Tích hợp nội dung học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các môn học, hoạt động giáo dục ở trường phổ thông
14:30, ngày 05-09-2018
TCCSĐT - Quán triệt và thực hiện tốt Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị, việc triển khai quá trình dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tạo nên tác dụng lan tỏa, đồng bộ trong việc giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về phẩm chất và năng lực học sinh.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, ngày 15-5-2016, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 05-CT/TW về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” - trong đó yêu cầu: "Tiếp tục chỉ đạo biên soạn chương trình, giáo trình về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân và các học viện, trường chính trị, trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, bảo đảm phù hợp với từng cấp học, bậc học và với yêu cầu giáo dục, đào tạo. Đối với học sinh phổ thông, dạy nghề, trung học chuyên nghiệp, học tập về đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với giáo dục công dân, đạo đức nghề nghiệp".
Quán triệt sâu sắc yêu cầu trên, ngày 27-02-2017, Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Nghị quyết số 69-NQ/BCSĐ, theo đó, chỉ đạo việc "rà soát, biên soạn giáo trình, tài liệu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để tổ chức triển khai trong các cơ sở giáo dục và đào tạo", tổ chức biên soạn "Tài liệu hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" theo tinh thần vừa kế thừa chất lượng của "Tài liệu hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", vừa bổ sung cập nhật các vấn đề mới của Chỉ thị 05-CT/TW, để dạy học chính thức trong chương trình đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở cấp Trung học cơ sở (các môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Mỹ thuật, Âm nhạc, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp), cấp Trung học phổ thông (các môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp); đồng thời tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên để triển khai dạy học tích hợp ở tất cả các cơ sở giáo dục trên toàn quốc.
Về mục tiêu tích hợp: Trang bị những hiểu biết cơ bản nhằm giúp cho học sinh có được nhận thức sâu sắc về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; từ đó hình thành thái độ, hành vi đúng đắn, có ý thức quan tâm sâu sắc tới việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành thói quen tự giác và nếp sống hằng ngày của học sinh; Phát triển kỹ năng thực hành, kỹ năng phát hiện và ứng xử tích cực để phấn đấu, rèn luyện trở thành người công dân có đầy đủ phẩm chất và năng lực trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Về nguyên tắc tích hợp: Toàn bộ hệ thống quan điểm về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành nội dung tích hợp trong chương trình học của một số môn học và hoạt động giáo dục, được thực hiện trong kế hoạch dạy học, giáo dục của nhà trường. Mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở các cấp, bậc học được thiết kế phù hợp với mục tiêu giáo dục của các cấp học, bậc học tương ứng, góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông nói chung; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, được triển khai theo các mức độ tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục chính khóa, ngoại khóa theo đặc trưng của môn học và hoạt động, không làm thay đổi mục tiêu và nội dung của môn học, bài học; bảo đảm tích hợp một cách tự nhiên, lô-gich, không gây quá tải,... nhằm tạo nên sự gắn bó nhuần nhuyễn giữa nội dung học tập và sự vận dụng linh hoạt trong thực tiễn.
Về mức độ tích hợp: Trên cơ sở nội dung, đặc điểm và khả năng thực hiện việc tích hợp của môn học và hoạt động giáo dục, giáo viên lựa chọn mức độ tích hợp thích hợp, theo các mức độ chủ yếu sau: (1) Mức độ liên hệ, căn cứ vào nội dung chính/chủ đề của bài học/hoạt động giáo dục để liên hệ với kiến thức về nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; (2) Mức độ tích hợp bộ phận, khai thác một phần của nội dung bài học/hoạt động giáo dục để thực hiện tích hợp với nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; (3) Mức độ tích hợp toàn phần, sử dụng toàn bộ nội dung bài học/hoạt động giáo dục để thực hiện tích hợp với nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Về phương pháp tích hợp: Theo định hướng phát triển năng lực, việc thực hiện tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được triển khai theo các phương pháp dạy học tích cực, giáo viên tổ chức, hướng dẫn hoạt động học; tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng sáng tạo và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển.
Hoạt động học tập của học sinh (thông qua một số hình thức chủ yếu như: học lý thuyết; thực hiện bài tập, thực hiện dự án nghiên cứu; tham gia thảo luận, tham quan, cắm trại, đọc và thuyết trình từ thông tin trong sách, tài liệu; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng) được thực hiện thông qua các tình huống giáo dục, với sự hỗ trợ của các phương tiện, thiết bị dạy học như công nghệ thông tin và các hệ thống ứng dụng kỹ thuật số.
Tùy theo mục tiêu cụ thể và tính chất của hoạt động, giáo viên giao nhiệm vụ học tập, hướng dẫn học sinh làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp, bảo đảm mỗi học sinh đều được tạo điều kiện để tự thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm.
Nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phong phú, có mối quan hệ thống nhất, biện chứng, được thể hiện một cách nhuần nhuyễn trong toàn bộ di sản và cuộc đời hoạt động cách mạng vĩ đại của Người. Hiệu quả của quá trình dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tạo nên tác dụng lan tỏa, đồng bộ trong việc giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về phẩm chất và năng lực học sinh./.
Quán triệt sâu sắc yêu cầu trên, ngày 27-02-2017, Ban Cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Nghị quyết số 69-NQ/BCSĐ, theo đó, chỉ đạo việc "rà soát, biên soạn giáo trình, tài liệu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để tổ chức triển khai trong các cơ sở giáo dục và đào tạo", tổ chức biên soạn "Tài liệu hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" theo tinh thần vừa kế thừa chất lượng của "Tài liệu hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", vừa bổ sung cập nhật các vấn đề mới của Chỉ thị 05-CT/TW, để dạy học chính thức trong chương trình đối với các môn học và hoạt động giáo dục ở cấp Trung học cơ sở (các môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Mỹ thuật, Âm nhạc, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp), cấp Trung học phổ thông (các môn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp); đồng thời tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên để triển khai dạy học tích hợp ở tất cả các cơ sở giáo dục trên toàn quốc.
Về mục tiêu tích hợp: Trang bị những hiểu biết cơ bản nhằm giúp cho học sinh có được nhận thức sâu sắc về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; từ đó hình thành thái độ, hành vi đúng đắn, có ý thức quan tâm sâu sắc tới việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; làm cho việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành thói quen tự giác và nếp sống hằng ngày của học sinh; Phát triển kỹ năng thực hành, kỹ năng phát hiện và ứng xử tích cực để phấn đấu, rèn luyện trở thành người công dân có đầy đủ phẩm chất và năng lực trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Về nguyên tắc tích hợp: Toàn bộ hệ thống quan điểm về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành nội dung tích hợp trong chương trình học của một số môn học và hoạt động giáo dục, được thực hiện trong kế hoạch dạy học, giáo dục của nhà trường. Mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở các cấp, bậc học được thiết kế phù hợp với mục tiêu giáo dục của các cấp học, bậc học tương ứng, góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông nói chung; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, được triển khai theo các mức độ tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục chính khóa, ngoại khóa theo đặc trưng của môn học và hoạt động, không làm thay đổi mục tiêu và nội dung của môn học, bài học; bảo đảm tích hợp một cách tự nhiên, lô-gich, không gây quá tải,... nhằm tạo nên sự gắn bó nhuần nhuyễn giữa nội dung học tập và sự vận dụng linh hoạt trong thực tiễn.
Về mức độ tích hợp: Trên cơ sở nội dung, đặc điểm và khả năng thực hiện việc tích hợp của môn học và hoạt động giáo dục, giáo viên lựa chọn mức độ tích hợp thích hợp, theo các mức độ chủ yếu sau: (1) Mức độ liên hệ, căn cứ vào nội dung chính/chủ đề của bài học/hoạt động giáo dục để liên hệ với kiến thức về nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; (2) Mức độ tích hợp bộ phận, khai thác một phần của nội dung bài học/hoạt động giáo dục để thực hiện tích hợp với nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; (3) Mức độ tích hợp toàn phần, sử dụng toàn bộ nội dung bài học/hoạt động giáo dục để thực hiện tích hợp với nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Về phương pháp tích hợp: Theo định hướng phát triển năng lực, việc thực hiện tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được triển khai theo các phương pháp dạy học tích cực, giáo viên tổ chức, hướng dẫn hoạt động học; tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng sáng tạo và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển.
Hoạt động học tập của học sinh (thông qua một số hình thức chủ yếu như: học lý thuyết; thực hiện bài tập, thực hiện dự án nghiên cứu; tham gia thảo luận, tham quan, cắm trại, đọc và thuyết trình từ thông tin trong sách, tài liệu; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng) được thực hiện thông qua các tình huống giáo dục, với sự hỗ trợ của các phương tiện, thiết bị dạy học như công nghệ thông tin và các hệ thống ứng dụng kỹ thuật số.
Tùy theo mục tiêu cụ thể và tính chất của hoạt động, giáo viên giao nhiệm vụ học tập, hướng dẫn học sinh làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp, bảo đảm mỗi học sinh đều được tạo điều kiện để tự thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm.
Nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh phong phú, có mối quan hệ thống nhất, biện chứng, được thể hiện một cách nhuần nhuyễn trong toàn bộ di sản và cuộc đời hoạt động cách mạng vĩ đại của Người. Hiệu quả của quá trình dạy học và tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh tạo nên tác dụng lan tỏa, đồng bộ trong việc giáo dục đạo đức, lý tưởng cách mạng, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về phẩm chất và năng lực học sinh./.
Giám sát quyền lực nhà nước địa phương của Đoàn đại biểu Quốc hội trong bối cảnh tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước hiện nay  (05/09/2018)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 27-8 đến ngày 02-9-2018)  (05/09/2018)
Các nhà lãnh đạo cấp cao Việt Nam tiếp Đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng đất nước  (04/09/2018)
Tiếp nối truyền thống, vững bước tương lai  (04/09/2018)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp