Doanh nghiệp Việt Nam và vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
TCCSĐT - Nhân Tháng hành động hưởng ứng “Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26-4”, sáng 18-4-2018, tại Hà Nội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) và Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam tổ chức Tọa đàm “Doanh nghiệp Việt Nam và vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Bộ luật Hình sự (sửa đổi)”.
Trong thời gian qua, công tác thực thi, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề mà Quốc hội đặc biệt quan tâm và được khẳng định thông qua việc sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2018, lần đầu tiên quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, xâm phạm nhãn hiệu...
Tại Tọa đàm, Phó Chủ tịch VCCI - ông Hoàng Quang Phòng - nhấn mạnh, Việt Nam đã và đang hoàn thiện các khung khổ pháp luật và tạo hành lang pháp lý đầy đủ để giúp các doanh nghiệp, người dân thực thi quyền, nghĩa vụ liên quan đến sở hữu trí tuệ, thông qua việc ban hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, cùng các nghị định. Bên cạnh các luật chuyên ngành quy định riêng về sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu trí tuệ còn được quy định bổ sung trong các luật khác, như Bộ luật Dân sự hay Bộ luật Hình sự.
Cùng với việc hoàn thiện các khung khổ pháp lý về sở hữu trí tuệ, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về quyền và nghĩa vụ liên quan đến sở hữu trí tuệ cũng ngày càng được nâng cao. Các doanh nghiệp đã dành nhiều quan tâm tới việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thông qua đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Theo báo cáo thường niên Hoạt động sở hữu trí tuệ năm 2016 của Cục Sở hữu trí tuệ, lượng đơn xác lập quyền sở hữu công nghiệp nộp vào Cục tăng cao 14,2%; kết quả xử lý đơn sáng chế của người Việt Nam được quan tâm và thúc đẩy, tăng 23% so với năm 2015. Tuy nhiên, hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, trong đó có bản quyền phần mềm vẫn chưa được các doanh nghiệp nhận thức đầy đủ.
Phó Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Trần Văn Minh cho biết, hằng năm, thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương tổ chức nhiều đợt kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan đặc biệt là chương trình máy tính.
Năm 2017, đã có hơn 2.400 máy tính tại 63 doanh nghiệp phải chấp hành việc thanh tra, kiểm tra theo đơn yêu cầu xử lý xâm phạm quyền tác giả của chủ sở hữu; trong đó, có 54 doanh nghiệp có hành vi sao chép chương trình phần mềm máy tính mà không được phép của chủ sở hữu; xử lý vi phạm hành chính 1,65 tỷ đồng.
Riêng từ đầu năm 2018 đến nay, thanh tra của Bộ đã tiến hành thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về quyền tác giả đối với chương trình phần mềm máy tính tại 26 doanh nghiệp, xử phạt vi phạm hành chính 750 triệu đồng...
Mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến trong việc giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm, nhưng theo công bố của Liên minh phần mềm (BSA) thì tỷ lệ vi phạm vẫn ở mức 78% (tính đến năm 2016). Nguyên nhân dẫn tới tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ, theo ý kiến một số chuyên gia chủ yếu là do nhận thức và hiểu biết; đặc biệt là ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân còn nhiều hạn chế.
Từ đó, các chuyên gia khuyến cáo, đã tới lúc lãnh đạo các doanh nghiệp cần gấp rút rà soát lại tình hình sử dụng phần mềm tại doanh nghiệp và có hành động kịp thời để tránh những tổn thất nặng nề về uy tín, tài chính, cũng như hoạt động của doanh nghiệp nếu một ngày các hành vi vi phạm bị cơ quan chức năng phát hiện.
Đặc biệt, trong sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc chú trọng tới quyền sở hữu trí tuệ và khoa học - công nghệ cần được tập trung ưu tiên, đầu tư. Bởi, Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng về kinh tế với khu vực và thế giới thông qua các hiệp định thương mại tự do với các đối tác hàng đầu như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu. Do đó, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ bao gồm cả thực thi bằng biện pháp hình sự là một trong những nội dung quan trọng trong đàm phán các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và là nội dung được đặc biệt nhấn mạnh bởi các đối tác phát triển.
Thông qua Tọa đàm, góp phần giúp các doanh nghiệp và các nhà quản lý hiểu rõ hơn các vấn đề pháp lý liên quan tới việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo quy định mới, đồng thời giúp doanh nghiệp có những giải pháp cần thiết để bảo vệ an toàn thông tin, quyền sở hữu trí tuệ và tránh những nguy cơ truy cứu trách nhiệm hình sự./.
Không ngừng gìn giữ và phát huy quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào  (18/04/2018)
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quốc phòng và an ninh trong tình hình mới  (18/04/2018)
Để Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả  (18/04/2018)
Khởi tố 7 bị can liên quan đến vụ án Phan Văn Anh Vũ  (18/04/2018)
Kỳ họp lần thứ ba Ủy ban hợp tác song phương Việt Nam - Indonesia  (17/04/2018)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên