Thành phố Móng Cái tích cực nâng cao giá trị ngành thủy sản
TCCS - Trong những năm qua, thành phố Móng Cái tích cực đầu tư vào ngành thủy sản, nhất là ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ vào sản xuất, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và các hoạt động dịch vụ thủy sản, từng bước gia tăng giá trị xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của địa phương.
Thực trạng nuôi trồng thủy sản tại thành phố Móng Cái
Thành phố Móng Cái có trên 50km bờ biển, trên 19.900ha biển và đất bãi triều cùng hơn 2.700ha ao đầm nuôi trồng thủy sản. Để phát huy và khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, trong những năm qua thành phố đã quan tâm chỉ đạo, triển khai đồng bộ, kịp thời giải pháp để đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản. Thành phố dành nhiều sự quan tâm và nguồn lực để đưa thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nghị quyết số 57/NQ-HĐND, ngày 25-5-2018 của Hội đồng nhân dân thành phố về quy hoạch chi tiết vùng nuôi trồng thủy sản tập trung thành phố Móng Cái đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là một trong những nội dung quan trọng cụ thể hóa sự quan tâm này.
Khoảng 3 năm trở lại đây, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào nuôi trồng thuỷ, hải sản được thành phố đặc biệt quan tâm. Cụ thể là tích cực ứng dụng công nghệ nuôi tôm 2, 3 giai đoạn, công nghệ Biofloc, nuôi ít thay nước, nuôi tuần hoàn nước, ứng dụng công nghệ vi sinh thay cho các sản phẩm kháng sinh, hóa chất phục vụ nuôi thủy sản... Cùng với đó, các đơn vị và hộ nuôi tôm đã đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu và đa dạng hóa sản phẩm chế biến, tập trung chế biến các sản phẩm mực, cá, tôm, cua, ghẹ; phát huy hiệu quả 2 thương hiệu sản phẩm tôm thẻ chân trắng và ghẹ Trà Cổ... Theo số liệu thống kê, tổng diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng giai đoạn 2018 - 2020 của thành phố đạt gần 6.000ha, sản lượng 2.655 tấn, giá trị 292,1 tỷ đồng. Riêng năm 2021, mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh COVID-19, thời tiết khí hậu diễn biến không thuận lợi, song ngành thủy sản của thành phố đạt được kết quả tích cực. Tổng sản lượng thủy sản đạt gần 25.500 tấn, bằng 109,5% so với cùng kỳ năm 2021. Giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt gần 1.020 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của thành phố.
Trong 3 năm qua, thành phố tổ chức 12 lớp đào tạo nghề nuôi trồng thủy sản cho 350 hộ nuôi, 40 lớp đào tạo tập huấn kỹ thuật cho trên 2.000 người tham gia; thành lập 6 tổ quản lý cộng đồng vùng nuôi trồng thủy sản; 9 hợp tác xã, tổ liên kết vừa để tổ chức sản xuất tập trung vừa gắn với tiêu thụ sản phẩm. Toàn thành phố huy động gần 1.400 tỷ đồng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng nuôi; đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực, phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ lãi suất... Cùng với việc chú trọng nâng cao sản xuất, nuôi trồng, thành phố đã chủ động tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm thủy sản bằng việc phối hợp với các tổ chức, bộ, ngành cấp Trung ương, tỉnh Quảng Ninh và một số địa phương khác để xúc tiến xuất khẩu, hình thành các mô hình liên kết, liên doanh, hợp tác xã, mô hình tổ quản lý cộng đồng tại các vùng nuôi tập trung để tham gia tổ chức sản xuất thủy sản theo chuỗi giá trị sản phẩm.
Khắc phục những khó khăn, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành thủy sản của thành phố Móng Cái gặp một số tồn tại, hạn chế. Một số vùng nuôi kết cấu hạ tầng chưa đầu tư đồng bộ, chưa đáp ứng điều kiện về nuôi công nghiệp, tiêu chuẩn an toàn, bền vững dẫn đến hiệu quả trong sản xuất chưa cao. Ý thức của người nuôi trong việc phòng, chống dịch bệnh còn hạn chế. Việc chấp hành các quy định về đất đai của người dân thực hiện chưa tốt, vẫn còn tình trạng tự ý lấn chiếm mặt đất, mặt nước để nuôi trồng thủy sản khi chưa được cơ quan thẩm quyền cho phép. Trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vẫn còn việc sử dụng ngư cụ hủy diệt để khai thác thủy sản gây bức xúc trong nhân dân... Để từng bước khắc phục, thành phố Móng Cái đã tích cực xử lý các trường hợp vi phạm. Chỉ tính riêng năm 2021, các đơn vị chức năng đã xử lý 62 vụ vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, xử phạt vi phạm hành chính 47 vụ, phạt hành chính 632 triệu đồng.
Để tiếp tục phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản đang ngày càng cạn kiệt, bên cạnh khai thác lợi thế kinh tế thủy sản, thành phố Móng Cái sẽ tiếp tục quan tâm cơ cấu lại ngành nông nghiệp; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt để nhân dân, ngư dân biết và thực hiện nghiêm Luật Thủy sản năm 2017; tăng cường công tác quản lý và phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản; tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai không để tình trạng người dân tự ý lấn chiếm bãi triều, mặt nước để nuôi trồng thủy sản khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép. Về lâu dài, thành phố Móng Cái sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy phát triển ngành thủy sản cả về nuôi trồng và khai thác. Quan tâm thu hút các nhà đầu tư phát triển các nhà máy chế biến thủy sản mới theo hướng hiện đại, chế biến sâu, gắn với chương trình OCOP của thành phố. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nuôi trồng theo hướng giảm diện tích, tập trung áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất theo hướng nuôi thâm canh, tăng vụ, nâng cao giá trị sản xuất. Xây dựng hệ thống cơ sở hậu cần nghề cá đồng bộ, hiện đại gắn với công nghiệp phụ trợ và liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và chế biến, tiêu thụ. Thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định về khai thác thủy sản. Tăng cường quản lý hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản trên địa bàn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp đánh bắt tận diệt để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện thực hiện tốt Chương trình hành động số 44-CTr/TU, ngày 5-9-2014 của Thành ủy Móng Cái về thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU, ngày 6-5-2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chương trình hành động số 22-CT/TU, ngày 29-10-2021 của Ban Thường vụ Thành ủy; Kế hoạch số 64/KH-UBND, ngày 23-2-2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường công tác quản lý và phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản trên biển tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025. Đồng thời tăng cường quản lý, không để tình trạng người dân tự ý lấn chiếm bãi triều, mặt nước để nuôi trồng thủy sản khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép.
Thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh xác định xây dựng tỉnh trở thành trung tâm nuôi trồng thuỷ sản của miền Bắc, tập trung phát triển nhanh các đối tượng nuôi chủ lực, nuôi công nghệ cao, công nghệ mới, trở thành trung tâm nuôi trồng, chế biến xuất khẩu thủy sản của khu vực phía Bắc. Do đó, với sự nỗ lực của thành phố Móng Cái trong nâng cao giá trị ngành thủy sản sẽ góp phần quan trọng tạo nên sự thành công của ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh./.
Thành phố Uông Bí chung tay xây dựng nông thôn mới  (07/09/2022)
Công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Quảng Ninh  (22/06/2022)
Huyện Ba Chẽ nỗ lực hoàn thành mục tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2022  (20/06/2022)
Quảng Ninh đặt mục tiêu đến năm 2025 cơ bản chuyển đổi số toàn diện  (16/06/2022)
- Quyết tâm đưa Vĩnh Phúc cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Tỉnh Vĩnh Phúc và iMarket Việt Nam ký kết Bản ghi nhớ về việc nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu đầu tư dự án hạ tầng khu công nghiệp và sân golf
- Vĩnh Phúc sẽ phân bổ, giao chi tiết vốn đầu tư công năm 2025 cho các dự án trước ngày 31-12-2024
- Sở Kế hoạch và Đầu tư Vĩnh Phúc: Phấn đấu năm 2025 nằm trong top 10 về chuyển đổi số
- Vĩnh Phúc: Tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm tiểu thủ công nghiệp
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm