Xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành theo mô hình chính quyền đô thị trên địa bàn Hà Nội
TCCS - Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội đề ra mục tiêu đến năm 2025, xây dựng, phát triển Hà Nội giàu đẹp, văn minh, hiện đại, tiêu biểu cho cả nước, xứng đáng là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia; trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế; động lực phát triển kinh tế - xã hội của vùng và cả nước. Để thực hiện mục tiêu đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng là phải xây dựng được đội ngũ cán bộ “có tâm, có tầm”, đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền các cấp.
Công tác cán bộ - khâu quan trọng quyết định
Xác định tinh thần muôn việc thành công hay thất bại đều do công tác cán bộ nên công tác này luôn được Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện toàn diện và đồng bộ. Thành ủy đã triển khai thực hiện các chủ trương, giải pháp đổi mới công tác cán bộ theo tinh thần các nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ; tiếp tục hoàn thiện các quy chế, quy định, quy trình công tác tổ chức, cán bộ; bảo đảm đồng bộ, thống nhất, phù hợp với các quy định mới của Trung ương và đáp ứng yêu cầu thực tiễn; ban hành kịp thời các văn bản quản lý, đánh giá cán bộ, cụ thể như Quyết định 2566-QĐ/TU về đánh giá đảng bộ trực thuộc Thành ủy và tổ chức cơ sở đảng; Quyết định 2898-QĐ/TU về đánh giá, phân loại cán bộ lãnh đạo quản lý; Quyết định 3814-QĐ/TU về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hằng tháng. Nhiều nội dung có sự sáng tạo, đổi mới và khắc phục được cơ bản những hạn chế, tồn tại trong trong công tác cán bộ nhiều năm qua. Quá trình triển khai thực hiện đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng và nâng cao chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Bên cạnh việc triển khai thực hiện đồng bộ các chủ trương, giải pháp đổi mới công tác cán bộ, Thành ủy chỉ đạo các đảng đoàn, ban cán sự đảng, các cấp ủy trực thuộc thực hiện rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy, xây dựng đề án vị trí việc làm, thực hiện tinh giản biên chế. Qua đó, các khâu trong công tác cán bộ được thực hiện đồng bộ, bài bản và đạt được những kết quả quan trọng. Công tác đánh giá cán bộ có nhiều đổi mới, theo quy chế, quy trình, có tính định lượng cụ thể, phân loại cán bộ thực chất hơn. Công tác quy hoạch đi vào nền nếp, chất lượng quy hoạch được nâng cao, quy hoạch đã được gắn với đào tạo, bồi dưỡng về lý thuyết và thực tiễn.
Thành phố đã hoàn thành xây dựng đề án vị trí việc làm, làm căn cứ để bố trí, sắp xếp cán bộ. Năm 2017 phê duyệt xong bản mô tả và khung năng lực của 266 vị trí việc làm cơ quan hành chính và phê duyệt xong vị trí việc làm của 2.529 đơn vị sự nghiệp công lập. Đến nay 100% cơ quan, đơn vị thực hiện tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, thăng hạng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật… đúng theo vị trí việc làm, bước đầu đã phát huy được trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và sở trường công tác của từng cán bộ; công tác tham mưu chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị được nâng cao… Đề án vị trí việc làm giúp việc bố trí, sắp xếp, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ bảo đảm đủ tiêu chuẩn, đúng người, đúng việc và đúng quy trình; chính sách cán bộ được quan tâm, có nhiều đổi mới.
Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thành phố đã ban hành Đề án số 04-ĐA/TU về đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tổ chức tốt các lớp đào tạo cán bộ nguồn, cán bộ quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố và các chức danh bí thư cấp ủy, thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; các lớp đào tạo ngoại ngữ, công nghệ thông tin, chuyên môn sâu ở nước ngoài… Các lớp đào tạo cán bộ đã có nhiều đổi mới trong nội dung, phương thức tổ chức giảng dạy, học tập, quản lý. Hà Nội còn xây dựng chương trình và lựa chọn cán bộ cử đi đào tạo nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, kiến thức chuyên sâu ở trong và ngoài nước, tạo nguồn cán bộ đáp ứng yêu cầu quản lý theo mô hình chính quyền đô thị, thành phố thông minh. Thành phố cũng nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, nhà khoa học, trí thức trẻ và chế độ đãi ngộ với cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị.
Tiếp tục xây dựng, củng cố cơ quan tham mưu và đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng Đảng trung thành, sáng tạo, gương mẫu. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, chú trọng nắm và xử lý kịp thời vấn đề chính trị hiện nay. Chủ động đấu tranh phòng ngừa có hiệu quả với hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác cán bộ
Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh cải cách thể chế, nâng cao hiệu quả quản trị xã hội, quản lý theo mô hình chính quyền đô thị; hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số, tạo chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố. Trong thực hiện nhiệm vụ này, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ có vai trò quyết định. Trong thời gian tới, thành phố quan tâm thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, tiếp tục rà soát, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở, qua đó, bố trí, sắp xếp cán bộ cho phù hợp; tập trung điều chỉnh, phê duyệt đề án vị trí việc làm trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp phù hợp quy định của pháp luật và thực tiễn, để đề án vị trí việc làm thực sự phát huy tối đa hiệu quả; nâng cao chất lượng đội ngũ về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng; phân loại, đánh giá; xác định chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô phải là yếu tố hàng đầu quyết định đến hiệu quả công tác tham mưu tại mọi ngành, lĩnh vực.
Hai là, tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định về công tác cán bộ; tập trung sửa đổi, hoàn thiện quy định tiêu chuẩn các chức danh cán bộ bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong hệ thống chính trị; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác cán bộ, nhất là đối với người đứng đầu. Thực hiện tốt công tác đánh giá cán bộ, không để lọt những người cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, chạy chức, chạy quyền vào đội ngũ cán bộ, nhưng cũng không để sót những người có đức, có tài. Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, dân chủ trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức để thu hút người thực sự có đức, có tài vào làm việc trong các tổ chức của hệ thống chính trị.
Ba là, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần được chú trọng thực hiện thường xuyên. Cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng trên cơ sở quy hoạch cán bộ; căn cứ yêu cầu chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn vị trí việc làm và năng lực, sở trường của cán bộ. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải thực hiện theo quy định của Trung ương, yêu cầu công việc và điều kiện cụ thể của từng cá nhân. Song phải bảo đảm nâng cao trình độ về: Lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc; chuyên môn nghiệp vụ, năng lực hoạt động thực tiễn; kỹ năng giao tiếp, đối thoại,… Hình thức đào tạo, bồi dưỡng phải phong phú, phù hợp điều kiện của cơ quan, đơn vị và luôn đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả. Phải gắn nội dung bồi dưỡng theo yêu cầu chung với tình hình thực tiễn của địa phương.
Bốn là, thực hiện tốt chế độ đãi ngộ, tôn vinh, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức. Trong công tác cán bộ, thực hiện chính sách cán bộ là công tác cần được tất cả các cấp, các ngành chú trọng thực hiện. Chính sách cán bộ phải được thực hiện theo nguyên tắc quản lý cán bộ của Đảng, Nhà nước và quy chế công tác cán bộ của các cơ quan, đơn vị, địa phương. Song, vấn đề quan trọng là công tác này phải được thực hiện dân chủ, công bằng, công khai theo quy chế dân chủ cơ sở./.
Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội phát huy vai trò nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn  (25/09/2021)
Xây dựng đội ngũ cán bộ tỉnh Điện Biên đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới  (25/09/2021)
Khai mạc Kỳ họp thứ 2 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI  (22/09/2021)
Mô hình chính quyền đô thị và cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng  (18/09/2021)
Hà Nội thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị  (18/09/2021)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay