Phát triển toàn diện, tạo tiền đề để huyện Sóc Sơn trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô
TCCS - Đại hội đại biểu lần thứ XII Đảng bộ huyện Sóc Sơn, nhiệm kỳ 2020-2025 là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Kỷ cương - Trách nhiệm”, đại hội đặt mục tiêu tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị hoạt động hiệu lực, hiệu quả; phát triển toàn diện kinh tế, văn hóa, xã hội; bảo đảm an ninh, quốc phòng..., tạo tiền đề để huyện Sóc Sơn trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô.
Giai đoạn 2015 - 2020, Sóc Sơn đối mặt với không ít khó khăn. Song, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, Đảng bộ và nhân dân huyện đã triển khai nhiều giải pháp phát triển kinh tế, ưu tiên thu hút đầu tư, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp sinh thái. Nhờ đó, tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của huyện đạt 9,64%/năm (dịch vụ tăng 11,89%; công nghiệp - xây dựng tăng 10,06%; nông - lâm - thủy sản tăng 3,07%), vượt chỉ tiêu đề ra. Kết quả nổi bật là kinh tế của huyện tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của huyện là 9,64%/năm, vượt chỉ tiêu đề ra. Toàn huyện thành lập mới gần 1.500 doanh nghiệp và 10.548 hộ kinh doanh, nâng tổng số lên hơn 3.500 doanh nghiệp và gần 23.300 hộ kinh doanh, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước và tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương... Đặc biệt, đến nay, Sóc Sơn đã có 25/25 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới; huyện hoàn thành 9/9 tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện đã xây dựng được 15 mô hình sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao; hình thành thêm 9 chuỗi liên kết, 2 nhãn hiệu tập thể... Đặc biệt, trong 5 năm qua, huyện đã huy động được 2.400 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 15.000m2 đất thổ cư để xây dựng nông thôn mới. Đột phá trong đầu tư hạ tầng cơ sở, huyện triển khai 284 dự án với 52 trường học, 25 trạm y tế, 57 nhà văn hóa, 794km đường giao thông, 264km rãnh thoát nước. Đến nay, Sóc Sơn đã có 25/25 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới; huyện hoàn thành 9/9 tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới. Đời sống vật chất, tinh thần của nông dân được nâng lên rõ rệt. Thu nhập bình quân năm 2020 ước đạt 52 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo còn 0,7%...
Song song với phát triển kinh tế, huyện Sóc Sơn đã đạt nhiều kết quả trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, Huyện ủy thường xuyên quán triệt, học tập các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương tới cơ sở; tổ chức học nghị quyết cho 156.000 lượt cán bộ, đảng viên; đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho 44.000 cán bộ, đảng viên. Công tác tổ chức cán bộ đạt nhiều kết quả quan trọng. Xác định khâu đột phá về công tác cán bộ là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, nhiệm kỳ qua, Đảng bộ huyện đã tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và được thực hiện đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch trên tất cả các khâu. Toàn Đảng bộ đã kết nạp 1.854 đảng viên, thành lập 28 chi bộ doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước với 168 đảng viên… Đặc biệt, trong nhiệm kỳ qua, Huyện ủy Sóc Sơn đã chú trọng công tác kiểm tra, giám sát. Kết quả đã kiểm tra 259 tổ chức đảng, 7 đảng viên; giám sát 14 tổ chức Đảng, 11 đảng viên. Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã xử lý kỷ luật 14 tổ chức Đảng và 387 đảng viên, góp phần làm trong sạch bộ máy, tăng sức chiến đấu của Đảng bộ huyện.
Đại hội đại biểu lần thứ XII Đảng bộ huyện Sóc Sơn, nhiệm kỳ 2020 - 2025 diễn ra từ ngày 29 đến ngày 31-7-2020. Chủ đề Đại hội là: “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết các dân tộc; đẩy mạnh đổi mới sáng tạo; bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng tỉnh Sơn La phát triển xanh, nhanh và bền vững”.
Đại hội đã nêu rõ phương hướng trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ huyện Sóc Sơn sẽ chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Huyện phấn đấu kinh tế phát triển nhanh, bền vững theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; quy hoạch và đầu tư hệ thống hạ tầng hoàn thiện, đồng bộ, hiện đại; môi trường bền vững, văn hóa, xã hội phát triển; nguồn nhân lực có chất lượng cao; an sinh xã hội được bảo đảm…, tạo tiền đề quan trọng để xây dựng huyện Sóc Sơn đến năm 2030 trở thành vùng phát triển, đô thị vệ tinh của Thủ đô.
Đảng bộ huyện sẽ chỉ đạo, lãnh đạo chính quyền và nhân dân thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó, khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, sản xuất nông sản sạch, nông nghiệp hữu cơ; phát triển các chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nhằm mang lại giá trị cao. Cùng với đó, ưu tiên đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông phục vụ phát triển đô thị, đề xuất với thành phố đầu tư các trục hướng tâm và các đường vành đai kết nối đồng bộ với hệ thống giao thông quốc gia. Huyện cũng huy động tối đa nguồn lực tạo bước đột phá về đầu tư kết cấu hạ tầng làm tiền đề xây dựng đô thị vệ tinh Sóc Sơn.
Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011 đã xác định, Sóc Sơn là 1 trong 5 đô thị vệ tinh của Thủ đô, với tính chất là đô thị phát triển về công nghiệp, dịch vụ hàng không, du lịch nghỉ dưỡng, có quy mô 5.500 ha và 250 nghìn dân. Gần 10 năm qua, việc hình thành từng bước hạ tầng khung cho khu đô thị vệ tinh là mục tiêu phấn đấu và huyện đã dành nhiều nguồn lực đầu tư. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn hạn chế, chưa như mong muốn của thành phố cũng như Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện. Vì thế trong giai đoạn 2020 - 2025, huyện tiếp tục xác định đầu tư hạ tầng xây dựng đô thị vệ tinh là khâu đột phá. Trong đó, huyện ưu tiên hiện đại hóa, phát triển nhanh và đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật giao thông kết nối đô thị trung tâm với khu vực ngoại thành và đô thị vệ tinh khác.
Về công tác phát triển Đảng và xây dựng hệ thống chính trị, huyện tiếp tục đẩy mạnh giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên; triển khai học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TƯ của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Huyện cũng sẽ chú trọng triển khai xây dựng hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn và nâng cao hiệu lực, hiệu quả; tạo đột phá trong cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng…
Ngoài 5 nhiệm vụ trọng tâm, Đảng bộ huyện đề ra 2 khâu đột phá: Tập trung mọi nguồn lực, chủ động thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại và đẩy mạnh cải cách hành chính, kỷ luật, kỷ cương, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Cùng với đó, Đảng bộ huyện cũng tận dụng và phát huy các nguồn lực sẵn có; thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo đảm tăng trưởng nhanh, bền vững, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, trọng tâm là đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, lấp đầy các khu, cụm công nghiệp - làng nghề, phát triển công nghiệp phụ trợ; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp. Tập trung đẩy mạnh, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, chú trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa, không gian, cảnh quan, kiến trúc đặc trưng; huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo bước đột phá về đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông và hạ tầng kỹ thuật khung, làm tiền đề để xây dựng đô thị vệ tinh Sóc Sơn.
Là địa bàn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa tâm linh với nhiều thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng, Đảng bộ huyện Sóc Sơn tiếp tục thực hiện tốt việc giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương, tạo chuyển biến mạnh mẽ về xây dựng văn hóa và con người phát triển toàn diện, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Bên cạnh đó, Đảng bộ huyện cũng thường xuyên củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng; đề cao trách nhiệm, vai trò nêu gương của cán bộ, công chức, đảng viên, nhất là người đứng đầu; chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền các cấp, nâng cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng và nhân dân. Huyện Sóc Sơn xác định phối hợp tốt với các sở, ngành của thành phố sớm rà soát, hoàn thiện quy hoạch rừng Sóc Sơn và quy hoạch các xã nông thôn mới có sự chồng lấn quy hoạch rừng; đồng thời, tập trung giải quyết dứt điểm kiến nghị của các hộ dân liên quan đến Khu liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn theo chỉ đạo của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố, không để phát sinh thành điểm nóng, gây mất an ninh trật tự.
Phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, với quyết tâm và sự đồng lòng nhất trí cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Sóc Sơn khẳng định sẽ có giải pháp thực hiện tốt chương trình hành động để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đã đề ra trong nhiệm kỳ mới, phấn đấu xây dựng huyện phát triển toàn diện, tạo tiền đề trở thành đô thị vệ tinh theo Quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050./.
Kiểm toán Nhà nước tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp hướng tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Kiểm toán Nhà nước lần thứ VII  (02/08/2020)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự hội nghị lấy ý kiến góp ý của Đảng đoàn Quốc hội vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội  (01/08/2020)
Quản lý trật tự xây dựng đô thị tiếp tục là nhiệm vụ trọng tâm  (31/07/2020)
Mục tiêu lớn cần giải pháp đúng  (31/07/2020)
- Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
- Kỳ họp thứ 51 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
- Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
- Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp