Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với phong cách lãnh đạo gần dân, tin dân và vì dân
Đồng chí Nguyễn Văn Linh, tên thật là Nguyễn Văn Cúc (còn gọi là Mười Cúc), sinh ngày 01-7-1915 tại Hà Nội (quê gốc làng Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Xuất thân trong một gia đình yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng, thấu hiểu cảnh đau khổ của đất nước lầm than, nô lệ, năm 1929, khi mới 14 tuổi, đồng chí đã tham gia hoạt động cách mạng. Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí “đã trải qua nhiều vị trí lãnh đạo khác nhau ở nhiều địa phương và ở cơ quan Trung ương, dù ở đâu, làm việc gì, đồng chí cũng đem hết trí tuệ, sức lực để cống hiến cho Đảng và nhân dân…”(1). Đồng chí là học một trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là trong việc thực hành và phát triển phong cách lãnh đạo gần dân, tin dân và vì dân của Người.
Sau cách mạng tháng Tám thành công, đồng chí Nguyễn Văn Linh được phân công phụ trách nhiều trọng trách như: Bí thư Thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn (1946 1947), Bí thư Đặc khu ủy Sài Gòn - Gia Định, quyền Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (1957-1960). Tại Đại hội III của Đảng (1960), đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và được chỉ định làm Phó Bí thư, Bí thư Trung ương Cục miền Nam. Sau ngày Tổ quốc thống nhất, đồng chí được bầu làm Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Đại hội Đảng khóa IV, khóa V, đồng chí được bầu là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng và đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác. Tháng 12-1981, đồng chí được Trung ương Đảng phân công trở lại làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 3-1982, tại Đại hội V của Đảng, đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 6-1985, tại Hội nghị Trung ương 8, đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị, tiếp tục làm Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 6-1986, đồng chí được phân công tham gia Ban Bí thư Trung ương Đảng và giữ cương vị Thường trực Ban Bí thư. Tại Đại hội VI của Đảng, đồng chỉ được bầu là Tổng Bí thư của Đảng.
Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Văn Linh luôn thấm nhuần và quán triệt tư tưởng của Hồ Chí Minh về “dân là gốc”, “dân làm gốc”coi nhân dân là cội nguồn sức mạnh của Đảng. Đảng tồn tại và phát triển được, đủ sức mạnh để lãnh đạo nhân dân tiến hành thành công cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội đó là nhờ sự giúp đỡ, ủng hộ của nhân dân. Phát biểu tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VIII (6-1987), đồng chí nhấn mạnh: “Không thể không nhận thấy rằng cơ sở chủ yếu và nguồn gốc sâu xa tạo nên sức mạnh của chế độ chúng ta, nhân tố cơ bản bảo đảm giữ gìn và phát huy thành quả cách mạng chính là vai trò của quần chúng lao động. Bởi lẽ cách mạng bao giờ cũng là sự nghiệp của bản thân quần chúng. Chân lý đó hoàn toàn sáng rõ và được chứng minh đầy đủ trong bất cứ giai đoạn nào của cách mạng nước ta”(2).
Nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, cho dù lịch sử đó thuộc ở bất cứ thời kỳ hay giai đoạn nào. Mọi sự thay đổi của xã hội cũng như bản chất của chế độ, xét đến cùng đều là phản ánh nhu cầu của quần chúng và là sự vận động tất yếu của lịch sử. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, cả nước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Say mê trước chiến thắng, nhiều nhà lãnh đạo chủ chốt của Đảng sinh ra chủ quan, tự mãn; lại cộng với nhận thức sai lầm, mang tư duy, cung cách quản lý thời chiến sang áp dụng quản lý xã hội, quản lý kinh tế trong thời bình đã làm cho đất nước lâm vào trì trệ, khó khăn. Một nhu cầu bức thiết đặt ra lúc này là phải khẩn trương đổi mới toàn diện, mà trước hết là đổi mới tư duy kinh tế.
Đại hội VI của Đảng (1986) với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật đã đánh dấu mốc quan trọng, mở đầu cho công cuộc đổi mới đất nước. Công cuộc đổi mới đất nước tuy do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, nhưng xét cho đến cùng thì đó chính là đáp ứng sự đòi hỏi tất yếu của xã hội, mà trong đó, người dân là hạt nhân, là chủ thể. Không những vậy, chính người dân còn là những “kiến trúc sư” giúp Đảng có được sự đột phá về tư duy đổi mới trong Đại hội VI của mình. Chính vì thế, khi trả lời cho câu hỏi: “Tác giả” của đổi mới là ai?”, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh nói: “Tôi đã nhiều lần nói rằng, Nghị quyết Đại hội VI của Đảng sở dĩ được hoàn thiện như dưới hình thức hiện nay chính vì là tác phẩm của toàn Đảng và toàn dân”(3).
Đồng chí Nguyễn Văn Linh rất tâm đắc câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”; cũng như lời căn dặn của Người: Dân rất tài giỏi, rất sáng suốt, có thể giải quyết công việc khó khăn một cách mau chóng, có hiệu quả mà một cá nhân tài giỏi, một đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra. Hay nói khác đi, có lực lượng của nhân dân thì việc khó mấy, to mấy cũng làm được. “Cách xa dân chúng, không liên hệ chặt chẽ với dân chúng, cũng như đứng lơ lửng giữa trời, nhất định thất bại”(4). Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ, “nơi nào và lúc nào không tạo ra được phong trào cách mạng sôi nổi của quần chúng thì nơi đó và lúc đó công việc không tiến lên được, ngược lại tiêu cực phát sinh”(5).
Suốt đời hoạt động cách mạng, đồng chí Nguyễn Văn Linh luôn hòa mình với đời sống của nhân dân, lắng nghe, thấu hiểu và làm mọi việc vì dân, tất cả cùng là nhằm không ngừng cải thiện và nâng cao mọi mặt đời sống của nhân dân.
Gần dân, tin dân và vì dân
Là một nhà lãnh đạo kiên định và sáng tạo của Đảng và cách mạng Việt Nam, trên bất cứ cương vị công tác nào, đồng chí Nguyễn Văn Linh cũng xác định: “Phải kiên trì lấy dân làm gốc. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Chúng ta thực hiện cơ chế tổng hợp Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.”(6). Điều này đã trở thành phương châm, nguyên tắc lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Văn Linh trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình.
Theo đồng chí Nguyễn Văn Linh, “dân là gốc”, “dân làm gốc” phải được thống nhất cả từ trong suy nghĩ đến hành động, từ lời nói đến việc làm, từ lý luận đến thực tiễn, người cán bộ lãnh đạo phải luôn lắng nghe, thấu hiểu xem dân muốn gì để phục vụ dân cho đúng, cho sát. Người cán bộ lãnh đạo “phải nghe thường xuyên, chứ đừng đợi kỳ họp theo lịch; nghe từ cửa miệng nông dân từ xã ấp, thậm chí tại nơi xóm vắng, nghe từ những xóm thợ cần lao, từ người công chức, viên chức; chiến sĩ thấp nhất; nghe qua đại diện các cán bộ đoàn thể, các đồng chí về hưu hằng ngày gần gũi, tâm sự với nhân dân. Phải luôn luôn đặt ra câu hỏi vì sao quần chúng chưa nói hết, vì sao quần chúng không dám nói, vì sao quần chúng nói không cụ thể, không chính xác. Nghe, nhưng lại phải phân tích, chọn lọc, xem xét đâu là vấn đề cần giải quyết trước, đâu là vấn đề giải quyết sau, và rồi lại phải xin ý kiến dân cách giải quyết”(7). Đồng chí Nguyễn Văn Linh hết sức lên án một bộ phận cán bộ, đảng viên làm việc không thiết thực, không xuất phát từ điều kiện thực tiễn, làm việc theo kiểu “quan cách mạng”, ra quyết định theo kiểu “một túi áo báo cáo, một túi quần chỉ thị” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng phê phán. Đó là những biểu hiện của bệnh quan liêu, mệnh lệnh, hách dịch, xa rời dân chúng...
Trong quá trình công tác, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã dành nhiều thời gian đi xuống các địa phương, cơ sở, đến thăm công nhân hầm lò, công nông trường, quân khu, đơn vị bộ đội, gia đình cách mạng, thương binh, liệt sĩ, tù chính trị Côn Đảo và nhiều địa phương trong cả nước. Đồng chí luôn gần gũi với nhân dân, hoà mình vào đời sống của đồng bào, đồng chí để xem xét kỹ tình hình; lắng nghe ý kiến của nhân dân, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của họ. Sau này, trên cương vị là Cố vấn ban chấp hành trung ương Đảng, tuy sức khỏe đã giảm sút nhưng đồng chí Nguyễn Văn Linh vẫn thực hiện nhiều chuyến đi thực tế. Trong hơn sáu năm làm cố vấn, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã thực hiện 42 chuyến đi xuống cơ sở(8) để tìm cách tư vấn giúp các đồng chí lãnh đạo tháo gỡ khó khăn cho đồng bào. Từ những chuyến đi khảo sát thực tiễn này, những ý tưởng mới, giải pháp mới sát với thực tiễn đã được đồng chí đề xuất với Đảng, Nhà nước trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách nhằm ổn định nhanh chóng tình hình kinh tế - xã hội và phát triển đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Với phong cách lãnh đạo gần dân, tin dân và vì dân, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã chiếm được lòng tin của quần chúng, giúp họ vững tin vào sự thành công của cách mạng, kề vai sát cánh cùng Đảng trong những hoàn cảnh khó khăn, nguy nan nhất. Ví dụ như sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Chính quyền miền Nam được đế quốc Mỹ tiếp tay đã ra sức tuyên truyền lừa bịp nhằm dụ dỗ, cưỡng ép nhiều gia đình giáo dân rời bỏ quê hương di cư vào Nam, gây ảnh hưởng bất lợi nghiêm trọng cho tình thế cách mạng. Trước tình hình đó, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã có nhiều cuộc gặp gỡ với các cán bộ làm công tác dân vận, phân tích tình hình, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, cùng bàn bạc, ra sức giải thích, hướng dẫn quần chúng không nên di cư ồ ạt theo sự kích động của kẻ thù. Từ sự kiên trì lãnh đạo, chỉ đạo, giải thích của đồng chí Nguyễn Văn Linh, nhiều đồng bào giáo dân đã nhận ra âm mưu thâm độc của kẻ thù, không di cư vào Nam nữa mà tình nguyện trở vềquê hương để ổn định cuộc sống.
Quán triệt nguyên tắc nói đi đôi với làm, xây đi đôi với chống, đồng chí Nguyễn Văn Linh đặc biệt quan tâm đấu tranh loại trừ những căn bệnh quan liêu, tham nhũng, mà đồng chí coi là những “mầm bệnh”, “ung nhọt” trong cơ thể Đảng. Bản thân đồng chí tuy rất bận rộn, vẫn tranh thủ viết bài cho chuyên mục " Những việc cần làm ngay", ký bút danh NVL, in nhiều số trên báo Nhân Dân từ ngày 25/5/1987. Các bài đều ngắn, nội dung xoay quanh những hiện tượng tiêu cực và khơi dậy tinh thần chống tiêu cực của các tầng lớp xã hội để đổi mới thắng lợi.Loạt bài Những việc cần làm ngay chứa đựng tinh thần “hãy gần dân hơn nữa, hãy nắm bắt thực tiễn một cách sinh động hơn, bớt đi cái quan liêu, hành chính, sơ cứng và chung chung để làm cho dân bớt khổ hơn và tin tưởng hơn ở người cán bộ đảng viên, tin ở Đảng”(9) đã tạo một luồng sinh khí mới trong xã hội, được cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân ủng hộ, hưởng ứng nhiệt tình.Tính đến thời điểm bài cuối cùng in trên báo Nhân Dân ngày 29-9-1990, chuyên mục "Những việc cần làm ngay" đã tồn tại 3 năm 4 tháng 4 ngày. Sau này, có người hỏi ý nghĩa của bút danh NVL, đồng chí nói: đó là :" Nói và Làm". Có người hỏi sao không viết tiếp, đồng chí nói:" Mình viết để làm "mồi" cho các nhà báo viết tiếp, phải đấu tranh kiên quyết, liên tục vì cuộc đấu tranh này rất quyết liệt và phức tạp". Đọc lại những bài viết này ta càng thấy rõ cái tâm, cái tầm của đồng chí Nguyễn Văn Linh - một nhà lãnh đạo luôn gần dân, tin dân và vì dân. “Những việc cần làm ngay” hay “nói và làm” chính là những hành động thể hiện phẩm chất tốt đẹp, sự cao thượng; đạo đức sáng trong của một người cộng sản mẫu mực, hết lòng vì sự ấm no và hạnh phúc của nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc nhở các cán bộ, đảng viên bài học sâu sắc: “Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải mực thước cho người ta bắt chước”(10). Tự mình phải chính trước mới giúp người khác chính. Mình không chính, mà muốn người khác chính là vô lý. Đồng chí Nguyễn Văn Linh chính là hiện thân và tấm gương cho đạo đức trong sáng nói đi đôi với làm. Dù ở cương vị hay hoàn cảnh nào, đồng chí vẫn giữ nếp sống giản dị; giữ tác phong sâu sát cơ sở. Trong công việc và cuộc sống hàng ngày, đồng chí luôn thực hành chuẩn mực đạo đức cần, kiêm, liêm, chính, lo nghĩ làm sao tránh lãng phí, phô trương, hình thức…
Gần dân, tin dân và vì dân đã trở thành phương châm, nguyên tắc và phong cách lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Văn Linh trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của mình.Chính điều đó đã làm toát lên phẩm chất của người cộng sản mẫu mực, là một tấm gương lớn cho các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân ta noi theo. Trong lời điếu đọc tại lễ truy điệu của đồng chí Nguyễn Văn Linh, đồng chí Lê Khả Phiêu đã khẳng định: “Từ buổi đầu tiên tham gia cách mạng đến khi vĩnh biệt chúng ta, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã giữ trọn danh hiệu cao quý của người đảng viên cộng sản một lòng, một dạ phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, hy sinh cao cả vì lý tưởng cao đẹp của Đảng. Đồng chí đã để lại cho cán bộ, đảng viên và nhân dân ta một tấm gương sáng về phẩm chất của người cộng sản “tận trung với nước, tận hiểu với dân”, sống trung thực thẳng thắn, chan hòa, gần gũi với mọi người, giản dị và cần kiệm, ghét thói phô trương, hình thức… luôn gắn bó với thực tiễn đất nước, đồng cam với đồng bào, chiến sĩ”(11).
Với phong cách lãnh đạo quần chúng, sâu sát thưc tiễn, Hồ Chí Minh đã từng nói: Phải khéo tập trung ý kiến của quần chúng, hóa nó thành cái đường lối để lãnh đạo quần chúng. Phải đem cách nhân dân so sánh, xem xét, giải quyết các vấn đề, mà hóa nó thành cách chỉ đạo nhân dân(12). Điều này đã trở thành chân lý và hơn nữa là nghệ thuật lãnh đạo của Người. Những gì thể hiện trong phong cách lãnh đạo của mình đã cho thấy, đồng chí Nguyễn Văn Linh chính là người kế thừa, thực hành sáng tạo phong cách lãnh đạo gần dân, tin dân và vì dân của Hồ Chí Minh vào trong từng giai đoạn thực tiễn của đất nước, góp phần tạo nên những thắng lợi mang ý nghĩa bước ngoặt cho cách mạng Việt Nam. Đồng chí Nguyễn Văn Linh xứng đáng là một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
---------------
(1). Lời điếu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do đồng chí Lê Khả Phiêu đọc tại Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Văn Linh, ngày 29/4/1998
Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan đảm nhiệm vai trò Chủ tịch luân phiên Ủy ban ASEAN tại thành phố La Hay  (26/04/2018)
Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược ở nước ta hiện nay - quan niệm, đặc điểm và những mâu thuẫn cần giải quyết  (26/04/2018)
Đồng chí Đặng Thị Ngọc Thịnh phát biểu tại Hội nghị phụ nữ toàn cầu  (26/04/2018)
Pháp - Mỹ tăng cường quan hệ đồng minh  (26/04/2018)
“Sẵn sàng để đánh bại bệnh sốt rét”  (26/04/2018)
“Thành phố Hồ Chí Minh - Khát vọng vươn cao”  (26/04/2018)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên