Công đảng Australia: Dẹp loạn cung đình
21:07, ngày 27-02-2012
TCCSĐT - Với 71 phiếu ủng hộ và 31 phiếu chống trong tổng số 103 lá phiếu của những vị dân biểu thuộc Công đảng Australia, đương kim Thủ tướng Australia Julia Gillard đã bảo vệ cương vị đứng đầu đảng cầm quyền nước này trước người tiền nhiệm và Bộ trưởng Ngoại giao Kevin Rudd mới từ chức.
Bộ trưởng Ngoại giao Kevin Rudd mới từ chức và đương kim Thủ tướng Australia Julia Gillard
|
Cuộc bầu lại lãnh đạo Công đảng Australia đã được tiến hành ngày 27-2-2012 theo đề nghị của bà J.Gillard và kết quả nói trên đã tái xác lập trật tự quyền lực trong đảng và giải quyết vấn đề nhân sự lãnh đạo của đảng này.
Cuộc bầu này được coi là đỉnh cao của cuộc đấu tranh quyền lực trong nội bộ Công đảng Australia, cụ thể là giữa bà J.Gillard và ông K.Rudd. Kết quả bầu nói trên là thất bại về mọi phương diện đối với ông K.Rudd.
Năm 2007, ông K.Rudd đã lãnh đạo Công đảng Australia giành lại cương vị cầm quyền từ Đảng Bảo thủ sau hơn mười năm ở vị trí phe đối lập. Ông K.Rudd trở thành Thủ tướng Australia và bà J.Gillard là Phó Thủ tướng.
Tháng 6-2010, bà J.Gillard tiến hành cuộc chính biến trong đảng và trở thành người kế nhiệm ông K.Rudd. Sau cuộc bầu cử Quốc hội ở Australia hồi tháng 8-2010, bà J.Gillard thành lập chính phủ mới và ông K.Rudd đảm nhận cương vị Bộ trưởng Ngoại giao. Trên thực tế, ông K.Rudd đã mở đường cho bà J.Gillard đến với quyền lực và hai người đã có sự hợp tác với nhau trong thời gian khá dài.
Những dấu hiệu chia rẽ nội bộ đảng cùng với việc ông K.Rudd từ chức Bộ trưởng Ngoại giao và thách thức vị thế lãnh đạo đảng đã buộc bà J.Gillard phải quyết định tiến hành cuộc bầu lãnh đạo đảng này. Một số chính sách của bà J.Gillard, nhưng trước hết chính sự bất đồng quan điểm với ông K.Rudd, giữa phe ủng hộ bà J.Gillard và phái hậu thuẫn ông K.Rudd trong Công đảng đã làm cho uy tín của Công đảng cũng như cá nhân bà J.Gillard bị suy giảm đáng kể trong thời gian gần đây, gây nguy cơ thất cử đối với Công đảng trong cuộc bầu cử quốc hội lần tới dự kiến vào cuối năm 2013.
Vì thế, việc xác định trật tự quyền lực trong lãnh đạo đảng trở nên cấp thiết và có tầm quan trọng quyết định đối với triển vọng duy trì vị thế cầm quyền của Công đảng ở Australia. Bởi càng để muộn và đến gần thời điểm bầu cử quốc hội lần tới càng gây bất lợi cho Công đảng và có lợi cho Đảng Bảo thủ.
Ngay sau khi kết quả bầu được công bố, bà J.Gillard đã cam kết đoàn kết thống nhất nội bộ Công đảng và khẳng định, chỉ với sự đoàn kết thống nhất nội bộ thì Công đảng mới có thể thắng trong cuộc bầu cử tới. Ông K.Rudd cũng từ đó công nhận thất bại, đồng thời khẳng định sẽ hậu thuẫn bà J.Gillard lãnh đạo Công đảng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội tới.
Việc "dẹp yên được loạn cung đình” này đã khẳng định vị thế quyền lực của bà J.Gillard trong Công đảng. Tuy không phải chịu áp lực điều chỉnh chính sách, nhưng rất có thể đương kim Thủ tướng Australia sẽ tận dụng việc đề cử Bộ trưởng Ngoại giao mới nhằm cải tổ nội các. Kết quả thăm dò dư luận ngay sau cuộc bầu nói trên ở Australia cho thấy, uy tín của Công đảng và bà J.Gillard đã được cải thiện rõ rệt./.
Thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực giữa Việt Nam và Colombia  (27/02/2012)
Lần đầu tiên Việt Nam tổ chức triển lãm công nghệ xây dựng  (27/02/2012)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay