Quảng Ninh khắc phục những bất cập trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước so với dự toán Trung ương đề ra
TCCS - Tại Việt Nam, trong thời gian dịch COVID diễn biến phức tạp, có rất nhiều tin giả đã được chia sẻ, lan truyền như: Chính phủ phun thuốc lên trời để diệt virus; Ăn trứng gà luộc để phòng virus; Uống trà thanh nhiệt Dr.Thanh hỗ trợ điều trị COVID-19... Những thông tin này không chỉ không chính xác mà còn gây ra những thiệt hại về uy tín và kinh tế đối với tỉnh Quảng Ninh.
Theo Thông báo số 07-TB/BCĐ ngày 26-5-2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Ninh thông báo ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống dịch COVID-19 nhằm khuyến cáo nhân dân Quảng Ninh không nên di chuyển ra khỏi tỉnh, đi tới những vùng có dịch; trong trường hợp thực sự có nhu cầu di chuyển đến các vùng có dịch, khi trở lại tỉnh, phải khai báo trung thực và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định (cách ly theo quy định, xét nghiệm COVID-19 theo hình thức tự trả phí…). Trong thông báo hoàn toàn không có nội dung nêu trên. Theo đó, tỉnh Quảng Ninh nâng mức cao nhất tinh thần cảnh giác về dịch bệnh gắn với trách nhiệm người đứng đầu các cấp, ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo phương châm “3 trước, 4 tại chỗ,” từ xa, từ sớm, từ cơ sở.
Tỉnh yêu cầu kiểm soát chặt chẽ, nghiêm ngặt hơn nữa, ngăn chặn triệt để, có hiệu quả mầm bệnh xâm nhập từ bên ngoài tỉnh; nhất là phát huy vai trò các chốt kiểm soát dịch COVID-19, tập trung vào các lái xe khách, vận tải hàng hóa, container, lái tàu, thuyền viên, người ngoài tỉnh từ các vùng có dịch vào Quảng Ninh, người Quảng Ninh đi ra khỏi tỉnh tới các vùng có dịch khi trở về tỉnh… để kịp thời cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương các biện pháp giám sát, cách ly kịp thời, phù hợp. Đồng thời, tiếp tục kiểm soát nghiêm ngặt khu vực biên giới, tăng cường tuần tra, kiểm soát “khóa chặt” biên giới trên bộ, trên biển; tuyệt đối không để xảy ra nhập cảnh trái phép vào địa bàn. Lực lượng chức năng xử lý nghiêm các trường hợp nhập cảnh trái phép, tổ chức nhập cảnh trái phép; những tổ chức, cá nhân cho người nhập cảnh trái phép lưu trú, sử dụng người lao động là người nhập cảnh trái phép. Duy trì lực lượng, củng cố năng lực của các chốt kiểm soát dịch bệnh tại các cửa ngõ ra vào tỉnh, dọc tuyến biên giới; đảm bảo các điều kiện sinh hoạt, ăn ở và làm việc dài ngày trong điều kiện thời tiết nóng bức.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký yêu cầu tầm soát chủ động trên diện rộng để kịp thời phát hiện các nguy cơ mầm bệnh trong cộng đồng. Tiếp tục rà soát, bổ sung vào tổ phòng, chống dịch COVID-19 cộng đồng một số thành viên trong các tổ bầu cử nhằm tăng cường lực lượng, nâng cao năng lực “nắm địa bàn, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng,” phối hợp chặt chẽ với đội ngũ công an, y tế cơ sở nắm chắc trường hợp tạm vắng, tạm trú, người lạ trên địa bàn; phát hiện kịp thời những trường hợp vừa đi về, đi ra từ vùng có dịch, những trường hợp có biểu hiện ho, sốt, khó thở, viêm đường hô hấp, những trường hợp có yếu tố dịch tễ với các ca F0. Không bỏ sót bất kỳ trường hợp F1 nào liên quan tới tất cả các ca F0 khi có thông tin công bố.
Trên cơ sở nắm chắc tình hình, để thực hiện “mục tiêu kép” năm 2021, Bí thư cấp ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định và chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện trước Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc cho phép hoạt động trở lại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, song phải thực hiện đầy đủ, nghiêm ngặt quy định 5K của Bộ Y tế, các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định.
Năm 2021, Quảng Ninh phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước so với dự toán Trung ương và Hội đồng Nhân dân tỉnh giao, ước cả năm sẽ đạt 51.000 tỷ đồng. Tính đến tháng 10-2021, tổng thu ngân sách Nhà nước của tỉnh đạt trên 34.249 tỷ đồng, bằng 66% dự toán tỉnh giao. Trong đó, thu nội địa đạt 26.847 tỷ đồng, bằng 68% dự toán; thu xuất nhập khẩu đạt trên 7.401 tỷ đồng bằng 62% dự toán. Trong năm 2022 và giai đoạn 2022 - 2025, tốc độ tăng thu nội địa không kể tiền đất, xổ số kiến thiết, cổ tức, tiền bán vốn nhà nước tại doanh nghiệp phấn đấu đạt thấp nhất 8%/năm.
Quảng Ninh tiếp tục bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách tỉnh trong hệ thống ngân sách chính quyền địa phương, phù hợp với phân cấp và tỷ lệ phần trăm điều tiết của ngân sách Trung ương cho địa phương. Khích lệ những địa phương nào đủ điều kiện phấn đấu tự chủ tài chính. Trên cơ sở sử dụng tiết kiệm nguồn lực để ưu tiên vào những nội dung trọng tâm, trọng điểm, có địa chỉ cụ thể. Ngoài các công trình Đại hội Đảng bộ tỉnh quyết nghị, Quảng Ninh ưu tiên nguồn lực thực hiện các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ, kinh tế số, xã hội số và chính quyền số và môi trường.
Đồng thời, bảo đảm chống dịch trong mọi tình huống và 3 đột phá chiến lược, đặc biệt là đột phá về xây dựng văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh; tiếp tục thúc đẩy hợp tác công - tư trên cơ sở ngân sách đầu tư đúng hướng tạo động lực thu hút đầu tư. Tỉnh cũng phát huy cao độ tinh thần tự lực, tự cường, đổi mới sáng tạo, quyết liệt cơ cấu thu ngân sách theo hướng chuyển dịch tích cực; đảm bảo cân đối vững chắc thu, chi ngân sách Nhà nước địa phương; kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách được tăng cường.
Quảng Ninh đã thực hiện tăng thu triệt để, tiết kiệm chi thường xuyên để tăng chi đầu tư phát triển, gắn với tái cơ cấu đầu tư công, tháo gỡ các nút thắt, những điểm nghẽn để khơi thông, kết nối, tổ chức lại các nguồn lực phát triển theo mô hình lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư, tạo đột phá trong huy động hợp tác công-tư. Từ đó, huy động được nguồn lực lớn từ các thành phần kinh tế để phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông, dịch vụ, du lịch, khu công nghiệp, khu kinh tế. Nhiều công trình trọng điểm được đưa vào hoạt động thúc đẩy mạnh mẽ liên kết vùng và hợp tác quốc tế. Từ nay đến cuối năm 2021, tỉnh sẽ hoàn thành 3 dự án, công trình trọng điểm: cầu Cửa Lục 1, đường cao tốc Vân Đồn-Móng Cái và đường ven biển nối Hạ Long với Cẩm Phả.
Trong tháng 10 vừa qua, Quảng Ninh khởi công 4 dự án trọng điểm, động lực phát triển kinh tế giai đoạn 2021 - 2025 với tổng vốn đầu tư hơn 280.000 tỷ đồng, gồm: dự án Khu đô thị phức hợp Hạ Long xanh (thành phố Hạ Long và thị xã Quảng Yên), sân golf Đông Triều (thị xã Đông Triều), nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh (thành phố Cẩm Phả) và bến cảng tổng hợp Vạn Ninh (thành phố Móng Cái). Dự báo trong năm 2022 và cả giai đoạn 2021 - 2025, tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh trong nước, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ du lịch, vận tải, bán lẻ hàng hóa, nhà hàng khách sạn... Một số doanh nghiệp do khó khăn về tài chính chưa giải quyết; tiền thuế còn nợ đọng làm ảnh hưởng đến kết quả thu ngân sách Nhà nước của ngành thuế. Ngành than có đóng góp lớn cho số thu ngân sách nội địa của tỉnh sẽ gặp nhiều khó khăn bởi bị phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, nhu cầu tiêu thụ than của các hộ lớn như nhiệt điện, xi măng giảm./.
Du lịch golf – Lợi thế mới để Việt Nam hút khách quốc tế  (16/12/2021)
Chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch COVID-19 là tiêu chí bắt buộc trong đánh giá, xếp loại thi đua hằng năm của cán bộ, nhân viên tỉnh Quảng Ninh  (16/12/2021)
Lực lượng dân quân tự vệ Quảng Ninh góp phần giữ vững an ninh biên giới  (16/12/2021)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay