Xuất khẩu dân chủ theo kiểu Mỹ
Thuyết của kẻ mạnh
Cuộc chiến tại I-rắc là tâm điểm cho các
ứng cử viên Tổng thống công kích lẫn nhau |
Vừa qua, Hạ viện Mỹ đã xem xét và thông qua điều luật về thúc đẩy dân chủ với khoản tài chính 110 triệu USD cho hai năm 2008 - 2009, nhằm trợ giúp cho các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức và phong trào xã hội tại những quốc gia mà Mỹ cho rằng, quyền con người và nền dân chủ tại đó không được tôn trọng. Một số nghị sỹ quốc hội còn chỉ rõ những việc cụ thể cần phải thực hiện, trước khi họ bỏ phiếu thông qua điều luật nói trên, theo đó các đại sứ, trưởng các Cơ quan Đại diện của Mỹ ở nước ngoài cần phải tích cực hơn trong việc tiếp xúc với những nhân vật “đấu tranh vì dân chủ”, với các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội, tầng lớp sinh viên, lĩnh vực thông tin đại chúng, để tuyên truyền về chính sách đối ngoại của Mỹ, đặc biệt là thảo luận những vấn đề liên quan đến dân chủ, nhân quyền. Các nghị sỹ nói trên còn yêu cầu cơ quan hành pháp không chỉ có những khuyến khích về tài chính, mà cần thiết phải chú ý đề bạt, cất nhắc đối với những nhân viên, công chức ngoại giao tích cực hoạt động tuyên truyền về dân chủ và quyền con người.
Thực hiện yêu cầu trên của Quốc hội, Bộ Ngoại giao Mỹ đã thành lập Ủy Ban tư vấn về thúc đẩy nền Dân chủ với sự tham gia của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức nhân quyền, quỹ bảo vệ nền dân chủ và đại diện của một số trường đại học có uy tín của nước Mỹ nhằm tư vấn cho Bộ Ngoại giao và Cơ quan Viện trợ Phát triển Quốc tế của Mỹ (USAID) về thúc đẩy dân chủ trên thế giới. Ngoại trưởng Mỹ được giao nhiệm vụ triển khai, bố trí nhân sự chuyên phụ trách vấn đề dân chủ tại các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, ví dụ như Liên Hợp quốc (UN), Tổ chức quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), các tổ chức khu vực, tổ chức đa phương, các đại sứ quán... Hàng năm, người đứng đầu Bộ Ngoại giao phải có trách nhiệm đệ trình báo cáo trước Quốc hội về tình hình dân chủ, nhân quyền của tất cả các quốc gia thuộc danh sách “quan tâm”, phương hướng, kế hoạch thực hiện, trong trường hợp cần thiết, cả những thông tin bí mật liên quan. Đây thực chất là chính sách nhằm thực hiện xuất khẩu cái gọi là nền dân chủ của Mỹ sang các quốc gia khác.
Xuất khẩu nền dân chủ kiểu Mỹ được tiến hành một cách mạnh mẽ, tích cực sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, nhằm mục đích chuyển hóa các nước Đông Âu và họ đã thành công. Trong rất nhiều trường hợp, xuất khẩu dân chủ thông qua diễn biến hòa bình không đem lại những kết quả như mong muốn, chính quyền Mỹ đã không ngần ngại sử dụng biện pháp quân sự nhằm lật đổ chính phủ được bầu lên một cách hợp hiến. Ví dụ điển hình là chiến tranh tại Nam Tư cũ dưới cái gọi là “can thiệp nhân đạo”, chiến tranh ở Áp-ga-ni-tan năm 2001 với lý do chống khủng bố và cuộc chiến tranh I-rắc năm 2003 dưới cái vỏ bọc ngăn chặn I-rắc sản xuất vũ khí hạt nhân. Bằng sức mạnh của súng đạn, Mỹ và NATO đã thay đổi chính quyền tại các quốc gia này, tạo dựng một nền dân chủ theo khuôn mẫu Mỹ.
Tuy vậy, một nền dân chủ được sinh ra không dựa trên những điều kiện và nền tảng của chính xã hội ấy sẽ không có khả năng tồn tại vững chắc, và như vậy hậu quả tất yếu sẽ là sự bất ổn về chính trị. Thực tế sự sa lầy cùng với cơn ác mộng của cuộc chiến tranh tại I-rắc, Áp-ga-ni-xtan cho thấy cái hậu quả đó. Chính quyền Mỹ đã không lường hết được tính phức tạp của tình hình ở các quốc gia nói trên, trước hết bởi sự khác biệt về truyền thống văn hóa, quan hệ sắc tộc, tôn giáo, đặc điểm chính trị và cơ cấu quyền lực tại đây, do vậy họ đã không thể kết thúc và ra khỏi cuộc chiến tranh một cách nhanh chóng như dự kiến.
Rõ ràng, dùng sức mạnh quân sự để áp đặt một “nền dân chủ” thì dễ, nhưng duy trì cái “nền dân chủ” ấy một cách bền vững không đơn giản một chút nào và họ đã thất bại. Chiến tranh tại Nam Tư cũ năm 1999 và ngay tiếp sau đó là cuộc cách mạng sắc mầu do Mỹ, NATO đã tiến hành và hỗ trợ đã tạo dựng lên một nền dân chủ với các lực lượng thân phương Tây nắm chính quyền tại đây, nhưng chỉ sau có một nhiệm kỳ, chính lực lượng này đã bị thất bại trong cuộc bầu cử quốc hội tháng 3/2007 do không giành được lòng tin của đa số cử tri. Còn tại Ucrai-na lực lượng cách mạng cam đã bị tan vỡ do mâu thuẫn về lợi ích không thể dung hòa, uy tín giảm sút, số phận của họ đang bị lung lay, nhưng đến nay dường như bị bỏ rơi, đến nỗi ngay cả tờ nhật báo Bưu điện Oa-sinh-tơn số ra ngày 27/5/2007 cũng phải xót xa lên tiếng là “không thấy bóng dáng của cả NATO và Mỹ” tại quốc gia này.
Phải chăng những nền dân chủ được tạo dựng lên một cách dân chủ?
Cuộc bầu cử tại Iraq diễn ra trong sự chiếm đóng của khoảng 130 ngàn quân Mỹ và liên minh, còn tại Áp-ga-ni-xtan với sự có mặt của hơn 37 ngàn quân NATO. Phiếu bầu cho cuộc bầu cử được in tại nước ngoài, quan sát viên từ Mỹ và châu Âu tham gia giám sát bầu cử tại I-rắc từ các khách sạn năm sao sang trọng của nước láng giềng Gioóc-đa-ni cách xa cả ngàn cây số. Làm sao họ có thể giám sát cuộc bầu cử từ một khoảng cách xa đến như vậy để sau đó tuyên bố rằng đây là cuộc bầu cử trung thực, dân chủ, khách quan? Cuộc bầu cử tại Nam Tư cũ, Ucraina được Phương Tây can thiệp không chỉ bằng nhiều triệu đô la Mỹ mà bằng cả sức mạnh của hệ thống truyền thông như các hãng CNN, BBC, EURONEWS... cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các giám sát viên đến từ Tây Âu, Bắc Mỹ trong chiến dịch ngụy tạo ra một tỷ lệ phiếu bầu cao, một “thắng lợi sớm” qua cái gọi là thăm dò sau bỏ phiếu có lợi cho ứng cử viên mà Phương Tây nâng đỡ, ấy vậy mà các tổ chức nhân quyền, dân chủ, các tổ chức phi chính phủ, đại diện của Tổ chức Hợp tác và An ninh châu Âu OSCE... đều ca ngợi đó là các cuộc bầu cử dân chủ, là khách quan là trung thực và minh bạch. Trong khi đó các cuộc bầu cử tổng thống, quốc hội ở A-déc-bai-dan, Nga, Bê-la-rút, Ka-dắc-xtan, Vê-nê-du-ê-la, Cu Ba, và cả Việt Nam .... với tỷ lệ ủng hộ rất cao của cử tri đối với chính quyền trong bối cảnh hoàn toàn không có sự chiếm đóng của quân đội nước ngoài, không có sự đạo diễn bởi các nhà dân chủ phương Tây, thì theo họ đó là những cuộc bầu cử thiếu dân chủ, thiếu minh bạch, là gian lận và vi phạm quyền tự do con người.
Không biết nền dân chủ theo kiểu Mỹ có nên học tập hay không? Một nền dân chủ mà ở đó người giàu mới có cơ hội tham gia chính quyền. Chỉ cần quan sát các cuộc vận động bầu cử cho các vị trí của hai Viện Quốc hội, cuộc chạy đua vào nhà trắng trong các đợt bầu cử tổng thống, thì có thể nhận thấy khả năng thắng lợi là rất lớn nếu ứng cử viên nào có nhiều tiền hơn. Cơ hội thắng cử trong các cuộc chạy đua giành vị trí trong cơ quan công quyền được đo bằng sức nặng của đồng đô la. Một nền dân chủ mà chính quyền hành pháp có thể lừa rối cả quốc hội trong việc tạo dựng chứng cớ giả để tiến hành chiến tranh, thành lập các nhà tù bí mật tại các nước Đông Âu để tra hỏi tù binh, một nền dân chủ mà chính quyền tự cho phép giam giữ tù binh nhiều năm không xét xử, đó là chưa kể đến hàng loạt các vụ vi phạm nhân phẩm tại các nhà tù bất chấp luật pháp của chính cái nền dân chủ ấy, cũng như luật pháp quốc tế. Một xã hội dân chủ mà tất cả những thành viên của nó ai cũng có thể sở hữu súng đạn để “tự bảo vệ” chính mình. Tại sao lại phải tự bảo vệ khi mà họ đang sống trong một cái xã hội rất dân chủ, và phải chăng đây chính là nguyên nhân của những vụ thảm sát rất thương tâm thường xuyên xảy ra tại các cơ sở giáo dục, công sở, trên đường phố của nước Mỹ.
Có lẽ một nền dân chủ như vậy không phải khuôn mẫu cho tất cả các nước và càng không thể được sử dụng để áp đặt đối các quốc gia có chủ quyền.
Cái giá của xuất khẩu dân chủ
Đánh bom Văn phòng tuyển quân ở Quảng trường Thời đại (Niu-Ooc, Mỹ) ngày 6-3-2008 |
Điều tệ hại hơn là cái giá phải trả cho cái gọi là “thúc đẩy dân chủ” quá lớn, trước hết đó là cuộc sống của cả hàng triệu người vô tội. Theo hãng tin Đức DPA, số dân thường bị chết trong cuộc chiến tranh I-rắc là khoảng từ 70.000 đến 89.000 người, còn Cao Ủy Liên hợp quốc về người tỵ nạn (UNHCR) cho biết hơn hai triệu người I-rắc phải rời bỏ tổ quốc của mình tỵ nạn ở các nước láng giềng. Còn hiện tại, trung bình mỗi ngày có khoảng vài chục người chết vì các vụ đánh bom mìn, đất nước bị tàn phá, nhân phẩm con người bị chà đạp, xã hội luôn trong tình trạng hỗn loạn. Không biết các tổ chức nhân quyền quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức ân xá quốc tế và cả Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc đang ở đâu, nghĩ gì mà không thấy lên tiếng bênh vực cho số phận của cả chục ngàn người chủ yếu là người già, phụ nữ, trẻ em bị chết do bom đạn của các cuộc chiến tranh do chính Mỹ và NATO gây ra tại Nam Tư cũ, Áp-ga-ni-xtan, I-rắc. Đây là “kết quả” của cái gọi là “thúc đẩy dân chủ” của các nước Phương Tây, nhưng họ đã nhắm mắt trước số phận đáng thương do chính họ gây ra và phải được quan tâm của hàng ngàn, hàng vạn, hàng triệu con người không còn có quyền được sống chứ nói gì đến quyền được tôn trọng, được dân chủ. Phải chăng đây là quyền con người của cái “nền dân chủ” mà họ vẫn tôn thờ, hàng ngày rao giảng, dạy rỗ các quốc gia khác phải noi theo. Thật không còn tính nhân bản khi mà Mỹ và NATO cố tình “xuất khẩu”, áp đặt cái “nền dân chủ” của họ bằng vũ khí, bom đạn lên một quốc gia khác với cái giá của hàng chục ngàn sinh mạng con người vô tội.
Cộng đồng quốc tế vẫn chưa thống nhất được đường lối chung thúc đẩy hòa bình ở Áp-ga-ni-xtan  (14/03/2008)
Cộng đồng quốc tế vẫn chưa thống nhất được đường lối chung thúc đẩy hòa bình ở Áp-ga-ni-xtan  (14/03/2008)
Trung Quốc công bố báo cáo về nhân quyền Mỹ  (14/03/2008)
Một báo cáo sai trái, không đúng thực tế khách quan  (14/03/2008)
Một báo cáo sai trái, không đúng thực tế khách quan  (14/03/2008)
Mục lục tóm tắt Hồ sơ sự kiện số 30 (25-2-2008)  (14/03/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên