TCCS - Trước bối cảnh dịch bệnh COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống và sản xuất, nặng nề nhất là khu vực du lịch, dịch vụ vốn là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh; bám sát sự chỉ đạo của Trung ương và thực tiễn địa phương, Quảng Ninh đã sáng tạo, chủ động, linh hoạt thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, tận dụng cơ hội, đổi mới phương thức làm việc, thích ứng với tình hình, không để đứt gãy, gián đoạn, giảm chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp…
Kết quả đáng ghi nhận của tỉnh
Thực hiện phương châm “3 trước, 4 tại chỗ, từ xa, từ sớm, từ cơ sở”, cùng việc triển khai chiến lược vắc-xin chủ động, thần tốc, đi trước, làm trước, tuyệt đối an toàn, đạt tỷ lệ bao phủ cao và sớm nhất trong cả nước, tỉnh Quảng Ninh đã không ngừng củng cố hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng, y tế tuyến huyện và cơ sở, vận động toàn dân biết tự làm xét nghiệm test nhanh… vừa chăm lo bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa giữ vững sự ổn định kinh tế - xã hội. Trong 6 năm liên tiếp (2016 - 2021), tăng trưởng của tỉnh luôn giữ vững hai con số trong thu ngân sách nội địa trên 42.000 tỷ đồng, đứng ở top đầu cả nước. Năm 2021, tổng vốn thu hút đầu tư ngoài ngân sách đạt 360.774 tỷ đồng, trong đó thu hút FDI thế hệ mới có bước đột phá, đạt trên 1 tỷ USD, gấp 2,67 lần so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 93.938 tỷ đồng, tăng trên 10% so với cùng kỳ. Năng suất lao động xã hội bình quân đạt khoảng 320 triệu đồng/người/năm, tăng 9,6% so với cùng kỳ. Có 2.055 đơn vị, doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 2% so với cùng kỳ; lũy kế toàn tỉnh có 16.800 doanh nghiệp. GRDP bình quân đầu người năm 2021 đạt trên 7.600 USD. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí đa chiều chỉ còn 0,1%. Năm 2022, tổng kết cả 3 quý đầu năm của tỉnh, tốc độ tăng trưởng kinh tế Quảng Ninh ước đạt 10,21%, cao hơn 1,36 điểm % so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 40.630 tỷ đồng, tăng 21% cùng kỳ, trong đó, thu nội địa đạt 29.830 tỷ đồng, tăng 13% cùng kỳ.
Những kết quả đạt được có thể khẳng định chủ trương đúng đắn của tỉnh Quảng Ninh trong việc kiên trì thực hiện mục tiêu giữ vững vị trí nhóm đầu về các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS và PAPI đã được xác định tại Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày `9-4-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “Về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Đồng thời, kết quả này cũng thể hiện sự năng động, tự lực, tự cường và khát vọng đổi mới, sáng tạ, đồng lòng nhất trí của cả Đảng bộ, hệ thống chính trị, các tầng lớp nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp toàn tỉnh Quảng Ninh; nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các cấp, các ngành đã tận dụng cơ hội, đổi mới phương thức làm việc, thích ứng với tình hình, không để đứt gãy, gián đoạn, giảm chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp…
Trước yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, với mục tiêu giữ vững đà tăng trưởng 2 con số và hoàn thành toàn diện các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh đã đề ra, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của phía Bắc; để đáp ứng niềm mong mỏi, kỳ vọng của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trong tỉnh, đòi hỏi hệ thống chính trị và chính quyền các cấp của tỉnh Quảng Ninh cần đề cao hơn nữa trách nhiệm chính trị, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức trong việc xây dựng chính quyền địa phương trong sạch, vững mạnh, kiến tạo, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tạo đột phá trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy nhanh tốc độ xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số.
Một số giải pháp nhằm giữ vững các mục tiêu kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh đề ra
Một là, bảo đảm nguồn lực và động lực cho thúc đẩy phục hồi và phát triển trong chiến lược thích ứng an toàn. Trong đó, chú trọng đến việc khơi thông, phân bổ, điều tiết, hướng dẫn việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực vốn, đất đai, lao động, điều kiện tự nhiên; phát triển đột phá, xây dựng nền hành chính quản lý - quản trị liêm chính, phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội; tạo lập môi trường kinh doanh công khai, minh bạch, hành động quyết liệt và hiệu quả, củng cố vững chắc niềm tin trong nhân dân… để chuyển hóa các nguồn lực vốn, tự nhiên, lao động, vị trí địa lý,… thành động lực phát triển một cách có chủ đích, đầy ý chí mạnh mẽ, có quy hoạch bài bản, lớp lang, được kiến tạo, dẫn dắt một cách khoa học, như đầu tư công phải bảo đảm tính tập trung cao, tránh dàn trải, manh mún kéo dài, đủ mức để lôi kéo đầu tư ngoài nhà nước, thúc đẩy hợp tác công - tư, chuyển từ phát triển “nâu” sang “xanh”, kiến tạo hạ tầng giao thông chiến lược kết nối đi trước một bước, gắn bó hữu cơ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, con người và bảo vệ môi trường…
Hai là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản trị phát triển bền vững địa phương trong tình hình mới. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thông qua các chỉ số đánh giá khách quan, khoa học. Xây dựng nền hành chính quản lý - quản trị - kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội, tạo lập môi trường kinh doanh công khai, minh bạch, nhất là trước sự phát triển của chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số, công dân số. Thực hiện cải cách hành chính gắn với đẩy mạnh phân cấp, trao quyền cho các địa phương và tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn của địa phương để đủ thẩm quyền, năng lực phản ứng trước những tác động bất lợi cũng như tận dụng cơ hội trước biến động mau lẹ của thị trường.
Ba là, đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược theo Nghị quyết Đại hội XV của Đảng bộ tỉnh. Gắn kết chặt chẽ giữa các mục tiêu tăng trưởng kinh tế với bảo đảm an sinh, phúc lợi, tiến bộ và công bằng xã hội, hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần theo các tiêu chí của “hạnh phúc”; xây dựng cơ chế, chính sách của tỉnh để thực hiện khâu đột phá xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh; tạo chuyển biến vững chắc đối với các vấn đề có tính chất nền tảng, như bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nghèo bền vững theo tiêu chí đa chiều, phát triển miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bốn là, đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới. Khuyến khích tinh thần đổi mới, sáng tạo, “6 dám” dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung; Rèn luyện và thực hành phong cách làm việc khoa học, dân chủ, gần dân, trọng dân, vì dân, bám sát thực tiễn, nói đi đôi với làm, làm quyết liệt, đến cùng và có kết quả, hiệu quả đo lường được với tinh thần “5 thật” nghĩ thật, nói thật, làm thật, hiệu quả thật, nhân dân và doanh nghiệp được thụ hưởng thật”.
Năm là, xây dựng chính quyền địa phương các cấp liêm chính, phục vụ, kiến tạo, thực sự “của dân, do dân, vì dân”, với bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Nâng cao năng lực thực thi pháp luật toàn diện trên các lĩnh vực; có đủ năng lực thích ứng với sự thay đổi, lãnh đạo, quản trị rủi ro, linh hoạt, nhạy bén, quyết sách kịp thời. Củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; nâng cao hiệu quả công tác dân vận; chú trọng thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; ngăn chặn các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà người dân và doanh nghiệp tại địa phương, ngay từ cơ sở./.
Hà Nội chủ động kiểm soát, thích ứng an toàn với dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới  (10/11/2022)
Mô hình “Dân tin, Đảng cử” - Sự thể hiện sinh động mối quan hệ mật thiết giữa “lòng dân” với “ý Đảng” qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh (kỳ 2)  (28/10/2022)
Mô hình “Dân tin, Đảng cử” - Sự thể hiện sinh động mối quan hệ mật thiết giữa “lòng dân” với “ý Đảng” qua thực tiễn tỉnh Quảng Ninh (kỳ 1)  (27/10/2022)
Hà Nội: Điều chỉnh một số biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát các biến chủng mới của dịch bệnh COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm khác  (24/10/2022)
Thành phố Hà Nội: Duy trì bền vững thành quả phòng, chống dịch  (28/09/2022)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển