Người đi bộ vi phạm luật giao thông: Hiểm nguy rình rập
TCCS - Đi bộ qua đường không đúng nơi quy định đã và đang là thói quen thường ngày của nhiều người. Điều này không chỉ vi phạm Luật Giao thông đường bộ mà còn tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn giao thông.
Ngày 30-12-2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Trong đó, quy định rõ những quy tắc bắt buộc dành cho người đi bộ, chế tài xử phạt, thẩm quyền xử phạt. Tuy nhiên trên thực tế đã xảy ra những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng có liên quan đến người đi bộ; tình trạng người đi bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ vẫn diễn ra hết sức phổ biến, nhưng việc xử phạt hành chính đối với người đi bộ vi phạm lại ít được các lực lượng chức năng quan tâm, số trường hợp bị xử lý theo quy định pháp luật không đáng kể. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này?
Để bảo đảm điều kiện thuận lợi và an toàn cho người đi bộ, hiện nay ngành giao thông vận tải đã lắp đặt các biển báo chỉ dẫn, đèn tín hiệu, sơn kẻ vạch hướng dẫn giao thông khá đầy đủ trên hầu hết các tuyến đường, các nút giao thông cho người đi bộ. Tại các thành phố, thị xã, quốc lộ có lưu lượng giao thông lớn đã xây dựng cầu vượt, hầm chui dành cho người đi bộ sang đường. Vỉa hè được sửa sang, lát gạch chống trơn, thuận tiện cho người đi bộ. Tuy nhiên trên thực tế lại gặp phải những vấn đề sau đây:
- Theo quy định người đi bộ muốn qua đường phải chờ ở giao lộ, tại các vạch sơn dành cho người đi bộ, khi đèn xanh bật sáng thì mới được sang đường, tuy nhiên một bộ phận người đi bộ không chấp hành đúng theo quy định, Mặt khác một số người điều khiển phương tiện không dừng xe theo đúng quy định, chèn lên vạch sơn dành cho người đi bộ khiến cho người đi bộ không thể qua đường tại vạch sơn quy định. Bên cạnh đó, việc cho phép xe mô tô được phép rẽ phải khi có đèn đỏ, khiến cho phát sinh xung đột giao thông giữa phương tiện rẽ phải với người đi bộ, có khả năng gây tai nạn cho người đi bộ, nhất là vào giờ cao điểm.
- Tại những nơi có vạch sơn hoặc không có vạch sơn dành cho người đi bộ và không có đèn tín hiệu, người đi bộ qua đường cũng gặp không ít khó khăn khi những người điều khiển các phương tiện cơ giới thường không có ý thức giảm tốc độ, hoặc nhường đường cho người đi bộ;
- Một số cầu vượt được quy hoạch chưa hẳn phù hợp. Một số hầm chui qua đường đã được xây dựng xong, nhưng cũng không được đưa vào khai thác sử dụng gây lãng phí.
- Có tuyến đường có dải phân cách cứng, hoặc rào phân cách làn đường, người đi bộ muốn qua đường phải đi hàng cây số mới đến điểm mở để sang được đường… Do đó, để di chuyển nhanh chóng, người đi bộ không đi đến điểm cầu vượt, hầm chui mà vẫn băng qua đường, trèo qua dải phân cách, rào chắn phân cách để sang đường.
- Một số nơi, vỉa hè dành cho người đi bộ bị chiếm dụng để kinh doanh dịch vụ, trông giữ xe đạp, xe máy, khiến người đi bộ buộc phải đi xuống lòng đường. Ở các trường học, vào giờ tan trường học sinh tràn xuống vỉa hè, lòng đường gây xung đột giao thông với phương tiện.
- Hành vi vi phạm của người đi bộ diễn ra mọi lúc, mọi nơi nên lực lượng chức năng cũng không thể kiểm soát hết được. Mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm của người đi bộ còn thấp, mức thấp nhất là 50.000 đồng, mức phạt cao nhất là 120.000 đồng, chưa đủ để khiến người đi bộ quan tâm, nếu có bị lập biên bản thì cũng không sao. Tại Điều 9 Nghị định 171/2013/NĐ-100/2019/NĐ-CP, ngày 13-11-2013, không có quy định tạm giữ người đi bộ để bảo đảm việc xử lý vi phạm, do đó người có thẩm quyền xử phạt cũng không có quyền tạm giữ người đi bộ vi phạm để bảo đảm việc phạt tiền. Do đó việc tạm giữ hành chính người đi bộ để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính cũng rất khó thực hiện và chồng chéo thẩm quyền.
Như vậy ta có thể thấy nguyên nhân vi phạm luật giao thông của người đi bộ một phần do yếu tố là kết cấu hạ tầng chưa phù hợp; việc tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông chưa đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng; công tác quản lý về trật tự, an toàn giao thông còn bộc lộ một số điểm hạn chế, nhiều người vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông rất ngang nhiên mà không bị xử lý hoặc xử lý không nghiêm; một phần do yếu tố chủ quan là ý thức của người tham gia giao thông mà ý thức của người đi bộ là chủ yếu.
Để nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của người đi bộ, nâng cao hiệu quả trong công tác xử lý người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông hiện nay, hạn chế các nguyên nhân gây mất trật tự an toàn giao thông do người đi bộ, các cơ quan chức năng cần thực hiện tốt một số công tác sau:
Một là, tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, nhắc nhở và nếu cần thiết, hãy xử lý thật nghiêm những hành vi này để răn đe, phòng ngừa chung. Người dân khi tham gia lưu thông phải chấp hành nghiêm Luật Giao thông đường bộ, để bảo vệ mình và người khác. Bên cạnh việc tăng cường tuần tra, chính quyền địa phương cần chung tay hơn nữa trong công tác tuyên truyền, nhắc nhở người dân chấp hành nghiêm các quy định của Luật Giao thông đường bộ. Tránh xảy ra hậu quả mới lo khắc phục.
Hai là, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông đường bộ trên các phương tiện truyền thông, ở trường học, cơ quan, xí nghiệp, cộng đồng dân cư để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, kỹ năng tham gia giao thông để bảo vệ mình, thì biện pháp xử phạt nghiêm vi phạm hành chính là một trong các hình thức quan trọng để nâng cao ý thức của người đi bộ. Việc xử phạt hành vi người đi bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ không khó. Cảnh sát giao thông cần cương quyết trong việc xử lý vi phạm, dù mức phạt có thể còn thấp, dù có thể mất nhiều thời gian.
Ba là, các lực lượng chức năng cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau, với các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Bốn là, xử lý vi phạm hành chính đối với người đi bộ vi phạm, khi bị lập biên bản vi phạm hành chính mà không mang theo giấy chứng minh nhân dân, không mang theo tiền nộp phạt, thì người lập biên bản vi phạm ngoài việc lập biên bản theo thủ tục chung, cần chụp ảnh, lấy dấu vân tay người vi phạm và hẹn ngày đến cơ quan công an xuất trình phiếu thu đã nộp phạt tại Kho bạc Nhà nước.
- Nếu người vi phạm khai tên tuổi, địa chỉ không đúng, không thực hiện việc nộp phạt, thì qua hình ảnh và dấu vân tay, cơ quan công an có thể xác minh được nhân thân và địa chỉ người vi phạm để áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính.
- Ghi hình xử phạt “nguội” sẽ được nhân dân đồng thuận cao và tác động tích cực nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của nhân dân, giảm đáng kể các vụ tai nạn giao thông do người đi bộ gây ra.
Năm là, tăng cường công tác tổ chức giao thông, nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông, đầu tư, xây dựng quản lý kết cấu hạ tầng giao thông bảo đảm cho người đi bộ tham gia giao thông một cách an toàn.
Để hạn chế tai nạn giao thông, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của mình và của toàn xã hội, hơn ai hết mỗi người dân khi tham gia giao thông hãy ý thức và nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ! Mỗi gia đình, các bậc phụ huynh, nhà trường và toàn xã hội hãy giáo dục tuyên truyền, nhắc nhở người thân trong gia đình chấp hành tốt Luật Giao thông đường bộ! Có như vậy, mục tiêu giảm vi phạm giao thông đường bộ của người đi bộ trong thời gian tới mới chuyển biến tích cực hơn./.
Hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cho người lái xe taxi  (05/10/2021)
Bảo đảm an toàn giao thông khi nới lỏng giãn cách xã hội  (01/10/2021)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm