Tăng cường phối hợp truyền thông về công tác y tế dự phòng
19:50, ngày 28-01-2015
TCCSĐT - Đó là tên hội thảo do Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội, ngày 28-01-2015.
Đến dự Hội thảo có các đồng chí: PGS, TS. Trần Đức Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, TS. Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, đại diện các vụ, cục Bộ Y tế, và các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và Hà Nội.
Trong năm 2014, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều dịch bệnh mới nổi phát sinh trên khắp thế giới, như Ê-bô-la, sởi, cúm A H7N9, bại liệt, dịch hạch, xuất huyết, tay chân miệng… Nguyên nhân của sự bùng phát dịch nêu trên là do sự biến động của các tác nhân gây bệnh, sự biến đổi về khí hậu và môi trường, quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị một cách nhanh chóng, đặc biệt là sự di chuyển, lưu trú lại của người dân đã tạo điều kiện cho dịch bệnh nhanh chóng lan truyền từ vùng này sang vùng khác.
Tuy nhiên, do có sự chỉ đạo tích cực từ phía các bộ, ngành có liên quan nên trong năm 2014, Việt Nam đã khống chế được sự xâm nhập của các loại dịch bệnh trên và tiếp tục giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt. Đạt được kết quả này có một phần đóng góp không nhỏ của các cơ quan truyền thông báo chí. Chính công tác truyền thông đã đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn người dân chủ động tham gia các hoạt động phòng, chống bệnh, như khai báo khi có dịch, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và đưa trẻ đi tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ, đúng lịch... Điều đó góp phần quan trọng vào việc loại trừ các yếu tố có nguy cơ lây bệnh cũng như không để dịch bùng phát trong cộng đồng.
Hội thảo cũng đã nhận được nhiều tham luận giới thiệu về gánh nặng của bệnh không lây nhiễm và giải pháp phòng, chống bệnh không lây nhiễm; các khuyến cáo phòng, chống bệnh viêm não do vi-rút; bệnh bại liệt; bệnh dại; bệnh ru-bê-la; bệnh do vi-rút Ê-bô-la; bệnh cúm A H7N9; bệnh sởi; khuyến cáo phòng, chống lây nhiễm hội chứng viêm đường hô hấp Trung Đông do vi-rút co-ro-na (Mers-CoV); dịch hạch; đau mắt đỏ; viêm não, màng não do não mô cầu; bệnh tay chân miệng; kinh nghiệm một số nước trong phòng, chống bệnh không lây nhiễm, như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan, Ô-xtrây-li-a và nghe các ý kiến đóng góp của các đại biểu, đặc biệt là các phóng viên, biên tập viên các báo, đài trong việc tăng cường phối hợp truyền thông về công tác y tế dự phòng.
Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, PGS, TS. Trần Đức Phu đã khẳng định sự cần thiết và vai trò quan trọng của công tác truyền thông y tế dự phòng. Đặc biệt, nhấn mạnh cần có sự chia sẻ và định hướng truyền thông để tốt cho cộng đồng, làm sao để cộng đồng, người dân và các cấp chính quyền tham gia vào công tác y tế dự phòng đạt hiệu quả./.
Trong năm 2014, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều dịch bệnh mới nổi phát sinh trên khắp thế giới, như Ê-bô-la, sởi, cúm A H7N9, bại liệt, dịch hạch, xuất huyết, tay chân miệng… Nguyên nhân của sự bùng phát dịch nêu trên là do sự biến động của các tác nhân gây bệnh, sự biến đổi về khí hậu và môi trường, quá trình đô thị hóa và phát triển đô thị một cách nhanh chóng, đặc biệt là sự di chuyển, lưu trú lại của người dân đã tạo điều kiện cho dịch bệnh nhanh chóng lan truyền từ vùng này sang vùng khác.
Tuy nhiên, do có sự chỉ đạo tích cực từ phía các bộ, ngành có liên quan nên trong năm 2014, Việt Nam đã khống chế được sự xâm nhập của các loại dịch bệnh trên và tiếp tục giữ vững thành quả thanh toán bệnh bại liệt. Đạt được kết quả này có một phần đóng góp không nhỏ của các cơ quan truyền thông báo chí. Chính công tác truyền thông đã đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn người dân chủ động tham gia các hoạt động phòng, chống bệnh, như khai báo khi có dịch, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và đưa trẻ đi tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ, đúng lịch... Điều đó góp phần quan trọng vào việc loại trừ các yếu tố có nguy cơ lây bệnh cũng như không để dịch bùng phát trong cộng đồng.
Hội thảo cũng đã nhận được nhiều tham luận giới thiệu về gánh nặng của bệnh không lây nhiễm và giải pháp phòng, chống bệnh không lây nhiễm; các khuyến cáo phòng, chống bệnh viêm não do vi-rút; bệnh bại liệt; bệnh dại; bệnh ru-bê-la; bệnh do vi-rút Ê-bô-la; bệnh cúm A H7N9; bệnh sởi; khuyến cáo phòng, chống lây nhiễm hội chứng viêm đường hô hấp Trung Đông do vi-rút co-ro-na (Mers-CoV); dịch hạch; đau mắt đỏ; viêm não, màng não do não mô cầu; bệnh tay chân miệng; kinh nghiệm một số nước trong phòng, chống bệnh không lây nhiễm, như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan, Ô-xtrây-li-a và nghe các ý kiến đóng góp của các đại biểu, đặc biệt là các phóng viên, biên tập viên các báo, đài trong việc tăng cường phối hợp truyền thông về công tác y tế dự phòng.
Phát biểu chỉ đạo Hội thảo, PGS, TS. Trần Đức Phu đã khẳng định sự cần thiết và vai trò quan trọng của công tác truyền thông y tế dự phòng. Đặc biệt, nhấn mạnh cần có sự chia sẻ và định hướng truyền thông để tốt cho cộng đồng, làm sao để cộng đồng, người dân và các cấp chính quyền tham gia vào công tác y tế dự phòng đạt hiệu quả./.
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng năm 2014  (28/01/2015)
Ban Tổ chức Trung ương triển khai nhiệm vụ năm 2015  (28/01/2015)
Tháng Một, tổng vốn FDI giải ngân trên cả nước đạt 505 triệu USD  (28/01/2015)
Đảng ủy Công an Trung ương triển khai chương trình công tác năm 2015  (28/01/2015)
"Xây dựng Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh ngang tầm khu vực"  (28/01/2015)
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW
- Kỳ họp thứ 51 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
- Ngày Nhà giáo Việt Nam: Tổng Bí thư Tô Lâm dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
- Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Dân vận Trung ương
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Những vấn đề môi trường cấp bách hiện nay: Thực trạng và giải pháp