Phát huy vai trò của y tế dự phòng trong công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân Thủ đô
TCCS - Y tế dự phòng đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ban đầu và nâng cao sức khỏe cho nhân dân. Đầu tư cho y tế dự phòng không chỉ giải quyết vấn đề thuộc lĩnh vực y tế, mà còn đem lại lợi ích kinh tế - xã hội. Phát triển y tế dự phòng không phải trách nhiệm của riêng ngành y tế mà là trách nhiệm của hệ thống chính trị.
Sự phát triển và biến đổi không ngừng của thế giới đặt ra những thách thức mới về an ninh phi truyền thống, trong đó có vấn đề dịch bệnh. Để giải quyết thách thức trong ứng phó dịch bệnh, không cách nào khác là các quốc gia phải tăng cường đầu tư vào hệ thống y tế để chuẩn bị tốt hơn trong dự báo, phát hiện và ứng phó kịp thời dịch bệnh. Trong hệ thống y tế của mỗi quốc gia thì y tế dự phòng là một lĩnh vực quan trọng. Việt Nam cũng không nằm ngoài sự phát triển chung đó.
Hà Nội là Thủ đô của cả nước, nơi có dân số đông, mật độ dân cư dày nên nguy cơ bùng phát và lây lan dịch bệnh luôn ở mức cao. Làm thế nào để chủ động kiểm soát dịch bệnh, để xây dựng, phát triển và bảo đảm giữ vững “Vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt của Thủ đô: là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trái tim của cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ và hội nhập quốc tế; xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển”, đòi hỏi phải huy động tối đa sức mạnh tổng hợp cả về vật chất, tinh thần của cả nước và của Hà Nội, bảo đảm để Thủ đô phát triển nhanh, bền vững về kinh tế - xã hội, an ninh chính trị ổn định, đời sống người dân không ngừng được cải thiện, trở thành thành phố kết nối toàn cầu, trung tâm hội nhập quốc tế của khu vực và thế giới; phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại".
Nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của y tế dự phòng đối với phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, những năm gần đây thành phố Hà Nội đã quan tâm đầu tư phát triển y tế dự phòng, khám chữa bệnh ban đầu, chăm sóc, quản lý sức khỏe cho nhân dân Thủ đô, mặt khác giảm chi phí xã hội, chi phí chữa bệnh, giảm chi phí cá nhân của người bệnh.
Quan điểm này phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước khẳng định tầm quan trọng của công tác y tế dự phòng là phòng, chống dịch bệnh và để bảo đảm sức khỏe cho con người. Nghị quyết số 18/2008/QH12 yêu cầu phải dành 30% chi ngân sách cho y tế dự phòng.
Tuy nhiên, thời gian qua, do cả yếu tố khách quan và chủ quan, đầu tư cho y tế dự phòng chưa đúng mức, đặc biệt với cấp huyện, cấp xã. Nhiều địa phương hầu như không quan tâm đầu tư khiến y tế dự phòng gần như bị “bỏ quên”. Trên thực tế hầu như tất cả địa phương chỉ dành 18% đến 22% cho công tác này, cá biệt có tỉnh chỉ chi 10%. Trong số này, 80% là dành cho chi lương, điện, nước và chi thường xuyên, do đó, kinh phí dành cho công tác dự phòng rất ít.
Nhìn tổng thể, đầu tư cho y tế dự phòng của thành phố vẫn còn những bất cập. Tình trạng chênh lệch về các chỉ số sức khỏe cơ bản giữa thành thị và nông thôn và gánh nặng do các bệnh lây nhiễm vẫn ở mức cao, cộng với tình trạng càng ngày càng khó kiểm soát thì sự xuất hiện các dịch bệnh mới nổi, trong đó chủ yếu là các bệnh lây truyền từ động vật sang người như cúm A/H5N6, MERS-CoV, Ebola… là một thách thức lớn đối với hệ thống y tế Thủ đô.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 vừa qua càng bộc lộ rõ những khó khăn, hạn chế của y tế dự phòng, khi cấp xã chỉ có từ 5 - 9 người nhưng phải làm từ xét nghiệm, giám sát, điều tra dịch tễ, tuyên truyền dịch bệnh, lấy mẫu, tiêm chủng… nên quá sức và quá tải, không đáp ứng được yêu cầu. Về trang thiết bị phòng chống dịch cũng không đủ, không phải đi mua gấp dẫn đến có nơi đầu tư không đúng hoặc kém hiệu quả.
Vấn đề đặt ra là làm sao nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống y tế dự phòng Thủ đô, đặc biệt là tuyến cơ sở, để thu hút người dân đến khám, chữa bệnh ban đầu. Ðể thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, ứng phó với mô hình bệnh tật thay đổi với gánh nặng bệnh tật kép của bệnh lây nhiễm và bệnh không lây nhiễm, hệ thống y tế phải cần có những đáp ứng, thay đổi phù hợp cả về tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ và khả năng cung ứng dịch vụ. Y tế dự phòng không chỉ làm tốt nhiệm vụ phòng bệnh truyền nhiễm mà còn phòng cả bệnh không lây nhiễm, thông qua dự phòng các yếu tố nguy cơ... góp phần bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Đầu tư cho y tế dự phòng đóng vai trò rất quan trọng để chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển kinh tế - xã hội, bởi nhiệm vụ không chỉ phòng chống các bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm mà còn phòng chống các yếu tố nguy cơ, các bệnh không rõ nguyên nhân…
Giải pháp cần sớm có những điều chỉnh về cơ chế, chính sách nhằm phát triển y tế dự phòng với một mạng lưới rộng khắp, bám sát cơ sở, “phủ” đều các khu, cộng đồng dân cư.
Cũng chính vì sự phát triển chưa đồng đều, rộng khắp mà y tế dự phòng còn chưa phát huy hết vai trò của mình. Ðầu tư về kết cấu hạ tầng và trang thiết bị cho lĩnh vực này còn hạn chế. Thêm nữa, nhân lực, nhất là tuyến cơ sở, nhiều nơi chưa đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Đồng thời, cũng giảm chi phí điều trị, góp phần giảm tải cho bệnh viện và trên thực tế kinh phí dành cho công tác y tế dự phòng cũng còn rất hạn hẹp.
Những vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách đầu tư cho y tế dự phòng là rất cấp thiết trong giai đoạn hiện nay nên cần có sự vào cuộc của Quốc hội. Ngoài dịch COVID-19, chúng ta sẽ còn phải đối mặt với rất những vấn đề hậu COVID-19 như bệnh không lây nhiễm, nguy cơ xuất hiện dịch bệnh mới, nhất là khi quốc tế giao lưu đi lại nhiều, biến chủng virus ngày càng tăng. Nếu không quan tâm tới y tế dự phòng thì không chỉ thiệt hại về sức khỏe nhân dân mà còn thiệt hại cho cả nền kinh tế. Nếu không làm tốt công tác y tế dự phòng thì không chỉ tăng chi phí chữa bệnh mà còn ảnh hưởng đến các hạ tầng khác của xã hội. Bởi cứ vào mỗi mùa dịch, các bệnh viện tuyến trên lại xảy ra tình trạng quá tải và nguyên nhân của tình trạng này là do công tác y tế dự phòng còn yếu và kinh phí hoạt động này chỉ đáp ứng một phần cho các hoạt động phòng, chống dịch khẩn cấp. Công tác phòng dịch ngay từ đầu và toàn diện không được bảo đảm và theo tinh thần phòng bệnh hơn chữa bệnh.
Việc đầu tư cơ sở vật chất cho y tế dự phòng phải bao gồm từ tuyến Trung ương đến tuyến huyện, xã. Phải đầu tư cơ sở vật chất bài bản, đặc biệt là các phòng thí nghiệm; trang thiết bị và nhân lực. Muốn đào tạo, nâng cao năng lực cho y tế cơ sở, y tế dự phòng cũng phải quan tâm cả với những cơ sở đào tạo. Nếu không có cơ chế này, nhất là cơ chế cho chi thì hoàn toàn không khả thi. Trước khi quyết định đầu tư, cần có khảo sát, đánh giá cụ thể về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực, tức phải có cơ sở khoa học và thực tiễn. Điều này cần sự vào cuộc của các bộ ngành, không phải chỉ riêng Bộ Y tế.
Trước áp lực của công việc, đặc biệt là giai đoạn chống COVID-19 trong hai năm vừa qua, nhiều cán bộ, nhân viên y tế không chịu được áp lực cả về công việc và thu nhập, áp lực thời gian, và cơ chế đãi ngộ đối với họ còn quá thấp nhiều cán bộ dự phòng đã xin nghỉ hoặc muốn nghỉ. So với cán bộ y tế ở các lĩnh vực khác có thể mở phòng khám riêng, làm thêm tăng thu nhập thì cán bộ y tế dự phòng hầu như chỉ sống bằng đồng lương. Do đó, cần đặc biệt quan tâm tới cải thiện đời sống, hỗ trợ nâng cao thu nhập cho đội ngũ này để họ yên tâm công tác.
Tiếp tục thực hiện các giải pháp đổi mới cơ chế tài chính y tế, đẩy mạnh tỷ lệ bao phủ y tế toàn dân; khuyến khích các hình thức xã hội hóa trong triển khai các dịch vụ y tế cao; tăng chi thường xuyên cho y tế dự phòng, an toàn vệ sinh thực phẩm, dân số - phát triển.
Để thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp thúc đẩy y tế dự phòng của Thủ đô phát triển, cần quán triệt triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 5-5-2022, của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô đến 2030 và tầm nhìn đến 2045. Mặt khác, tiến hành nghiên cứu một cách căn cớ, thấu đáo để đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô, tạo cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển./.
Hà Nội quan tâm đầu tư phát triển y tế cơ sở tạo nền tảng bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân  (22/10/2022)
Phát huy vai trò của đầu tư công trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô nhanh và bền vững  (20/10/2022)
Thủ đô Hà Nội: Xây dựng mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp  (19/10/2022)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay