Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam
TCCSĐT - Chiều 05-12-2016, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới (WB) công bố báo cáo Cập nhật kinh tế Việt Nam, nhận định về triển vọng trung hạn của Việt Nam cũng như những rủi ro trong nước và bên ngoài. Báo cáo nhận định, tái cơ cấu sâu hơn là vấn đề thiết yếu để tăng trưởng dựa trên năng suất.
Báo cáo nhận định, mặc dù môi trường toàn cầu chưa khởi sắc, kinh tế Việt Nam vẫn ổn định nhờ nhu cầu trong nước cao và ngành sản xuất chế tạo chế biến định hướng xuất khẩu, với tăng trưởng GDP dự kiến đạt 6% năm 2016.
Theo Báo cáo, mặc dù tăng trưởng của Việt Nam giảm nhẹ xuống 5,9% trong 03 quý đầu năm, chủ yếu do đợt hạn hán nghiêm trọng khiến sản lượng nông nghiệp thấp; sản lượng dầu thô bị cắt giảm và nhu cầu bên ngoài chững lại, nhưng các yếu tố bảo đảm tăng trưởng - sức cầu trong nước ổn định và nền sản xuất chế tạo chế biến đinh hướng xuất khẩu - nhìn chung vẫn đứng vững. Và tăng trưởng của Việt Nam đạt được trong điều kiện lạm phát thấp, tài khoản vãng lai thặng dư cao. Mặc dù giá dịch vụ y tế và giáo dục tăng, lạm phát vẫn ở mức thấp, trong khi lạm phát dự kiến không vượt chỉ tiêu chính thức là 5%.
Ông Ousmane Dione, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam nhận định: “Ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam là môi trường thuận lợi để các nhà hoạch định chính sách đẩy mạnh tái cơ cấu. Đây là điều kiện thiết yếu để tiến tới mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất. Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020 vừa được Quốc hội thông qua sẽ xử lý được một số bất cập phát sinh trong quá trình tăng trưởng kinh tế”.
Báo cáo cho biết, bội chi ngân sách của Việt Nam đang ở mức cao và đang tiến sát ngưỡng Quốc hội cho phép là 65% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Tuy nhiên, Chính phủ đã tiếp tục cam kết củng cố tình hình tài khóa trung hạn. Thành quả kinh tế vừa qua phần nào đạt được do tăng trưởng tín dụng cao và chính sách tài khóa tạo hỗ trợ, có thể giúp thúc đẩy các hoạt động kinh tế trong ngắn hạn nhưng lại làm tăng những rủi ro tài khóa và tài chính hiện hữu trong trung hạn. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ đã được nới lỏng khá nhiều và tăng trưởng tín dụng tiếp tục ở mức cao, có thể làm gia tăng những nguy cơ dễ tổn thương hiện hữu về tài chính và kinh tế vĩ mô. Triển vọng trong trung hạn cần tính đến một số rủi ro bất lợi, như chậm trễ trong triển khai chuyển đổi cơ cấu và cải cách tài khóa, kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm, tình hình thị trường tài chính toàn cầu chưa khả quan và viễn cảnh tăng lãi suất tại Mỹ.
Báo cáo bàn về hướng đi để ngành nông nghiệp đem lại giá trị kinh tế cao hơn, sinh kế tốt hơn cho người tiêu dùng và nông dân, giảm thâm dụng tài nguyên, nhân lực và không gây suy thoái môi trường. Theo Báo cáo, nông nghiệp Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn về năng suất và sản lượng, góp phần hoàn thành các mục tiêu quốc gia về an ninh lương thực, giảm nghèo và ổn định xã hội. Tuy nhiên, hiện có một số quan ngại về chất lượng và sự bền vững của tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam. Đó là tăng trưởng năng suất cao đạt được trong thời gian qua vẫn nhờ vào thâm dụng đầu vào ngày càng nhiều và phí tổn môi trường ngày càng cao.
Báo cáo nhận định, Chính phủ Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên trong thời gian tới, Chính phủ cần tăng hỗ trợ để chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp và hệ thống nông nghiệp - thực phẩm ở Việt Nam. Chẳng hạn như giảm đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp, đồng thời tập trung đẩy mạnh hỗ trợ để thị trường nông nghiệp vận hành năng động hơn, khôi phục hệ thống đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp của quốc gia./.
Doanh nghiệp FDI hãy đặt niềm tin vào các cải cách của Việt Nam  (05/12/2016)
Doanh nghiệp FDI hãy đặt niềm tin vào các cải cách của Việt Nam  (05/12/2016)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 28-11 đến ngày 04-12-2016  (05/12/2016)
Gửi tiền tại VietinBank đón lộc đầu năm  (05/12/2016)
Stratfor dự báo quan hệ Mỹ-Nga ấm lên, phương Tây bị chia rẽ  (04/12/2016)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên