Bệnh viện K đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba
TCCSĐT - Sáng ngày 18-7-2019, Bệnh viện K (Bộ Y tế) đã tổ chức kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Ba. Tới dự Lễ Kỷ niệm có đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các thế hệ thầy thuốc của Bệnh viện K Trung ương.
Tiền thân là Viện Curie Đông Dương ra đời tại Hà Nội vào ngày 19-10-1923, ngày 17-7-1969, Bộ Y tế đã ra quyết định thành lập Bệnh viện K sau một số lần đổi tên, sáp nhập. Từ đây, ngành nghiên cứu và chữa trị ung thư Việt Nam bước sang một giai đoạn phát triển mới, góp phần đắc lực trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Sau 50 năm xây dựng và phát triển (1969 - 2019), bệnh viện K Trung ương (Bộ Y tế) chuyên ngành ung bướu hạng I tại Hà Nội, từ cơ sở ban đầu tại 43 Quán Sứ (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đến nay Bệnh viện K có bốn cơ sở; số giường bệnh cũng tăng từ 120 lên 2.400. Ngày mới thành lập, bệnh viện chỉ có 68 cán bộ, nhân viên với bảy khoa, phòng thì hiện nay tăng lên 1.549 cán bộ và 76 khoa, phòng, viện, trung tâm… mỗi năm khám, điều trị cho hơn 500 nghìn lượt người dân.
Bệnh viện K Trung ương hiện đã triển khai nhiều kỹ thuật mới, công nghệ cao như chụp PET/CT (thiết bị chẩn đoán hình ảnh ghi hình ở mức độ tế bào - phân tử) chẩn đoán và đánh giá giai đoạn bệnh, ứng dụng hệ thống xạ trị gia tốc đa lá, đa mức năng lượng, phẫu thuật Robot Davici XR cho kết quả chính xác, an toàn, ít làm tổn thương vùng xung quanh; cập nhật các loại thuốc và hóa chất, kháng thể đơn dòng, kháng sinh mới kịp thời điều trị cho người bệnh. Bệnh viện chú trọng tuyên truyền, khuyến khích nguời dân khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm ung thư; áp dụng các thành tựu mới trong chẩn đoán và điều trị giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi nhiều loại ung thư, tỷ lệ chữa khỏi ung thư vú phát hiện sớm đạt 75%, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân sau điều trị tới hàng chục năm.
Bệnh viện K cũng không ngừng nâng cao chuyên môn, đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế; chỉ đạo tuyến cho 17 bệnh viện vệ tinh giúp giảm tỷ lệ chuyển tuyến, giảm chi phí điều trị, giảm gánh nặng bệnh tật và tạo niềm tin cho người bệnh tại các địa phương. Bệnh viện thay đổi thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng nguời bệnh, không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; sáng lập Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư Ngày mai tươi sáng hỗ trợ hơn 500 tỷ đồng bằng tiền và thuốc cho bệnh nhân nghèo toàn quốc; khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư tại cộng đồng; mỗi năm công tác xã hội đã vận động hỗ trợ hàng chục tỷ đồng cho bệnh nhân, bệnh nhi ung thư có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; bố trí nhà lưu trú miễn phí, phát cháo, cơm từ thiện và hàng chục chuyến xe yêu thương đưa bệnh nhân và người nhà về quê dịp Tết… Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ thầy thuốc và cán bộ, nhân viên chức Bệnh viện luôn nêu cao tinh thần đoàn kết vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, đã kiên định, bền bỉ xây dựng Bệnh viện K Trung ương với thành tích vẻ vang đáng tự hào là Bệnh viện chuyên khoa đầu Ngành ung bướu của cả nước.
Phát biểu tại buổi Lễ, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: ung thư ngày càng có xu hướng gia tăng trên thế giới và Việt Nam. Ở Việt Nam, mỗi năm 165.000 ca mắc mới và hiện có trên 300.000 bệnh nhân đang sống chung với ung thư. Tình trạng này đặt ra cho Ngành Y tế nói chung, ngành khám điều trị ung thư nói riêng những yêu cầu, nhiệm vụ hết sức nặng nề.
Thủ tướng nhấn mạnh: “Là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành của cả nước về phòng chống ung thư, thời gian tới, Bệnh viện K cần phải tiếp tục phấn đấu sớm trở thành một trung tâm hàng đầu trong khu vực về ung bướu, là điểm đến tin cậy không chỉ đối với người bệnh mà còn với các đồng nghiệp và bạn bè quốc tế”.
Biểu dương kết quả mà Bệnh viện K đạt được, Thủ tướng cho rằng, trong thời gian tới, Bệnh viện cần thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả khám chữa bệnh với phương châm “lấy người bệnh làm trung tâm, lấy hiệu quả điều trị, lấy sự hài lòng của người bệnh là thước đo giá trị, là mục tiêu phấn đấu”. Phát huy hiệu quả Trung tâm phẫu thuật robot, Trung tâm pha chế thuốc tập trung, triển khai kỹ thuật xạ phẫu, áp dụng phương pháp xạ trị hiện đại của thế giới như xạ trị Proton, I-on nặng...
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, chỉ đạo tuyến, đặc biệt là chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện vệ tinh, bệnh viện tuyến dưới. Chú trọng hợp tác quốc tế, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của các nước tiên tiến trong công tác đào tạo đội ngũ thầy thuốc và nghiên cứu điều trị ung thư.
Cùng với việc không ngừng nâng cao y đức, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo cả về quy mô, chất lượng chuyên môn của đội ngũ thầy thuốc, y bác sĩ, nắm bắt những kỹ thuật, công nghệ mới của thế giới để ứng dụng trong phòng chống ung thư tại Việt Nam. Mỗi thầy thuốc, nhân viên y tế của Bệnh viện K còn phải là chỗ dựa, động viên, an ủi, chia sẻ, đồng hành cùng người bệnh theo đúng tinh thần “Trao hy vọng - nhận niềm tin”. Cần tiếp tục cùng Ngành Y tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về phòng bệnh, sàng lọc phát hiện sớm ung thư, để người dân hiểu rõ rằng “ung thư biết sớm trị lành”, Thủ tướng nêu rõ.
Chủ động sáng tạo trong việc triển khai Đề án tự chủ sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nghiên cứu phát triển mô hình chuỗi bệnh viện chuyên sâu, góp phần quan trọng giảm gánh nặng chi phí cho bệnh nhân và gia đình, giảm nhu cầu người dân ra nước ngoài chữa bệnh và thu hút người nước ngoài điều trị tại bệnh viện. Hiện nay, mỗi năm người Việt Nam bỏ ra hơn 2 tỷ USD ra nước ngoài chữa bệnh, trong đó phần lớn là để chữa trị ung thư.
Bảo đảm quyền lợi cho đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế, đối tượng chính sách, nhất là bệnh nhân nghèo, bệnh nhân thuộc diện khó khăn trong tiếp cận với dịch vụ y tế có chất lượng với chi phí hợp lý; quan tâm thực hiện trách nhiệm xã hội, vận động các nguồn lực để hỗ trợ các bệnh nhân, bệnh nhi ung thư có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế, các bộ, ban, ngành Trung ương, các địa phương, các tổ chức và cá nhân quan tâm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để Bệnh viện K hoàn thành sứ mệnh mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giáo phó, sớm thực hiện khát vọng của mình trở thành trung tâm hàng đầu của khu vực về ung bướu.
Tại buổi Lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao Huân chương Độc lập hạng Ba tặng Bệnh viện K Trung ương; trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K; trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho GS.TS. Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K và PGS.TS. Bùi Diệu, nguyên Giám đốc Bệnh viện K và trao Huân chương Lao động hạng Ba cho bác sĩ Lê Văn Quân, Phó Giám đốc Bệnh viện K./.
Đẩy mạnh triển khai bệnh án điện tử  (11/08/2019)
Đại hội XIII của Đảng chưa đặt ra vấn đề sửa đổi Cương lĩnh  (11/08/2019)
Ngăn ngừa lạm quyền trong công tác cán bộ  (10/08/2019)
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khám, tư vấn miễn phí bệnh lý sỏi tiết niệu và u tuyến tiền liệt  (10/08/2019)
Giữ gìn và vun đắp cho mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt - Lào  (10/08/2019)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm