Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y: sau ba năm đầu tư, xây dựng và phát triển
Hướng ra khu vực, Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y là “điểm nhấn” trong chiến lược liên kết nhằm tạo cơ hội hợp tác, phát triển cho cả các nước ASEAN và tiểu vùng sông Mê Kông; là giao điểm quan trọng nối liền các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ với các tỉnh Nam Lào, Bắc Căm-pu-chia và vươn sang cả Thái Lan, Mi-an-ma.
Trước đây, Bờ Y là một khu vực biên giới, xa xôi, cách biệt. Từ khi thấy được tiềm năng lợi thế của Bờ Y, Chính phủ đã chủ trương quy hoạch nơi đây thành một khu kinh tế cửa khẩu quốc tế quan trọng của đất nước.
Trong tương lai, Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y không những góp phần tích cực vào việc giải phóng sức sản xuất của các địa phương lân cận, mở ra một thị trường rộng lớn để chu chuyển hàng hóa, khách du lịch và giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, mà còn hỗ trợ phát triển cho các khu công nghiệp từ Tây Nguyên đến Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung, nhất là Dung Quất, Liên Chiểu, Chu Lai theo trục hành lang Đông - Tây sang Nam Lào, Đông Bắc Thái Lan, bắc Căm-pu-chia và ra các nước khác trong khu vực.
Bản đồ định hướng phát triển không gian
đến năm 2025 |
Mục tiêu đặt ra là, đến năm 2025, xây dựng và phát triển Bờ Y thành một Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế có tổng diện tích tự nhiên theo quy hoạch là 71.138 ha. Trong đó, xây dựng đô thị biên giới loại II với diện tích 22.000 ha theo hướng phát triển hiện đại, bền vững, môi trường thân thiện, văn minh bao gồm các khu chức năng như: khu đô thị rộng 18.552 ha, khu cửa khẩu quốc tế với Lào 220 ha, cửa khẩu quốc tế với Căm-pu-chia 150 ha, khu thương mại quốc tế (khu phi thuế quan): 450 ha, khu công nghiệp tập trung và công nghệ cao: 1.750 ha, khu sân bay thương mại quốc tế 700 ha và các khu du lịch sinh thái, thể thao, văn hóa, y tế, trường học, trung tâm hành chính của thành phố...
Kết quả đầu tư, xây dựng và phát triển
Tuy mới được ba năm, nhưng Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y đã có bước phát triển khá tốt. Các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đăng ký đầu tư nhiều dự án thuộc lĩnh vực khác nhau, tổng mức đăng ký đầu tư lên tới hàng ngàn tỉ đồng. Trong đó có nhiều dự án lớn như: sân bay thương mại quốc tế Bờ Y, Trung tâm tài chính ngân hàng, hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp, khu thương mại quốc tế, khu đô thị, kết cấu hạ tầng phục vụ đời sống xã hội, du lịch, dịch vụ... và nhiều lĩnh vực khác tạo nên bộ mặt mới cho Bờ Y với nhiều triển vọng rất khả quan.
Đến nay đã có 6 dự án vào hoạt động sản xuất, kinh doanh với tổng vốn đầu tư là 457,6 tỉ đồng; 7 dự án đang triển khai xây dựng với tổng vốn đăng ký là 2.268 tỉ đồng và 800 triệu USD. Ngoài ra, còn có 39 dự án khác đang lập dự án xây dựng sau khi được chấp thuận về mặt chủ trương.
Riêng Ban quản lý Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y đã cấp 48 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp với vốn đăng ký 393 tỉ 820 triệu đồng và 20 giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện cho các tổ chức kinh tế khác nhau.
Khu thương mại cửa khẩu trên diện tích khoảng 5 ha đã khai trương chính thức từ ngày 05-01-2007, đến này lượng hàng hóa luân chuyển rất tấp nập. Tính đến tháng 9-2008, tổng giá trị hàng hóa nhập vào là 6.770 triệu đồng, doanh số bán ra là 4.067 triệu đồng.
Những vấn đề đang đặt ra
Trong thời gian qua, từ khi hình thành Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y đến nay, cơ chế chính sách chưa ổn định, nên ít nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển đều đặn của các dự án.
Ngày 05-9-2005, Chính phủ đã ra Quyết định số 217/2005/QĐ-TTg về việc ban hành quy chế và tổ chức hoạt động của Ban quản lý Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y. Ngày 08-02-2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 225/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, đồng thời với Quyết định số 224/2007/QĐ-TTg về việc chuyển giao Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum.
Thế nhưng, theo đánh giá, từ khi chuyển về trực thuộc tỉnh, đầu tư lịa có xu hướng giảm giảm, hoạt động thương mại sa sút, các nhà đầu tư không yên tâm rót vốn đầu tư, thậm chí có trường hợp rút vốn. Trước thực tế đó, ngày 04-02-2008, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 22/2008/QĐ-TTg về việc quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, các nhà đầu tư lại tiếp tục ồ ạt tìm đến tiếp xúc và đăng ký đầu tư với số vốn lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Mới đây, Văn phòng Chính phủ đã ra Công văn số 5787/VPCP-TCCV, ngày 03 - 9 - 2008 về việc soạn thảo Dự thảo quyết định bổ sung Quyết định số 22/2008/QĐ-TTg, chuyển đầu mối quản lý hành chính theo hương Ban quản lý trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, thì một số nhà đầu tư của các dự án lớn có yếu tố nước ngoài, mặc dù đang triển khai công tác chuẩn bị, giải phóng mặt bằng đã tạm dừng; một số nhà đầu tư khác tỏ thái độ im lặng, nghe ngóng, và không triển khai các bước tiếp theo của công việc đầu tư, xây dựng.
Trước nhu cầu sớm hoàn thành các khâu kết cấu hạ tầng quan trọng, thì vốn cấp từ ngân sách nhà nước lại rất hạn chế. Bình quân khoảng 20,8 tỉ đồng/năm giai đoạn 2005 - 2008 chỉ đủ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu, như quy hoạch và chuẩn bị đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng. Do đó cũng phần nào hạn chế sức thu hút các nhà đầu tư, nhất là đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Tổ chức bộ máy của Ban quản lý Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y còn thiếu cán bộ có trình độ cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Trước thực tế thiếu ổn định về mặt tổ chức, nên còn có cán bộ chưa thật sự yên tâm công tác.
Sự phối - kết hợp giữa các cơ quan hữu quan trong một số lĩnh vực và giải quyết một số vấn đề còn thiếu sự đồng bộ, nhất quán nên có tính trạng vừa chồng chéo, vừa bỏ trống trận địa quản lý.
Công tác xúc tiến đầu tư tuy đã đạt được một số kết quả ban đầu, nhưng so với yêu cầu thì còn có một khoảng cách khá lớn do đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu, chưa có kinh nghiệm và chưa thật chuyên nghiệp.
Môt số giải pháp và kiến nghị
Để thực hiện đúng lộ trình đầu tư, xây dựng và phát triển như đã được quy hoạch, Ban quản lý Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y đề xuất một số giải pháp sau:
- Các bộ, ngành hữu quan, ủy ban nhân dân tỉnh của phía Việt Nam trong tam giác phát triển của 3 nước có chung biên phối hợp, giới thực hiện thành công những mục tiêu đã cam kết; tổ chức quản lý khu kinh tế theo hướng “một cửa liên hoàn, hiện đại, đơn giản hóa, thống nhất các thủ tục hành chính, tạo sự thông thoáng, văn minh, nhưng bảo đảm quản lý chặt chẽ, phát triển kinh tế phải gắn với an ninh quốc phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại”.
- Thực hiện quy hoạch, bố trí, sắp xếp dân cư và di dân hợp lý để tăng khả năng hội nhập, phát triển, từ đó ổn định đời sống của nhân dân. Triển khai thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước và các cơ chế, quy chế của khu kinh tế.
- Đẩy mạnh quá trình kêu gọi, huy động vốn đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài để đẩy nhanh quá trình xây dựng và phát triển Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y. Cải thiện môi trường đầu tư bằng nhiều hình thức đầu tư đa dạng như: BOT, BT, BO, liên doanh, liên kết và kể cả 100% vốn nước ngoài.
- Nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực, từ cấp cơ sở đến trung cấp dạy nghề, đại học chuyên nghiệp để chủ động về nguồn lao động có tay nghề phục vụ phát triển Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y. Có chế độ ưu đãi thỏa đáng để thu hút các trí thức, nghệ nhân, công nhân có trình độ tay nghề cao đán làm việc tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y.
Đồng thời, Ban quản lý Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y cũng kiến nghị:
- Cho phép ốn định cơ chế, chính sách của Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y trong vòng 10 năm.
- Chấp thuận và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án nước ngoài đăng ký đầu tư được thực hiện đầu tư vào Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y đối với các dự án có điều kiện như bưu chính viễn thông, sân bay thương mại, vui chơi giải trí...
- Cho phép ban quản lý Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y xây dựng và quản lý các nguồn thu trên địa bàn để cân đối trong kế hoạch hàng năm thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.../.
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 3-11 đến 9-11-2008)  (10/11/2008)
Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ 3-11 đến 9-11-2008)  (10/11/2008)
Do đâu nước Mỹ bầu chọn Ba-rắc Ô-ba-ma làm Tổng thống?  (10/11/2008)
Hội nghị thông báo kết quả nghiên cứu khoa học xã hội Nam Bộ, năm 2008  (10/11/2008)
1,35 tỉ đồng giúp người dân Hà Nội bị lụt  (10/11/2008)
Xu thế đa dạng hóa, đa phương hóa, hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay  (10/11/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên