Thành phố Hà Nội phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc thành phố và các tổ chức thành viên trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng
TCCS - Công tác phòng, chống tham nhũng được Đảng, Nhà nước ta xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa khó khăn, phức tạp, lâu dài. Trong công tác này, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên đã được khẳng định qua thực tế trong vai trò giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thực hiện tốt công tác bảo vệ người tố cáo tiêu cực, tham nhũng.
Tích cực phát huy vai tròvận động, giám sát, phát hiện phòng, chống tham nhũng
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm vận động nhân dân tham gia tích cực vào việc phòng, chống tham nhũng; phát hiện, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng; giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Để giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, góp phần xây dựng đảng, xây dựng chính quyền vững mạnh, thời gian qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tích cực phát huy vai trò, triển khai nhiều hoạt động cụ thể, mang lại kết quả tích cực đáng ghi nhận.
Để phát huy có hiệu quả các nội dung, chương trình và đặc biệt là thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũngtừ 2009-2020 và Công ước Liên hợp quốc về phòng, chống tham nhũng, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, trong đó tập trung đẩy mạnh và đa dạng hóa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật phòng, chống tham nhũng, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa X, Nghị quyết Trung ương4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Chỉ thị số 50 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng như: biên soạn, phát hành các tài liệu tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng, bồi dưỡng, tập huấn, xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm tuyên truyền trực tiếp pháp luật về phòng, chống tham nhũng, cho cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống Mặt trận và nhân dân, phối hợp tổ chức hội thảo, tọa đàm, diễn đàn về phòng, chống tham nhũng, chú trọng việc vận động nhân dân tham gia chủ động, tích cực và có hiệu quả trong giám sát cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; theo dõi phát hiện tố giác các hành vi tham nhũng.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố đã tham gia xây dựng và hoàn thiện cơ chế về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, như ban hành Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí giai đoạn 2018-2020 và Kế hoạch triển khai thực hiện hằng năm. Phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp và các ngành liên quan ban hành quy chế, kế hoạch phối hợp công tác. Trong đó, quy định rõ cơ chế để Mặt trận thực hiện tốt chức năng giám sát, phản ánh những tâm tư nguyện vọng và kiến nghị, đề xuất của các tầng lớp nhân dân liên quan đến lĩnh vực phòng chống tham nhũng, lãng phí. Quy trình tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, tố cáo về tham nhũng, lãng phí, giám sát vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng, cũng như việc thực hiện nghiêm túc công tác sử dụng kinh phí cơ quan, ban hành đề án sắp xếp lại bộ máy... Như, Kế hoạch số 128/KH-MTTQ-BTT, ngày 13-1-2021, “Về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trên địa bàn Thành phố tham gia công tác phòng, chống tham nhũng, chống lãng phí năm 2021”; Kế hoạch số 136/KH-MTTQ-BTT, ngày 26-1-2021, “Về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trên địa bàn Thành phố năm 2021”, Hướng dẫn số 17/HD-MTTQ-BTT, ngày 7-1-2021, “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác Thanh tra nhân dân, giám sát đầu tư của cộng đồng năm 2021”, Kế hoạch số 139/KH-MTTQ-BTT, ngày 28-1-2021, “Về giám sát việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp năm 2021”, Kế hoạch số 137/KH-MTTQ-BTT, ngày 26-1-2021, “Về giám sát cán bộ, đảng viên và công tác cán bộ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2021...
Những kết quả đạt được…
Phát huy vai trò, trách nhiệm của mình, công tác giám sát phòng, chống tham nhũng trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được thực hiện và đi vào chiều sâu, kết quả trong 6 tháng đầu năm 2021, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố đã chủ trì tổ chức 5 đoàn với 32 cuộc kiểm tra, giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện đã tổ chức 85 đoàn với tổng số 603 cuộc; Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã đã tổ chức 428 đoàn với tổng số 838 cuộc giám sát trực tiếp tại các xã, phường, thị trấn, các tổ bầu cử để kiểm tra việc triển khai công tác bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Mặt trận Tổ quốccấp huyện tham gia 207 đoàn kiểm tra của Ban Thường vụ cấp ủy cùng cấp; Mặt trận Tổ quốc cấp xã tham gia 1.110 đoàn kiểm tra, giám sát do Thường vụ Đảng ủy cùng cấp kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hoạt động giám sát của mặt trận còn được thực hiện thông qua ban thanh tra nhân dân và ban giám sát đầu tư cộng đồng xã, phường, thị trấn. Trong 6 tháng đầu năm, các ban thanh tra nhân dân đã thực hiện giám sát tổng số 3.607 cuộc, phát hiện 560 vụ có dấu hiệu vi phạm; kiến nghị với chính quyền các cấp, các cơ quan có thẩm quyền: 513 vụ việc ; được các cấp chính quyền và cơ quan chức năng xem xét, giải quyết 504 vụ việc (đạt 98,24%), ban giám sát đầu tư cộng đồng đã tham gia giám sát 1.989 công trình, dự án. Thông qua hoạt động giám sát ban giám sát đầu tư cộng đồng đã phát hiện 147 vụ vi phạm, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời 141 vụ vi phạm. Thông qua hoạt động giám sát, ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng đã kiến nghị thu hồi 3.200 m2 đất.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố đã xây dựng kế hoạch tổ chức phản biện xã hội đối với dự thảo đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố Hà Nội của Ủy ban nhân dân thành phố. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các quận, huyện, thị xã đã tổ chức 56 hội nghị phản biện xã hội. Hoạt động phản biện xã hội của mặt trận Tổ quốc các cấp được thực hiện đúng quy trình, ý kiến phản biện tại các hội nghị phản biện xã hội được cơ quan tham mưu soạn thảo nghị quyết, đề án giải trình và nghiêm túc tiếp thu, qua đó, các quyết sách khi ban hành nhận được sự đồng thuận cao của nhân dân và thiết thực.
Với những hoạt động nêu trên, thời gian qua, Mặt trận Tổ quốc các cấp thành phố Hà Nội đã nâng cao năng lực tham gia góp ý, phản biện xã hội, góp phần hoàn thiện cơ chế, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tích cực triển khai các chương trình phối hợp giám sát, bước đầu chú trọng những nội dung, lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí, gây sách nhiễu, phiền hà đối với người dân và doanh nghiệp, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của người dân. Đặc biệt là đã xây dựng cơ chế và triển khai quy trình tiếp nhận và xử thông tin phản ánh, tố cáo về tham nhũng, lãng phí, suy thoái chính trị, đạo đức, lối sống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên.
Phát huy vai trò giám sát việc thực hiện pháp luật trong thời gian qua Mặt trận Tổ quốc thành phố đã góp phần thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2009 - 2021 và ngăn chặn hiệu quả biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của một bộ phận cán bộ, đảng viên, xây dựng chính quyền cơ sở ngày càng trong sạch, vững mạnh, tham gia thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, củng cố và tăng cường niềm tin của các tầng lớp nhân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững chắc./.
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới  (21/06/2021)
Đồng chí Đỗ Văn Chiến giữ chức Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam  (12/04/2021)
Nhìn lại hơn 20 năm thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở  (10/02/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay
- Giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị kinh tế di sản từ góc nhìn quản trị vùng và địa phương
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay