Những đóng góp của BIDV vào sự phát triển kinh tế đất nước
21:50, ngày 08-01-2018
TCCSĐT - Năm 2017, bên cạnh việc cung ứng nguồn tín dụng gần 863 ngàn tỷ đồng phục vụ các nhu cầu của nền kinh tế, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao đáp ứng xu thế phát triển mới...
Cung ứng 862.604 tỷ đồng vốn tín dụng cho nền kinh tế
Chủ động, tích cực triển khai các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết số 01/NQ-CP và Chỉ thị 01/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, với những nỗ lực của mình, BIDV đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế vĩ mô và thúc đẩy sự phát triển của các địa phương; trong đó có việc cung ứng vốn tín dụng phục vụ nền kinh tế.
Theo thống kê sơ bộ, năm 2017, toàn ngành ngân hàng cung ứng khoảng 6,6 triệu tỷ đồng tín dụng (tăng trưởng xấp xỉ 19% so với 2016), giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nước ta ngày càng khởi sắc, đóng góp quan trọng vào kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6,81% đầy ấn tượng của năm 2017. Trong thành quả chung đó của ngành ngân hàng, BIDV góp phần tích cực với tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 862.604 tỷ đồng, tăng trưởng 17% so với 2016, chiếm 13,12% quy mô tín dụng toàn ngành ngân hàng.
Trong đó chú trọng cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghiệp cao). Dư nợ nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, xuất khẩu tăng từ 20-25%, riêng lĩnh vực cho vay ứng dụng công nghệ cao tăng trên 40%...
Một trong những thành công của BIDV năm qua là tăng trưởng tín dụng đối với phân khúc khách hàng cá nhân và phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối với khách hàng cá nhân, tín dụng bán lẻ tăng trưởng 33%, đạt 238.526 tỷ đồng, chiếm 27,5% tổng dư nợ tín dụng của BIDV. Bên cạnh nguồn vốn tín dụng, BIDV cũng tích cực phục vụ các nhu cầu về tài chính - ngân hàng khác của hơn 10 triệu khách hàng.
Tín dụng của BIDV dành cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 tăng trưởng 31% so với 2016, đạt 220.561 tỷ đồng, chiếm 25,6% tổng dư nợ tín dụng của BIDV (khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 14% so với năm 2016, đạt hơn 236.000 khách hàng). Năm qua, BIDV ban hành/sửa đổi 34 gói/sản phẩm tín dụng và phi tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa; nghiên cứu cải cách thủ tục cấp tín dụng hướng tới xây dựng quy trình gọn nhẹ, đơn giản phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp cùng các chương trình tín dụng linh hoạt về lãi suất, điều kiện tài sản bảo đảm...
Về kỳ hạn, dòng vốn tín dụng BIDV tập trung vào ngắn hạn với mức tăng trưởng 25%, trong khi tín dụng trung dài hạn tăng trưởng kiểm soát ở mức 8,3%.
Tích cực hỗ trợ thị trường, doanh nghiệp và các địa phương
Tích cực thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển kinh tế đất nước theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 35/NQ-CP, Chỉ thị số 26/CT-TTg,... BIDV giảm lãi suất cho vay đối với đối tượng ưu tiên về mức 6,5%/năm; tiết kiệm chi phí hoạt động thông qua quản lý chặt chẽ nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo sử dụng đúng nguồn chi, đúng mục đích, đẩy mạnh khoán chi phí để có điều kiện giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ khách hàng; đơn giản hóa quy trình cấp tín dụng; triển khai các chương trình/gói tín dụng với quy mô vốn hỗ trợ lên tới 50-60 nghìn tỷ/năm.
Đẩy mạnh cải cách hành chính theo chủ trương của Chính phủ, ngành ngân hàng, BIDV đã nghiên cứu, điều chỉnh rút ngắn các thủ tục, quy trình trong phục vụ khách hàng: quy trình tín dụng doanh nghiệp giảm 10%-40% thời gian, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp; quy trình tín dụng bán lẻ giảm 30% thời gian; các quy trình dịch vụ giảm 30-40%...
Đồng thời, BIDV cũng tích cực hỗ trợ phát triển kinh tế các địa phương thông qua nhiều hoạt động thiết thực như tổ chức các Hội thảo: “Thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Nam Trung Bộ”, “Giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”,... tham gia tổ chức 12 Hội nghị Xúc tiến đầu tư tại nhiều địa phương trong cả nước như Sơn La, Nghệ An, Thái Bình, Quảng Nam, Tuyên Quang…
Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, đưa ra thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ chất lượng cao
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp 4.0, điều tất yếu là các doanh nghiệp cần phản ứng dụng công nghệ vào hoạt động để phục vụ tốt hơn các yêu cầu của khách hàng. Đứng trước đòi hỏi này, BIDV cũng đã chú trọng đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ mới, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ Tài chính ngân hàng. Tiếp tục phát huy vị thế là Ngân hàng dẫn đầu chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin - truyền thông (ICT Index) trong khối các Ngân hàng Việt Nam trong suốt 10 năm qua, năm 2017, BIDV đã cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao như: sản phẩm BUNO - chuyển tiền không cần nhớ số tài khoản; sản phẩm Thanh toán qua Samsung Pay; sản phẩm Chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7 trên các kênh internet, di động và ATM; dịch vụ Nộp thuế Hải quan điện tử 24/7; sản phẩm BIDV SmartBanking; sản phẩm thanh toán sử dụng QR code...
Năm 2017, BIDV phục vụ 41 triệu giao dịch liên quan đến các dịch vụ ngân hàng điện tử (gấp đôi số lượng giao dịch năm 2016); tổng cộng lượt khách hàng đăng ký mới dịch vụ ngân hàng điện tử trong năm 2017 đạt trên 2,1 triệu lượt (tăng 37% so với năm 2016). Đến nay, tỷ lệ sử dụng sản phẩm - dịch vụ nói chung của khách hàng tại BIDV là 3,52 sản phẩm/1 khách hàng (tăng 6% so với năm 2016).
Một điểm nhấn của BIDV năm 2017 trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm, tiện ích hiện đại là việc chính thức triển khai hệ thống Contact Center với chức năng tiên tiến, hiện đại, tích hợp với các hệ thống quản lý ứng dụng khác của BIDV cho phép người dùng có khả năng truy cập ứng dụng và khai thác thông tin khách hàng một cách nhanh chóng. Ngoài ra, BIDV đã triển khai thành công Chi nhánh trực tuyến trên Facebook, đa dạng cách thức tiếp cận của khách hàng với ngân hàng đồng thời cập nhật thường xuyên thông tin về các sản phẩm - dịch vụ và các chương trình khuyến mại mới nhất của BIDV.
Tính đến hết ngày 31-12-2017, tổng tài sản BIDV đạt 1.176.000 tỷ đồng, tăng trưởng 16,7% so với 2016; tiếp tục khẳng định vị thế Ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn nhất Việt Nam. BIDV nộp Ngân sách Nhà nước hơn 5.000 tỷ đồng trong năm 2017, đứng trong top đầu các doanh nghiệp nộp ngân sách Nhà nước.
BIDV cũng phục vụ tốt các nhu cầu đa dạng của khách hàng với hệ thống mạng lưới gồm 191 chi nhánh và 854 phòng giao dịch, cùng với 1.825 ATM và khoảng 56.000 POS trên toàn quốc.
Năm 2017, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, BIDV được Nhà nước Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, được Nhà nước Lào tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, được Quốc vương Campuchia tặng Huân chương Monisaraphon hạng Mohasereivath. BIDV cũng được Tạp chí The Banker bình chọn “Top 1.000 Ngân hàng toàn cầu”; được Brand Finance bình chọn “Ngân hàng thương mại có giá trị thương hiệu trong top 500 toàn cầu và đứng đầu Việt Nam”, được Ngân hàng Phát triển châu Á công nhận là “Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam”.../.
Chủ động, tích cực triển khai các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết số 01/NQ-CP và Chỉ thị 01/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, với những nỗ lực của mình, BIDV đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế vĩ mô và thúc đẩy sự phát triển của các địa phương; trong đó có việc cung ứng vốn tín dụng phục vụ nền kinh tế.
BIDV và Hiệp hội doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Việt Nam (VINASME) ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện nhằm mục đích hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ |
Theo thống kê sơ bộ, năm 2017, toàn ngành ngân hàng cung ứng khoảng 6,6 triệu tỷ đồng tín dụng (tăng trưởng xấp xỉ 19% so với 2016), giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nước ta ngày càng khởi sắc, đóng góp quan trọng vào kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6,81% đầy ấn tượng của năm 2017. Trong thành quả chung đó của ngành ngân hàng, BIDV góp phần tích cực với tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 862.604 tỷ đồng, tăng trưởng 17% so với 2016, chiếm 13,12% quy mô tín dụng toàn ngành ngân hàng.
Trong đó chú trọng cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ (nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp ứng dụng công nghiệp cao). Dư nợ nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, xuất khẩu tăng từ 20-25%, riêng lĩnh vực cho vay ứng dụng công nghệ cao tăng trên 40%...
Một trong những thành công của BIDV năm qua là tăng trưởng tín dụng đối với phân khúc khách hàng cá nhân và phân khúc khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối với khách hàng cá nhân, tín dụng bán lẻ tăng trưởng 33%, đạt 238.526 tỷ đồng, chiếm 27,5% tổng dư nợ tín dụng của BIDV. Bên cạnh nguồn vốn tín dụng, BIDV cũng tích cực phục vụ các nhu cầu về tài chính - ngân hàng khác của hơn 10 triệu khách hàng.
Tín dụng của BIDV dành cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 tăng trưởng 31% so với 2016, đạt 220.561 tỷ đồng, chiếm 25,6% tổng dư nợ tín dụng của BIDV (khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng 14% so với năm 2016, đạt hơn 236.000 khách hàng). Năm qua, BIDV ban hành/sửa đổi 34 gói/sản phẩm tín dụng và phi tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa; nghiên cứu cải cách thủ tục cấp tín dụng hướng tới xây dựng quy trình gọn nhẹ, đơn giản phù hợp với doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp cùng các chương trình tín dụng linh hoạt về lãi suất, điều kiện tài sản bảo đảm...
Về kỳ hạn, dòng vốn tín dụng BIDV tập trung vào ngắn hạn với mức tăng trưởng 25%, trong khi tín dụng trung dài hạn tăng trưởng kiểm soát ở mức 8,3%.
Tích cực hỗ trợ thị trường, doanh nghiệp và các địa phương
Tích cực thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển kinh tế đất nước theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 35/NQ-CP, Chỉ thị số 26/CT-TTg,... BIDV giảm lãi suất cho vay đối với đối tượng ưu tiên về mức 6,5%/năm; tiết kiệm chi phí hoạt động thông qua quản lý chặt chẽ nguồn vốn kinh doanh, đảm bảo sử dụng đúng nguồn chi, đúng mục đích, đẩy mạnh khoán chi phí để có điều kiện giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ khách hàng; đơn giản hóa quy trình cấp tín dụng; triển khai các chương trình/gói tín dụng với quy mô vốn hỗ trợ lên tới 50-60 nghìn tỷ/năm.
Thực hiện các mục tiêu phát triển
bền vững, đầu tư vào tăng trưởng xanh, trong thời gian qua, BIDV đã thực
hiện cung ứng tín dụng xanh đạt 2 tỷ USD, mức tăng dư nợ tín dụng xanh
hàng năm khoảng 18 - 20%, tập trung vào các lĩnh vực như sản xuất điện
năng, năng lượng tái tạo, cấp thoát nước, chống ngập, nông nghiệp công
nghệ cao… |
Đẩy mạnh cải cách hành chính theo chủ trương của Chính phủ, ngành ngân hàng, BIDV đã nghiên cứu, điều chỉnh rút ngắn các thủ tục, quy trình trong phục vụ khách hàng: quy trình tín dụng doanh nghiệp giảm 10%-40% thời gian, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp; quy trình tín dụng bán lẻ giảm 30% thời gian; các quy trình dịch vụ giảm 30-40%...
Đồng thời, BIDV cũng tích cực hỗ trợ phát triển kinh tế các địa phương thông qua nhiều hoạt động thiết thực như tổ chức các Hội thảo: “Thúc đẩy tiếp cận tài chính toàn diện phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Nam Trung Bộ”, “Giải pháp tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”,... tham gia tổ chức 12 Hội nghị Xúc tiến đầu tư tại nhiều địa phương trong cả nước như Sơn La, Nghệ An, Thái Bình, Quảng Nam, Tuyên Quang…
Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, đưa ra thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ chất lượng cao
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp 4.0, điều tất yếu là các doanh nghiệp cần phản ứng dụng công nghệ vào hoạt động để phục vụ tốt hơn các yêu cầu của khách hàng. Đứng trước đòi hỏi này, BIDV cũng đã chú trọng đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ mới, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ Tài chính ngân hàng. Tiếp tục phát huy vị thế là Ngân hàng dẫn đầu chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin - truyền thông (ICT Index) trong khối các Ngân hàng Việt Nam trong suốt 10 năm qua, năm 2017, BIDV đã cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao như: sản phẩm BUNO - chuyển tiền không cần nhớ số tài khoản; sản phẩm Thanh toán qua Samsung Pay; sản phẩm Chuyển tiền nhanh liên ngân hàng 24/7 trên các kênh internet, di động và ATM; dịch vụ Nộp thuế Hải quan điện tử 24/7; sản phẩm BIDV SmartBanking; sản phẩm thanh toán sử dụng QR code...
Năm 2017, BIDV cung ứng 862.604 tỷ đồng vốn tín dụng phục vụ các nhu cầu của nền kinh tế |
Năm 2017, BIDV phục vụ 41 triệu giao dịch liên quan đến các dịch vụ ngân hàng điện tử (gấp đôi số lượng giao dịch năm 2016); tổng cộng lượt khách hàng đăng ký mới dịch vụ ngân hàng điện tử trong năm 2017 đạt trên 2,1 triệu lượt (tăng 37% so với năm 2016). Đến nay, tỷ lệ sử dụng sản phẩm - dịch vụ nói chung của khách hàng tại BIDV là 3,52 sản phẩm/1 khách hàng (tăng 6% so với năm 2016).
Một điểm nhấn của BIDV năm 2017 trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm, tiện ích hiện đại là việc chính thức triển khai hệ thống Contact Center với chức năng tiên tiến, hiện đại, tích hợp với các hệ thống quản lý ứng dụng khác của BIDV cho phép người dùng có khả năng truy cập ứng dụng và khai thác thông tin khách hàng một cách nhanh chóng. Ngoài ra, BIDV đã triển khai thành công Chi nhánh trực tuyến trên Facebook, đa dạng cách thức tiếp cận của khách hàng với ngân hàng đồng thời cập nhật thường xuyên thông tin về các sản phẩm - dịch vụ và các chương trình khuyến mại mới nhất của BIDV.
Tính đến hết ngày 31-12-2017, tổng tài sản BIDV đạt 1.176.000 tỷ đồng, tăng trưởng 16,7% so với 2016; tiếp tục khẳng định vị thế Ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn nhất Việt Nam. BIDV nộp Ngân sách Nhà nước hơn 5.000 tỷ đồng trong năm 2017, đứng trong top đầu các doanh nghiệp nộp ngân sách Nhà nước.
BIDV cũng phục vụ tốt các nhu cầu đa dạng của khách hàng với hệ thống mạng lưới gồm 191 chi nhánh và 854 phòng giao dịch, cùng với 1.825 ATM và khoảng 56.000 POS trên toàn quốc.
Năm 2017, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, BIDV được Nhà nước Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, được Nhà nước Lào tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất, được Quốc vương Campuchia tặng Huân chương Monisaraphon hạng Mohasereivath. BIDV cũng được Tạp chí The Banker bình chọn “Top 1.000 Ngân hàng toàn cầu”; được Brand Finance bình chọn “Ngân hàng thương mại có giá trị thương hiệu trong top 500 toàn cầu và đứng đầu Việt Nam”, được Ngân hàng Phát triển châu Á công nhận là “Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam”.../.
Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018  (08/01/2018)
Nhiều nhiệm vụ đặt ra với ngành tài nguyên môi trường  (08/01/2018)
Việt Nam tham gia tích cực vào hợp tác Mê Công - Lan Thương  (08/01/2018)
Chủ tịch Quốc hội chủ trì Phiên họp chuẩn bị Hội nghị APPF 26  (08/01/2018)
Kỷ niệm 68 năm Ngày truyền thống Học sinh - Sinh viên Việt Nam  (08/01/2018)
Khôi phục đà tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và Trung Đông  (08/01/2018)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên