Công đoàn tiếp tục nỗ lực, xứng đáng là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động
Ngày 08-7, phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai biểu dương những thành tích mà Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua; đồng thời đề nghị Công đoàn tiếp tục quan tâm, tìm hiểu và đánh giá sâu sắc những tâm tư nguyện vọng, tình cảm của người lao động; đánh giá những khó khăn thách thức không chỉ đối với người lao động mà còn đặt ra cho tổ chức công đoàn. Đồng chí Trương Thị Mai cho rằng, trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ có những doanh nghiệp phát triển mạnh, trở thành tập đoàn lớn, mang thương hiệu quốc gia, nhưng cũng có doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động. Đó là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, tác động rất lớn đến người lao động. Một bộ phận người lao động sẽ phấn đấu vươn lên cùng quá trình phát triển của doanh nghiệp, chiếm lĩnh vị trí quan trọng, có thu nhập cao, nhưng cũng có không ít lao động bị đào thải do không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển.
Đồng chí nêu rõ: Tất cả những vấn đề liên quan đến cuộc sống của người lao động đều cần được Công đoàn giải quyết với tư cách là một tổ chức đại diện hợp pháp. Do vậy, việc đánh giá sâu sắc khả năng phát triển cũng như những thách thức của thị trường lao động là cần thiết để nâng cao vai trò của tổ chức Công đoàn, gắn bó hơn nữa với đoàn viên và người lao động.
Đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh, trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, tranh chấp lao động sẽ ngày càng gia tăng, Bộ luật Tố tụng Dân sự đã cho phép Công đoàn 3 vị trí đại diện, đó là: đại diện làm đơn khởi kiện cho người lao động; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động tại tòa; đại diện trong hội đồng xét xử. Vì vậy, tổ chức Công đoàn phải đứng ra đại diện cho người lao động để khởi kiện ra tòa khi có những tranh chấp nảy sinh giữa doanh nghiệp và người lao động.
Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai đánh giá cao công đoàn đã triển khai 3 Nghị quyết mới của Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) gồm: Nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân, mục tiêu được nêu ra rất rõ ràng là đến năm 2020, Việt Nam dự kiến có 1 triệu doanh nghiệp, và khoảng 60 triệu người lao động. Trong đó, lao động nông nghiệp sẽ giảm dần và số lao động trong khu vực chính thức tiếp tục tăng lên, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn sẽ ngày càng nặng nề và quan trọng hơn.
Trưởng Ban Dân vận Trung ương yêu cầu tổ chức Công đoàn cần phải tiếp tục nỗ lực không ngừng để xứng đáng là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người lao động. Đặc biệt, các cấp Công đoàn cần giải thích, tuyên truyền cho người lao động hiểu được thế nào là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; vấn đề tiền lương phải được gắn với năng suất lao động để đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Trên có sở đó, Công đoàn cũng cần tham gia vào Hội đồng tiền lương Quốc gia để tư vấn cho Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng. Theo đồng chí Trương Thị Mai, tiền lương tối thiểu chỉ bảo vệ được cho lao động yếu thế, mức lương bình quân của người lao động tại doanh nghiệp mới là quan trọng mà tổ chức Công đoàn cần quan tâm.
Phân tích những vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đồng chí Trương Thị Mai nhấn mạnh, đời sống của người lao động chính là tiền lương, điều kiện lao động và quan hệ lao động. Vì vậy, Công đoàn phải xây dựng thật tốt thỏa ước lao động tập thể để có điều kiện tốt hơn cho người lao động, tránh làm vì hình thức, thành tích...
Trong hai ngày làm việc, Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (khóa XI) đã thảo luận và thông qua các nội dung: Báo cáo kết quả hoạt động Công đoàn 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017; Báo cáo hoạt động của Ủy ban Kiểm tra Công đoàn các cấp 6 tháng đầu năm, chương trình công tác 6 tháng cuối năm 2017; Nghị quyết về Ban Nữ công quần chúng doanh nghiệp ngoài Nhà nước; Chương trình hành động của Tổng Liên đoàn thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII).
Hội nghị cũng quyết định các nội dung chuẩn bị cho Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII gồm: Đề án Đại hội XII Công đoàn Việt Nam; Dự thảo (lần 2) Báo cáo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn trình Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII; Dự thảo sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam; Kế hoạch phân bổ đại biểu dự Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII./.
Hội đàm chính thức lần đầu tiên giữa Tổng thống Nga và Mỹ: Những tín hiệu tích cực  (08/07/2017)
Nỗ lực vượt qua khác biệt đối với một loạt vấn đề toàn cầu tại Hội nghị thượng đỉnh G20  (08/07/2017)
Thủ tướng gặp gỡ lãnh đạo nhiều nước, Liên minh châu Âu và WHO  (08/07/2017)
Chủ tịch Quốc hội Lào Pany Yathotou kết thúc chuyến thăm Việt Nam  (08/07/2017)
Báo chí Đức đánh giá cao uy tín, thành tựu phát triển của Việt Nam  (08/07/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên