Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc làm việc với Công ty Honda Việt Nam về phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ô tô
TCCS - Chiều 13-7-2020, đồng chí Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh có buổi tiếp, làm việc với ông Keisuke Tsuruzono, Tổng Giám đốc Công ty Honda Việt Nam về phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ô tô. Cùng dự có đồng chí Lê Duy Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành.
Cảm ơn những hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam, của tỉnh Vĩnh Phúc đối với Công ty Honda Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch và phục hồi sản xuất sau thời gian nghỉ phòng, chống dịch COVID-19, Tổng Giám đốc Công ty Honda Việt Nam Keisuke Tsuruzono cho biết, cùng với tăng trưởng kinh tế ổn định, thị trường ô tô, xe máy ở Việt Nam được mở rộng và thị trường ô tô được kỳ vọng sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới. Trung bình mỗi năm, Việt Nam tiêu thụ khoảng 3,3 triệu xe máy, trên 228.000 ô tô và Honda Việt Nam đang là trung tâm xuất khẩu xe máy hàng đầu thế giới. Hiện Công ty có 140 nhà cung cấp phụ tùng, trong đó, Vĩnh Phúc có 4 nhà cung cấp là Công ty TNHH Chính xác Việt Nam I, Công ty TNHH công nghiệp Lâm Viễn, Công ty TNHH công nghệ Cosmos và Công ty TNHH First Rubber Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn nhỏ, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển. Sản xuất ô tô tại Honda Việt Nam đang ở giai đoạn đầu, tỷ lệ nội địa hóa còn thấp và khó cạnh tranh về giá so với phụ tùng nhập khẩu.
Tại buổi làm việc, Công ty Honda Việt Nam kiến nghị Chính phủ Việt Nam, tỉnh Vĩnh Phúc có chính sách hỗ trợ hoạt động lắp ráp động cơ để mở rộng cơ hội phát triển cho các nhà cung cấp phụ tùng trong nước; nghiên cứu, sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, miễn thuế tiêu thụ đặc biệt cho phần giá trị trong nước và chính sách thuế này nên áp dụng theo từng giai đoạn. Cùng với đó, có chính sách hỗ trợ các nhà sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy trong nước đẩy mạnh xuất khẩu và mở thị trường trong nước.
Đánh giá cao những đóng góp của Công ty Honda Việt Nam đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh những năm qua, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan cho biết, tỉnh Vĩnh Phúc chia sẻ với những khó khăn và mong muốn của Honda Việt Nam trong việc mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, các chính sách liên quan đến thuế. Với các kiến nghị, đề xuất của Công ty, tỉnh sẽ báo cáo Chính phủ, các bộ, ngành xem xét.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy khẳng định, trong định hướng phát triển của tỉnh những năm tới, Vĩnh Phúc xác định công nghiệp là trụ cột của nền kinh tế và sản xuất ô tô, xe máy là chủ lực của ngành công nghiệp. Tỉnh sẽ dành một khoa của Trường cao đẳng nghề Vĩnh Phúc chuyên đào tạo về công nghệ ô tô, xe máy cho doanh nghiệp. Đồng thời, có những hỗ trợ cụ thể để Honda Việt Nam thực hiện được các mục tiêu đề ra, tạo nền tảng cho ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan đề nghị Công ty Honda Việt Nam tiếp tục có các giải pháp nâng cao năng suất lao động tại Vĩnh Phúc, sản xuất ra những sản phẩm, linh kiện có giá trị gia tăng cao. Cùng với đó, tăng tỷ lệ nội địa hóa, thu hút các nhà sản xuất, giới thiệu các nhà đầu tư lĩnh vực công nghiệp phụ trợ cho tỉnh. Đặc biệt, cùng với đầu tư phát triển sản xuất ô tô, xe máy, Honda Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, sản xuất các loại thiết bị, máy móc khác, như máy phát điện, máy phục vụ sản xuất ngành nông nghiệp, thiết bị y tế tại Việt Nam nói chung, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng.
Cũng tại buổi làm việc, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan yêu cầu lãnh đạo Sở Công Thương, Cục Thuế tỉnh làm rõ, cung cấp thêm các thông tin về phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của tỉnh, các chính sách ưu tiên, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, các chính sách, thủ tục về thuế.../.
Bao giờ kinh doanh của Lọc dầu Dung Quất bắt đầu phục hồi?  (12/07/2020)
Hội nghị điển hình tiên tiến Hội Chữ thập đỏ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ V  (12/07/2020)
Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất đã vượt “bão” COVID-19  (07/07/2020)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam