Huyện Đầm Hà thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW về tinh gọn bộ máy
TCCS - Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, huyện Đầm Hà (tỉnh Quảng Ninh) đã bám sát quan điểm chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn.
Bằng nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, triển khai hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25-10-2017, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tại Hội nghị lần thứ sáu khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”, qua đó tạo bước đột phá trong công tác tổ chức - cán bộ; biên chế của huyện ngày càng tinh gọn; tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
Để sớm đưa nghị quyết đi vào cuộc sống, huyện Đầm Hà đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện. Đồng thời, ban hành nhiều nghị quyết, chương trình, kế hoạch, các văn bản chỉ đạo phù hợp với thực tiễn của địa phương nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ của nghị quyết, kế hoạch của Trung ương, của tỉnh. Để việc sắp xếp, tinh giản bộ máy, biên chế mang lại hiệu quả thiết thực, Đảng bộ huyện đã làm tốt công tác rà soát, đánh giá vị trí việc làm, từ đó xây dựng đề án triển khai phù hợp với thực tiễn. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, công chức, viên chức trong từng cơ quan, đơn vị, không để xảy ra tình trạng đơn, thư khiếu nại hay tư tưởng không thông. Nhờ vậy, việc sắp xếp, tinh giản bộ máy, biên chế của huyện đã ổn định, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sau tinh giản hoạt động hiệu quả hơn.
Ban Chấp hành Đảng bộ huyện xây dựng Đề án “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế”; chỉ đạo, xây dựng Đề án thành lập, hợp nhất, chuyển chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan có nhiệm vụ tương đồng; sáp nhập trường học; thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, thôn, bản, khu phố giai đoạn 2019 - 2021... Với những cách làm, bước đi phù hợp, bộ máy, biên chế của huyện đã có những chuyển biến tích cực. Sau 5 năm triển khai thực hiện, huyện đã sắp xếp giảm 1 đơn vị hành chính cấp xã; giảm 6 thôn, bản; giảm 10 đầu mối cơ quan, đơn vị thuộc huyện; giảm 14 đầu mối đơn vị thuộc phòng.
Một số mô hình tổ chức mới, nhất thể hóa một số chức danh lãnh đạo, quản lý cấp huyện, xã được thực hiện hiệu quả theo hướng tinh gọn, tăng tỷ lệ kiêm nhiệm: Bố trí chức danh Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; 7/9 đồng chí bí thư Đảng ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân xã; 8/9 đồng chí phó bí thư thường trực Đảng ủy kiêm chủ tịch hội đồng nhân dân xã; 8/9 đồng chí phó bí thư Đảng ủy kiêm chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã...
Đặc biệt, thực hiện chỉ thị của Tỉnh ủy về thống nhất nhiệm kỳ đại hội chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở với bầu trưởng thôn, bản, khu phố, 100% thôn, bản, khu phố trên địa bàn huyện đã thực hiện bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố theo mô hình “Dân tin - Đảng cử”. Mô hình bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn đã và đang phát huy hiệu quả ở cơ sở, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, tạo sự đồng thuận từ việc ban hành chủ trương cho đến chỉ đạo thực hiện; phát huy được năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm của cán bộ, hạn chế tình trạng trông chờ, ỷ lại, né tránh, nể nang trong công việc. Chi ủy, chi bộ và nhất là bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, khu phố sâu sát thực tế, nắm chắc tình hình chính trị, tư tưởng, việc chấp hành chính sách pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân hơn... Từ đó, có những chỉ đạo, điều hành phù hợp, sát thực tiễn, bảo đảm tính khả thi cao. Những thành công của việc thực hiện mô hình “Dân tin - Đảng cử” đã đem lại những hiệu ứng tích cực trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện Đầm Hà. Từ những kết quả đạt được trong thực hiện mô hình này, bước đầu có thể rút ra một số những giá trị có tính gợi mở đối với việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, nhất là xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở trong thời gian tới.
Cùng với việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy, huyện Đầm Hà đã và đang tiếp tục rà soát, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức, thực hiện tinh giản biên chế gắn với gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng. Từ năm 2015 đến đầu năm 2022, huyện đã giảm 1 biên chế khối Đảng, đoàn thể; giảm 30 biên chế khối quản lý Nhà nước; tổng số cán bộ, công chức xã, thị trấn được tỉnh giao giảm 21 người; giảm 88 người hoạt động không chuyên trách ở thôn, bản.
Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định để kịp thời khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về công tác cán bộ; rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động tại các cơ quan, đơn vị; xây dựng, ban hành nghị quyết và đề án về “nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao huyện Đầm Hà giai đoạn 2020 - 2025, định hướng đến năm 2030”; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng sử dụng nguồn nhân lực hằng năm. Đồng thời, giải quyết tốt chế độ chính sách đối với những người dôi dư theo quy định.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW huyện Đầm Hà đã tạo bước phá mới về công tác tổ chức - cán bộ. Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị ngày càng tinh gọn. Việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao ở các đơn vị được đồng bộ, thống nhất xác định rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu; hiệu quả hoạt động được nâng lên; góp phần tiết kiệm chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển. Hầu hết các cơ quan, đơn vị được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Theo kết quả đánh giá của tỉnh năm 2021, huyện Đầm Hà xếp thứ 3 tại tỉnh Quảng Ninh về Chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) ở khối cấp huyện với tỷ lệ hài lòng đạt 96,04%./.
Gỡ điểm nghẽn hạ tầng, phát huy thế mạnh logistics  (15/11/2022)
Huyện Tiên Yên phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân  (15/11/2022)
Đảng bộ huyện Vân Đồn: Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ  (15/11/2022)
Mặt trận Tổ quốc các cấp tỉnh Quảng Ninh: Phát huy vai trò trung tâm trong củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc  (14/11/2022)
Huyện Đầm Hà lan tỏa phong trào thi đua “Dân vận khéo”  (13/11/2022)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển