Bảo vệ môi trường: Không sử dụng đồ nhựa dùng một lần
TCCS - Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, rác thải nhựa cũng đang trở thành vấn nạn môi trường nhức nhối tại Việt Nam. Thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, tại Việt Nam, rác thải nhựa chiếm 7% tổng lượng chất thải rắn. Riêng tại các thành phố lớn, với việc các sản phẩm nhựa được sử dụng một cách tràn lan, lượng rác thải nhựa là rất lớn (mỗi ngày, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được “bổ sung” khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon).
Những con số đáng lo ngại
Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, rác thải nhựa cũng đang trở thành vấn nạn môi trường nhức nhối tại Việt Nam. Thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, tại Việt Nam, rác thải nhựa chiếm 7% tổng lượng chất thải rắn. Riêng tại các thành phố lớn, với việc các sản phẩm nhựa được sử dụng một cách tràn lan, lượng rác thải nhựa là rất lớn (mỗi ngày, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được “bổ sung” khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon).
Cũng theo khảo sát này, bên cạnh các sản phẩm nhựa dùng một lần khác, tại Việt Nam, nhất là ở các đô thị, túi nilon xuất hiện ở khắp nơi, từ chợ cho đến siêu thị, cửa hàng tiện lợi, từ cửa hàng bán lẻ cho đến khu trung tâm thương mại, mua sắm lớn và hiện hữu hằng ngày trong từng gia đình vì sự tiện lợi và thói quen mua bán nhỏ lẻ. Tính bình quân, mỗi hộ gia đình Việt Nam sử dụng 223 chiếc túi nilon/tháng, tương đương 1kg túi nilon/hộ/tháng. Như vậy, hàng triệu túi nilon được sử dụng và thải ra môi trường mỗi ngày.Điều đáng nói là chỉ một phần nhỏ trong số này được thu gom, tái chế, còn lại đều được chôn lấp cùng với các loại rác thải khác hoặc vứt bỏ khắp nơi.
Theo tính toán, nếu khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn thì lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ ở Việt Nam xấp xỉ 2,5 triệu tấn/năm. Đó cũng là ký do khiến Việt Nam bị xếp thứ 17 trong 109 quốc gia có mức độ ô nhiễm rác nhựa lớn trên thế giới.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là 1 trong 5 nước dẫn đầu về rác thải nhựa đổ ra đại dương. Các số liệu về giao dịch thương mại cho thấy, đến gần đây Việt Nam vẫn dựa chủ yếu vào nguồn nhập khẩu phế liệu nhựa và giấy để làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp tái chế.
Cần cộng đồng trách nhiệm
Nhận thức rõ những nguy cơ từ tình trạng “ô nhiễm trắng”, với quan điểm nhất quán là phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường; kinh tế, xã hội và môi trường là 3 trụ cột cho sự phát triển bền vững và là nhiệm vụ trọng tâm của quá trình phát triển..., trong những năm qua Việt Nam đã ban hành và đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm quản lý, kiểm soát ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa, nhất là sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy.
Chính phủ cũng rất tích cực, quyết tâm trong việc thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát, phòng, chống, xử lý, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa; hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần; khuyến khích việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại trong hoạt động thu gom, tái sử dụng, tái chế rác thải nhựa; đồng thời kêu gọi, vận động toàn dân chung tay bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động này...
Tuy nhiên, như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại Lễ ra quân toàn quốc phong trào chống rác thải nhựa được tổ chức ngày 9-6-2019, Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, tồn tại trong vấn đề rác thải nhựa, từ nhận thức của một bộ phận doanh nghiệp, người dân đến thói quen phổ biến trong sinh hoạt, sử dụng túi nilon.
Vì vậy, theo Thủ tướng, việc giải quyết ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm do rác thải nhựa và túi nilon phải được xem là nhiệm vụ cấp bách, đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên, có sự chung tay của các cấp, các ngành, của toàn xã hội. Theo đó, từng cơ quan, đơn vị phải có chương trình, kế hoạch thực hiện chống rác thải nhựa, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trong cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải gương mẫu, đi đầu “nói không với rác thải nhựa”. Phải thực hiện phương châm: nhà nhà hạn chế rác thải nhựa, người người phòng chống ô nhiễm rác thải nhựa, xã hội tiến đến nói không với rác thải nhựa. Phấn đấu đến năm 2021, các cửa hàng, các chợ, các siêu thị ở các đô thị không sử dụng đồ nhựa dùng một lần, đến năm 2025, cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần.
Với tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin truyền thông; thường xuyên phát động các phong trào, hành động phòng chống rác thải nhựa thiết thực, hiệu quả; xây dựng các tiêu chí bình chọn và công bố vinh danh, nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay, các sáng kiến hiệu quả. Các cơ quan thông tấn báo chí chủ động, tích cực hơn nữa việc thông tin tuyên truyền về hạn chế sử dụng túi nilon, sản phẩm nhựa dùng một lần; đồng thời, phát hiện gương điển hình, mô hình, cách làm hiệu quả tạo sức lan tỏa.
Thủ tướng cũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát hoàn thiện các quy định, các chính sách để hạn chế việc sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần; khuyến khích, hỗ trợ phát triển, sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường, phân loại rác tại nguồn; thu hút đầu tư, ứng dụng phát triển công nghệ tiên tiến tái sử dụng, tái chế rác thải, rác thải nhựa. Khẩn trương đưa các cơ sở tái chế nhựa phân tán nhỏ lẻ vào các khu công nghiệp tập trung để quản lý. Hạn chế và tiến tới chấm dứt việc nhập khẩu, sản xuất các loại túi nilon khó phân hủy. Kiên quyết trả lại các lô hàng phế liệu nhựa không cấp giấy phép chính thức. Tăng cường đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới, hiện đại trong xử lý, tái chế chất thải nhựa và phát triển các sản phẩm, vật liệu thay thế, thúc đẩy nhanh nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam. Các viện, các trường, các nhà khoa học, các doanh nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu, đổi mới, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ về vật liệu thân thiện với môi trường thay thế các sản phẩm nhựa sử dụng một lần.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các quốc gia trên thế giới, các tổ chức quốc tế chung tay hành động chống rác thải nhựa, nhất là rác thải nhựa đại dương vì sự phát triển thịnh vượng chung của nhân loại và các quốc gia trên thế giới.../.
Ngày 25-4-2019, Thủ tướng Chính phủ có thư gửi các cơ quan, chính quyền các địa phương, doanh nghiệp và toàn thể đồng chí, đồng bào cả nước kêu gọi toàn xã hội chung tay hành động chống rác thải nhựa vì một Việt Nam trong lành, phát triển bền vững. Thủ tướng Chính phủ cũng đang xem xét phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030.
Việt Nam tích cực bảo vệ môi trường biển  (16/07/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay