Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 03 đến 09-7-2017)
22:20, ngày 11-07-2017
TCCSĐT - Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, ngày 07-7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành các văn bản điều chỉnh giảm lãi suất có hiệu lực từ ngày 10-7-2017.
Việt Nam - Đức ký kết 36 thỏa thuận hợp tác, tổng trị giá 4 tỷ USD
Diễn đàn doanh nghiệp Việt-Đức diễn ra chiều 06-7 theo giờ Thủ đô Berlin là một trong những hoạt động xúc tiến hợp tác thương mại, đầu tư nổi bật trong chuyến thăm chính thức làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Cộng hòa Liên bang Đức, với sự tham dự của khoảng 600 doanh nghiệp Đức và trên 100 doanh nghiệp Việt Nam và chứng kiến lễ trao 36 thỏa thuận hợp tác giữa các cơ quan và doanh nghiệp hai nước với tổng trị giá trên 4 tỷ USD.
Đại diện các doanh nghiệp, nhà đầu tư Đức tại Diễn đàn bày tỏ quyết tâm phối hợp cùng các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy nhiều hơn nữa các chương trình, dự án đầu tư, đóng góp vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trên cơ sở các tiềm năng, thế mạnh, các thành tựu của nền công nghiệp công nghệ cao Cộng hòa Liên bang Đức. Hai bên cùng nỗ lực phấn đấu nâng cán cân thương mại lên 20 tỷ USD thay vì mức 14 tỷ USD như hiện nay.
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư Đức mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện khung hành lang pháp lý; không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Đức triển khai thuận lợi các dự án hợp tác sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Đức cũng kỳ vọng sau khi đi vào hoạt động, Dự án Ngôi nhà Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh, cùng Đại học Việt Đức - những dự án hải đăng trong quan hệ đối tác chiến lược Việt - Đức sẽ tạo xung lực mạnh mẽ cho quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước.
Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn Đức, với tư cách là nền kinh tế lớn nhất và là thành viên có tầm ảnh hưởng trong EU cũng như các tổ chức, các diễn đàn đa phương toàn cầu, sẽ là người bạn tin cậy của Việt Nam, hỗ trợ thu hút sự quan tâm và nguồn lực của quốc tế vào các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, đặc biệt, trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, tự động hóa, đào tạo nghề và giáo dục đại học. Công nghệ và kinh nghiệm quản trị của Đức có thể giúp Việt Nam vượt lên nhanh chóng trong xu hướng của cách mạng công nghiệp 4.0.
Nhu cầu và sức phát triển của ngành công nghiệp ôtô tại Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Việt Nam mong Đức sẽ hỗ trợ nâng cao tỷ lệ nội địa hóa thông qua khuyến khích các doanh nghiệp Đức đầu tư vào công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam, khuyến khích các liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp địa phương, kể cả ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
Thủ tướng tin tưởng, sau diễn đàn này, một không khí đầu tư, một làn sóng đầu tư mới với sự hợp tác của Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam, của chính quyền Việt Nam, nhất định làn sóng đầu tư mới của Đức vào Việt Nam sẽ tốt hơn, hiệu quả hơn, mang lại lợi ích thiết thực cho hai nước Việt - Đức.
Chiến lược thị trường xuất khẩu gạo: Giảm số lượng, tăng giá trị
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là phát triển các thị trường xuất khẩu gạo với quy mô, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hợp lý, ổn định, bền vững và hiệu quả; củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống, trọng điểm và phát triển các thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng.
Theo số liệu nghiên cứu, đến năm 2030, thị trường châu Á sẽ chiếm tỷ trọng khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, thị trường châu Phi chiếm khoảng 25%, thị trường Trung Đông chiếm khoảng 5%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 6%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 10%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 4%.
Vì vậy, chiến lược của Việt Nam là tăng cường liên kết gắn sản xuất với thị trường theo chuỗi giá trị, bảo đảm chất lượng gạo xuất khẩu từ khâu sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi giá trị gạo toàn cầu. Tăng cường đưa sản phẩm gạo Việt Nam vào các kênh phân phối trực tiếp tại các thị trường; nâng cao giá trị, đảm bảo hiệu quả xuất khẩu.
Khẳng định uy tín và thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường, thúc đẩy xuất khẩu góp phần tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa với giá có lợi cho người nông dân, thực hiện các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo.
Chiến lược phấn đấu điều chỉnh giảm dần lượng gạo hàng hóa xuất khẩu nhưng giữ ổn định và tăng trị giá xuất khẩu gạo; chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu; tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp và mang thương hiệu gạo Việt Nam. Cơ cấu thị trường điều chỉnh phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu và xu thế diễn biến thị trường gạo thế giới.
Cụ thể, phấn đấu vào năm 2030 lượng gạo xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn. Tỷ trọng gạo trắng thường chỉ chiếm khoảng 25%, trong đó gạo phẩm cấp thấp và trung bình không vượt quá 10% tổng lượng gạo xuất khẩu.
Các loại gạo thơm, gạo đặc sản, gạo japonica chiếm khoảng 40%, gạo nếp chiếm khoảng 25%. Tăng dần tỷ trọng các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng, gạo đồ, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm khác từ lúa gạo (khoảng trên 10%).
Định hướng chung của Chiến lược là chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng bền vững, khai thác hiệu quả nhu cầu nhập khẩu gạo thông dụng của các thị trường trọng điểm, truyền thống, đồng thời chú trọng phát triển các thị trường có nhu cầu nhập khẩu gạo có chất lượng, giá trị cao và các sản phẩm chế biến từ thóc, gạo, các thị trường có quan hệ đối tác bền vững về thương mại và đầu tư.
Chiến lược cũng hướng đến việc tận dụng lợi thế cạnh tranh để củng cố vị thế và khai thác hiệu quả các thị trường gần, thị trường truyền thống, trọng điểm có nhu cầu nhập khẩu gạo phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại.
Song song phát triển các thị trường mới, thị trường tiềm năng, tăng tỷ trọng các thị trường nhập khẩu gạo chất lượng, giá trị gia tăng cao; từng bước giảm tỷ trọng các thị trường nhập khẩu gạo có chất lượng, giá trị gia tăng và hiệu quả thấp, không ổn định. Tận dụng tốt các ngách thị trường phù hợp tại tất cả các khu vực thị trường.
Ngân hàng Nhà nước giảm 0,25% các mức lãi suất điều hành
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, ngày 07-7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành các văn bản điều chỉnh giảm lãi suất có hiệu lực từ ngày 10-7-2017.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng; giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, trong 6 tháng đầu năm 2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện đồng bộ các giải pháp điều hành. Qua đó đáp ứng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng cung ứng vốn tín dụng đối với nền kinh tế, ổn định mặt bằng lãi suất, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, góp phần tích cực trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý.
Để thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện đúng các quy định và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất tiền gửi của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế.
Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng cần chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo thanh khoản; thực hiện các giải pháp tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có cơ sở giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh; áp dụng mức thu phí hợp lý đối với các khoản phí được thu theo quy định của pháp luật nhằm chia sẻ khó khăn đối với khách hàng vay.
Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố cần chủ động đôn đốc và hướng dẫn tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện các giải pháp về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với tổ chức tín dụng trên địa bàn trong việc chấp hành quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện văn bản này. Định kỳ vào ngày 20 hằng tháng, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo tình hình, kết quả triển khai thực hiện các giải pháp nêu tại mục 1; báo cáo tình hình lãi suất huy động và lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam bắt đầu từ kỳ báo cáo tháng 7-2017 về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Hội nghị G20: WB triển khai chương trình hỗ trợ nữ doanh nhân
Ngày 08-7, Ngân hàng Thế giới (WB) đã triển khai một chương trình tín dụng ưu đãi trị giá 300 tỷ USD mỗi năm nhằm hỗ trợ các nữ doanh nhân tại các nước đang phát triển. Đây là sáng kiến của cố vấn đặc biệt của Nhà Trắng Ivanka Trump, cũng là con gái Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Chương trình tín dụng theo mô hình đối tác công-tư này sẽ giúp chính phủ các nước cải thiện các điều luật và quy định đang cản trở các nữ doanh nhân tiếp cận nguồn vốn, đồng thời kêu gọi các thể chế tài chính có những chính sách công bằng hơn với những công ty do các nữ doanh nhân sáng lập.
Cố vấn Ivanka Trump cho rằng dù ở bất cứ đâu trên thế giới, các nữ doanh nhân cũng đều vấp phải khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Vì vậy, việc giúp các nữ doanh nhân tại các nước đang phát triển dễ dàng tiếp cận vốn vay ưu đãi là nhiệm vụ trọng tâm của dự án này.
Cũng theo bà Ivanka, việc dành sự ưu tiên cho phụ nữ, đặc biệt là tại các quốc gia Hồi giáo, là vô cùng quan trọng bởi các ngân hàng và thể chế tài chính tại các nước này thường kém chào đón các khách hàng nữ.
Hiện dự án đã thu hút được 325 triệu USD đóng góp từ nhiều quốc gia lớn trong đó có Đức, Mỹ, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Sáng kiến trên của WB được công bố trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Hamburg, Đức.
Bà Ivanka có mặt tại đây để tham dự một sự kiện của WB về thúc đẩy quyền và lợi ích của nữ giới. Tham gia sự kiện này còn có Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde.
EU và Nhật Bản đạt đồng thuận về thỏa thuận FTA lịch sử
Sau 4 năm đàm phán, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản đã đạt được đồng thuận chính trị rộng rãi về một thỏa thuận thương mại tự do (FTA) lịch sử.
Trong thông báo đăng ngày 05-7 trên trang mạng Twitter sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida tại Brussels (Bỉ), Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstroem nêu rõ các bộ trưởng EU và Nhật Bản đã đạt được sự đồng thuận chính trị về một thỏa thuận thương mại song phương.
Theo quan chức trên, hai bên đã giải quyết được một số ít những bất đồng còn lại và khuyến nghị các nhà lãnh đạo xác nhận thỏa thuận này tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Hamburg (Đức) tới đây.
Thỏa thuận giữa EU và Nhật Bản đánh dấu một chiến thắng lớn cho thương mại tự do trong bối cảnh chỉ còn 2 ngày nữa là diễn ra hội nghị G20, trong đó Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là sẽ bảo vệ chính sách "Nước Mỹ trên hết" với chủ trương bảo hộ thương mại.
Trước đó, ngày 30-6 vừa qua, các quan chức Nhật Bản và EU đã bước vào vòng đàm phán giai đoạn cuối cùng về thỏa thuận tự do thương mại song phương, được khởi động từ từ năm 2013.
Với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chiếm 30% toàn cầu, Nhật Bản và EU đang tranh luận về việc cắt giảm mức thuế đánh vào mặt hàng ôtô của Nhật Bản xuất sang thị trường EU cũng như các nông sản của EU nhập vào Nhật Bản./.
Diễn đàn doanh nghiệp Việt-Đức diễn ra chiều 06-7 theo giờ Thủ đô Berlin là một trong những hoạt động xúc tiến hợp tác thương mại, đầu tư nổi bật trong chuyến thăm chính thức làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Cộng hòa Liên bang Đức, với sự tham dự của khoảng 600 doanh nghiệp Đức và trên 100 doanh nghiệp Việt Nam và chứng kiến lễ trao 36 thỏa thuận hợp tác giữa các cơ quan và doanh nghiệp hai nước với tổng trị giá trên 4 tỷ USD.
Đại diện các doanh nghiệp, nhà đầu tư Đức tại Diễn đàn bày tỏ quyết tâm phối hợp cùng các doanh nghiệp Việt Nam thúc đẩy nhiều hơn nữa các chương trình, dự án đầu tư, đóng góp vào tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trên cơ sở các tiềm năng, thế mạnh, các thành tựu của nền công nghiệp công nghệ cao Cộng hòa Liên bang Đức. Hai bên cùng nỗ lực phấn đấu nâng cán cân thương mại lên 20 tỷ USD thay vì mức 14 tỷ USD như hiện nay.
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư Đức mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh việc hoàn thiện khung hành lang pháp lý; không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Đức triển khai thuận lợi các dự án hợp tác sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp Đức cũng kỳ vọng sau khi đi vào hoạt động, Dự án Ngôi nhà Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh, cùng Đại học Việt Đức - những dự án hải đăng trong quan hệ đối tác chiến lược Việt - Đức sẽ tạo xung lực mạnh mẽ cho quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa hai nước.
Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn Đức, với tư cách là nền kinh tế lớn nhất và là thành viên có tầm ảnh hưởng trong EU cũng như các tổ chức, các diễn đàn đa phương toàn cầu, sẽ là người bạn tin cậy của Việt Nam, hỗ trợ thu hút sự quan tâm và nguồn lực của quốc tế vào các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, đặc biệt, trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, tự động hóa, đào tạo nghề và giáo dục đại học. Công nghệ và kinh nghiệm quản trị của Đức có thể giúp Việt Nam vượt lên nhanh chóng trong xu hướng của cách mạng công nghiệp 4.0.
Nhu cầu và sức phát triển của ngành công nghiệp ôtô tại Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Việt Nam mong Đức sẽ hỗ trợ nâng cao tỷ lệ nội địa hóa thông qua khuyến khích các doanh nghiệp Đức đầu tư vào công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam, khuyến khích các liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp địa phương, kể cả ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, năng lượng gió.
Thủ tướng tin tưởng, sau diễn đàn này, một không khí đầu tư, một làn sóng đầu tư mới với sự hợp tác của Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam, của chính quyền Việt Nam, nhất định làn sóng đầu tư mới của Đức vào Việt Nam sẽ tốt hơn, hiệu quả hơn, mang lại lợi ích thiết thực cho hai nước Việt - Đức.
Chiến lược thị trường xuất khẩu gạo: Giảm số lượng, tăng giá trị
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2030. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược là phát triển các thị trường xuất khẩu gạo với quy mô, cơ cấu thị trường, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hợp lý, ổn định, bền vững và hiệu quả; củng cố các thị trường xuất khẩu truyền thống, trọng điểm và phát triển các thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng.
Theo số liệu nghiên cứu, đến năm 2030, thị trường châu Á sẽ chiếm tỷ trọng khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo, thị trường châu Phi chiếm khoảng 25%, thị trường Trung Đông chiếm khoảng 5%, thị trường châu Âu chiếm khoảng 6%, thị trường châu Mỹ chiếm khoảng 10%, thị trường châu Đại Dương chiếm khoảng 4%.
Vì vậy, chiến lược của Việt Nam là tăng cường liên kết gắn sản xuất với thị trường theo chuỗi giá trị, bảo đảm chất lượng gạo xuất khẩu từ khâu sản xuất, tham gia sâu vào chuỗi giá trị gạo toàn cầu. Tăng cường đưa sản phẩm gạo Việt Nam vào các kênh phân phối trực tiếp tại các thị trường; nâng cao giá trị, đảm bảo hiệu quả xuất khẩu.
Khẳng định uy tín và thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường, thúc đẩy xuất khẩu góp phần tiêu thụ hết thóc, gạo hàng hóa với giá có lợi cho người nông dân, thực hiện các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo.
Chiến lược phấn đấu điều chỉnh giảm dần lượng gạo hàng hóa xuất khẩu nhưng giữ ổn định và tăng trị giá xuất khẩu gạo; chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu; tăng tỷ lệ gạo xuất khẩu trực tiếp và mang thương hiệu gạo Việt Nam. Cơ cấu thị trường điều chỉnh phù hợp với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu và xu thế diễn biến thị trường gạo thế giới.
Cụ thể, phấn đấu vào năm 2030 lượng gạo xuất khẩu khoảng 4 triệu tấn. Tỷ trọng gạo trắng thường chỉ chiếm khoảng 25%, trong đó gạo phẩm cấp thấp và trung bình không vượt quá 10% tổng lượng gạo xuất khẩu.
Các loại gạo thơm, gạo đặc sản, gạo japonica chiếm khoảng 40%, gạo nếp chiếm khoảng 25%. Tăng dần tỷ trọng các sản phẩm gạo có giá trị gia tăng cao như gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng, gạo đồ, gạo hữu cơ, bột gạo, sản phẩm chế biến từ gạo, cám gạo và một số phụ phẩm khác từ lúa gạo (khoảng trên 10%).
Định hướng chung của Chiến lược là chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng bền vững, khai thác hiệu quả nhu cầu nhập khẩu gạo thông dụng của các thị trường trọng điểm, truyền thống, đồng thời chú trọng phát triển các thị trường có nhu cầu nhập khẩu gạo có chất lượng, giá trị cao và các sản phẩm chế biến từ thóc, gạo, các thị trường có quan hệ đối tác bền vững về thương mại và đầu tư.
Chiến lược cũng hướng đến việc tận dụng lợi thế cạnh tranh để củng cố vị thế và khai thác hiệu quả các thị trường gần, thị trường truyền thống, trọng điểm có nhu cầu nhập khẩu gạo phù hợp với điều kiện sản xuất hiện tại.
Song song phát triển các thị trường mới, thị trường tiềm năng, tăng tỷ trọng các thị trường nhập khẩu gạo chất lượng, giá trị gia tăng cao; từng bước giảm tỷ trọng các thị trường nhập khẩu gạo có chất lượng, giá trị gia tăng và hiệu quả thấp, không ổn định. Tận dụng tốt các ngách thị trường phù hợp tại tất cả các khu vực thị trường.
Ngân hàng Nhà nước giảm 0,25% các mức lãi suất điều hành
Thực hiện chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, ngày 07-7, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành các văn bản điều chỉnh giảm lãi suất có hiệu lực từ ngày 10-7-2017.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm 0,25%/năm các mức lãi suất điều hành gồm lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng; giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, trong 6 tháng đầu năm 2017, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện đồng bộ các giải pháp điều hành. Qua đó đáp ứng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng cung ứng vốn tín dụng đối với nền kinh tế, ổn định mặt bằng lãi suất, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ, góp phần tích cực trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý.
Để thực hiện có hiệu quả các chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện đúng các quy định và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất tiền gửi của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế.
Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng cần chủ động cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn để đảm bảo thanh khoản; thực hiện các giải pháp tiết giảm chi phí hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh để có cơ sở giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh; áp dụng mức thu phí hợp lý đối với các khoản phí được thu theo quy định của pháp luật nhằm chia sẻ khó khăn đối với khách hàng vay.
Đối với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố cần chủ động đôn đốc và hướng dẫn tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện các giải pháp về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với tổ chức tín dụng trên địa bàn trong việc chấp hành quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về lãi suất.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện văn bản này. Định kỳ vào ngày 20 hằng tháng, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài báo cáo tình hình, kết quả triển khai thực hiện các giải pháp nêu tại mục 1; báo cáo tình hình lãi suất huy động và lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam bắt đầu từ kỳ báo cáo tháng 7-2017 về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Hội nghị G20: WB triển khai chương trình hỗ trợ nữ doanh nhân
Ngày 08-7, Ngân hàng Thế giới (WB) đã triển khai một chương trình tín dụng ưu đãi trị giá 300 tỷ USD mỗi năm nhằm hỗ trợ các nữ doanh nhân tại các nước đang phát triển. Đây là sáng kiến của cố vấn đặc biệt của Nhà Trắng Ivanka Trump, cũng là con gái Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Chương trình tín dụng theo mô hình đối tác công-tư này sẽ giúp chính phủ các nước cải thiện các điều luật và quy định đang cản trở các nữ doanh nhân tiếp cận nguồn vốn, đồng thời kêu gọi các thể chế tài chính có những chính sách công bằng hơn với những công ty do các nữ doanh nhân sáng lập.
Cố vấn Ivanka Trump cho rằng dù ở bất cứ đâu trên thế giới, các nữ doanh nhân cũng đều vấp phải khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Vì vậy, việc giúp các nữ doanh nhân tại các nước đang phát triển dễ dàng tiếp cận vốn vay ưu đãi là nhiệm vụ trọng tâm của dự án này.
Cũng theo bà Ivanka, việc dành sự ưu tiên cho phụ nữ, đặc biệt là tại các quốc gia Hồi giáo, là vô cùng quan trọng bởi các ngân hàng và thể chế tài chính tại các nước này thường kém chào đón các khách hàng nữ.
Hiện dự án đã thu hút được 325 triệu USD đóng góp từ nhiều quốc gia lớn trong đó có Đức, Mỹ, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Sáng kiến trên của WB được công bố trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Hamburg, Đức.
Bà Ivanka có mặt tại đây để tham dự một sự kiện của WB về thúc đẩy quyền và lợi ích của nữ giới. Tham gia sự kiện này còn có Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde.
EU và Nhật Bản đạt đồng thuận về thỏa thuận FTA lịch sử
Sau 4 năm đàm phán, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản đã đạt được đồng thuận chính trị rộng rãi về một thỏa thuận thương mại tự do (FTA) lịch sử.
Trong thông báo đăng ngày 05-7 trên trang mạng Twitter sau cuộc gặp với Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida tại Brussels (Bỉ), Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmstroem nêu rõ các bộ trưởng EU và Nhật Bản đã đạt được sự đồng thuận chính trị về một thỏa thuận thương mại song phương.
Theo quan chức trên, hai bên đã giải quyết được một số ít những bất đồng còn lại và khuyến nghị các nhà lãnh đạo xác nhận thỏa thuận này tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Hamburg (Đức) tới đây.
Thỏa thuận giữa EU và Nhật Bản đánh dấu một chiến thắng lớn cho thương mại tự do trong bối cảnh chỉ còn 2 ngày nữa là diễn ra hội nghị G20, trong đó Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là sẽ bảo vệ chính sách "Nước Mỹ trên hết" với chủ trương bảo hộ thương mại.
Trước đó, ngày 30-6 vừa qua, các quan chức Nhật Bản và EU đã bước vào vòng đàm phán giai đoạn cuối cùng về thỏa thuận tự do thương mại song phương, được khởi động từ từ năm 2013.
Với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chiếm 30% toàn cầu, Nhật Bản và EU đang tranh luận về việc cắt giảm mức thuế đánh vào mặt hàng ôtô của Nhật Bản xuất sang thị trường EU cũng như các nông sản của EU nhập vào Nhật Bản./.
Hồ Chí Minh - Người mở ra con đường hội nhập thế giới cho Việt Nam  (11/07/2017)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 03-7 đến ngày 09-7-2017)  (11/07/2017)
Kỷ niệm Quốc khánh Cộng hòa Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh  (11/07/2017)
Bộ trưởng Quốc phòng thăm hỏi, tặng quà thương binh, bệnh binh  (11/07/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên