do triển vọng kinh tế bất ổn
Giới phân tích nhận định rằng trước những nguy cơ đe dọa tăng trưởng kinh tế khu vực cũng như lạm phát vẫn còn ở mức yếu, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể sẽ không sớm chấm dứt chương trình kích thích kinh tế trong cuộc họp ngày thứ 26-4 tới.
Theo dự báo, ECB sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục và tuân thủ thời hạn tới tháng Chín sẽ kết thúc chương trình mua trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp hàng tháng trị giá 30 tỷ euro (tương đương 37 tỷ USD). Sự thận trọng của ECB là hoàn toàn có cơ sở khi nhiều rủi ro xuất hiện trong những tháng gần đây.
Kể từ cuối năm ngoái, đồng euro đã mạnh lên so với đồng USD trong bối cảnh nền kinh tế châu Âu dần “tăng tốc” và các thị trường tài chính dự đoán lãi suất sẽ tăng trong tương lai.
ECB đặt mục tiêu lạm phát áp sát mốc 2%. Tuy nhiên, mức tăng giá chỉ đạt 1,3% trong tháng Ba và ECB dự báo con số trên chỉ đạt 1,7% vào năm 2020. Trong khi đó, chính sách "nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump đã khiến các công ty và thị trường trên toàn thế giới bị “rung chuyển” trong những tuần gần đây sau khi ông tuyên bố tăng thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ.
Bên cạnh đó, báo cáo mới nhất của IHS Markit (công ty Anh hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thông tin) cho thấy hoạt động kinh doanh tại Eurozone tiếp tục tăng trưởng khá “trầm lắng” trong tháng 4-2018 khi Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) của Eurozone trong tháng Tư "đi ngang," và dừng ở mức 55,2. Đây cũng là mức tăng thấp nhất tính từ đầu năm 2017 tới nay của khu vực này./.
Dù vậy, những thách thức ngày càng tăng về chủ nghĩa bảo hộ và các tiêu chuẩn ngày càng khắt khe về An toàn thực phẩm, môi trường, chưa kể những vấn đề về hạ tầng giao thông và logistics ở trong nước đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Đây là một trong những yêu cầu trọng tâm được đặt ra tại "Hội nghị giải pháp tổng thể thúc đấy xuất khẩu" do Bộ Công Thương tổ chức sáng 23-4, tại Hà Nội.
Năm 2018, tình hình xuất khẩu được nhận định sẽ tiếp tục có những cơ hội để tăng trưởng khi các cam kết hội nhập được triển khai sâu rộng giúp thuế nhập khẩu có xu hướng giảm sâu.
Cùng với đó, những nỗ lực của Chính phủ, các Bộ, ngành trong cải cách thủ tục hành chính, kiến tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi, thông thoáng, minh bạch, góp phần khơi thông nguồn lực cho sản xuất kinh doanh trong nước cũng sẽ tạo động lực xuất khẩu. Dù vậy, để hướng tới hoạt động xuất khẩu bền vững, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ ngành địa phương tập trung tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường.
Đặc biệt, hoạt động sản xuất phải bảo đảm yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trương để khắc phục sản xuất theo phong trào. Đồng thời gắn sản xuất, thu hoạch với chế biến sâu và chú trọng xây dựng thương hiệu.
Phó Thủ tướng lưu ý việc giảm chi phí logistics cho xuất khẩu và phát triển thị trường. Đặc biệt là đẩy mạnh tiến độ để ký kết các hiệp định đã đàm phán song phương như FTA Việt Nam - EU, cũng như nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp để giúp tháo gỡ khó khăn trong tình hình bảo hộ mậu dịch.
Về phía Bộ Công Thương, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cũng nhấn mạnh đến 3 nhóm giải pháp lớn, cụ thể là tập trung vào đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tăng cường kiểm soát nguồn cung, định hướng sản xuất gắn với tín hiệu thị trường, từng bước nâng cao và ổn định chất lượng nông sản, thủy sản xuất khẩu, bảo đảm đáp ứng các quy định ngày càng khắt khe của các thị trường nhập khẩu...
Bộ trưởng cũng nhấn mạnh đến việc nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, tăng cường ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại và những biện pháp bảo hộ không phù hợp với cam kết quốc tế.
Ngoài ra, việc hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động xuất khẩu, theo hướng đổi mới công tác thông tin thị trường, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và tháo gỡ khó khăn trong thanh toán, tín dụng, đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất, xuất khẩu cũng cần được đẩy mạnh.
Chế độ tiền lương mới gắn với sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị
Xây dựng chế độ tiền lương mới trong khu vực công, thực hiện từ năm 2021, gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập. Đây là mục tiêu của Đề án cải cách chính sách tiền lương, sẽ trình Hội nghị Trung ương Bảy tới đây.
Đề án đưa ra mục tiêu, xác định mức tiền lương thấp nhất của khu vực công (là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp) từ năm 2021 bảo đảm không thấp hơn mức lương thấp nhất của khu vực doanh nghiệp.
Đối với khu vực doanh nghiệp, thực hiện điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu vùng để đến năm 2020 đảm bảo mức sống tối thiểu. Giảm dần và tiến tới bãi bỏ sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
Theo đó, đối với khu vực công, những công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ dưới trung cấp) thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức.
Thiết kế cơ cấu tiền lương và tiền thưởng mới gồm: mức lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương), các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương) và tiền thưởng (bằng khoảng 10% tổng quỹ lương).
Hệ thống bảng lương mới sẽ được ban hành (quy định bằng số tiền tuyệt đối thay cho việc quy định hệ số lương nhân với mức lương cơ sở) theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo trên sở điều chỉnh tăng mức lương thấp nhất và mở rộng quan hệ tiền lương tiệm cận với khu vực thị trường.
Hệ thống bảng lương này gồm một bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã; một bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo; ba bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm: một bảng lương sỹ quan quân đội, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm/cấp hàm), một bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an và một bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an.
Cũng theo Đề án, sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% trong tổng quỹ lương. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, tài năng đặc biệt.
Mở rộng thí điểm cơ chế áp dụng đối với một số tỉnh, thành phố ở vùng động lực được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần. Thực hiện khoán quỹ lương cho các cơ quan, đơn vị.
Bãi bỏ hệ số tiền lương tăng thêm đối với cán bộ, công chức thuộc các cơ quan đang thực hiện cơ chế tài chính đặc thù khi thực hiện bảng lương mới.
Đối với khu vực doanh nghiệp, tiếp tục hoàn thiện chính sách về tiền lương tối thiểu vùng; bổ sung quy định mức lương tối thiểu vùng theo giờ.
Doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) được tự chủ quyết định chính sách tiền lương (trong đó có thang, bảng lương, định mức lao động) và trả lương phù hợp với tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, khả năng của doanh nghiệp.
Tách bạch tiền lương của người đại diện vốn Nhà nước với tiền lương của Ban điều hành; thực hiện nguyên tắc ai thuê, bổ nhiệm người đó đánh giá và trả lương.
Từng bước tiến tới thuê Hội đồng thành viên độc lập và trả lương cho Hội đồng thành viên, kiểm soát viên từ lợi nhuận sau thuế.
Trung Quốc hợp tác với WTO bảo vệ hệ thống thương mại đa phương
Ngày 26-4, Trung Quốc khẳng định sẽ hợp tác với các thành viên khác của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm bảo vệ hệ thông thương mại đa phương, cũng như các quyền và lợi ích riêng.
Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong nhấn mạnh các biện pháp áp thuế của Mỹ, căn cứ theo Điều 232 của Đạo luật Mở rộng Thương mại năm 1962 và Điều 301 của Đạo luật Thương mại 1974 gây ảnh hưởng cho hệ thống thương mại đa phương.
Theo ông Cao Phong, các thành viên WTO đã cùng lên tiếng phản đối các biện pháp, căn cứ theo Điều 232, liên quan đến việc áp thuế đối với các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu. Cũng theo người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, các thành viên của WTO trong đó có Liên minh châu Âu (EU), Nga và Ấn Độ sẽ cùng Trung Quốc tham gia các cuộc đối thoại trong khuôn khổ giải quyết các tranh chấp với Mỹ liên quan đến các biện pháp trên. Trung Quốc cũng đề nghị WTO tiến hành cuộc đối thoại tương tự liên quan đến kế hoạch áp thuế của Mỹ đối với những sản phẩm nhập khẩu từ nước này.
Ông Cao Phong hy vọng phía Mỹ sẽ đưa ra những hành động rõ ràng để ngăn chặn chủ nghĩa đơn phương và bảo hộ, tôn trọng các quy định của WTO và giải quyết các vấn đề khác biệt thông qua đối thoại và bàn thảo dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc cũng nêu rõ Trung Quốc "có những biện pháp sẵn sàng đáp trả bất cứ hành động nào của Washington". Ông nhấn mạnh sự đầu tư của Trung Quốc vào các doanh nghiệp Mỹ trên lãnh thổ Mỹ đã tạo công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, quan chức Trung Quốc cũng chỉ trích một số nước thành viên của WTO gây trở ngại cho việc bổ nhiệm những thành viên mới của cơ quan phúc thẩm của WTO.
Ông Cao Phong nhấn mạnh nếu vấn đề vẫn không được giải quyết, các hoạt động thông thường của cơ quan phúc thẩm và cơ chế giải quyết tranh chấp sẽ bị ảnh hưởng.
Trong một diễn biến khác, Liên minh châu Âu (EU) đã tham gia cuộc chiến pháp lý với Mỹ do Trung Quốc khởi xướng tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) xoay quanh các mức thuế mới mà Washington áp đặt đối với các sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu.
Trong thông báo ngày 23-4, WTO cho biết EU đã gửi kiến nghị chính thức, theo đó yêu cầu tham gia các cuộc tham vấn giữa Trung Quốc và Mỹ tại WTO với tư cách là một bên có lợi ích thương mại đáng kể trong vấn đề này.
Phía EU cho rằng chính sách thuế mới của Mỹ sẽ ảnh hưởng tới hàng hóa xuất khẩu của EU sau khi biện pháp miễn trừ của Washington đối với khối này hết hiệu lực vào ngày 01-5 tới. Hiện chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang xem xét khả năng áp dụng mức thuế mới với hàng hóa nhập khẩu từ EU.
ECB thận trọng với chính sách tiền tệ do triển vọng kinh tế bất ổn
Giới phân tích nhận định rằng trước những nguy cơ đe dọa tăng trưởng kinh tế khu vực cũng như lạm phát vẫn còn ở mức yếu, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể sẽ không sớm chấm dứt chương trình kích thích kinh tế trong cuộc họp ngày thứ 26-4 tới.
Theo dự báo, ECB sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục và tuân thủ thời hạn tới tháng Chín sẽ kết thúc chương trình mua trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp hàng tháng trị giá 30 tỷ euro (tương đương 37 tỷ USD). Sự thận trọng của ECB là hoàn toàn có cơ sở khi nhiều rủi ro xuất hiện trong những tháng gần đây.
Kể từ cuối năm ngoái, đồng euro đã mạnh lên so với đồng USD trong bối cảnh nền kinh tế châu Âu dần “tăng tốc” và các thị trường tài chính dự đoán lãi suất sẽ tăng trong tương lai.
ECB đặt mục tiêu lạm phát áp sát mốc 2%. Tuy nhiên, mức tăng giá chỉ đạt 1,3% trong tháng Ba và ECB dự báo con số trên chỉ đạt 1,7% vào năm 2020. Trong khi đó, chính sách "nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Donald Trump đã khiến các công ty và thị trường trên toàn thế giới bị “rung chuyển” trong những tuần gần đây sau khi ông tuyên bố tăng thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ.
Bên cạnh đó, báo cáo mới nhất của IHS Markit (công ty Anh hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thông tin) cho thấy hoạt động kinh doanh tại Eurozone tiếp tục tăng trưởng khá “trầm lắng” trong tháng 4-2018 khi Chỉ số nhà quản lý mua hàng (PMI) của Eurozone trong tháng Tư "đi ngang," và dừng ở mức 55,2. Đây cũng là mức tăng thấp nhất tính từ đầu năm 2017 tới nay của khu vực này./.
Các điểm du lịch thu hút đông du khách trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 01-5  (01/05/2018)
Trang mới trong hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Macedonia  (01/05/2018)
Tổng thống Venezuela chúc mừng Việt Nam nhân ngày thống nhất đất nước  (01/05/2018)
Nhìn lại 18 năm cầm quyền của Tổng thống Nga V. Pu-tin  (01/05/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên