Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội phát huy vai trò nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
TCCS - Những năm qua, với vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các cơ quan, đơn vị trong Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn, chủ động ứng phó kịp thời, có hiệu quả với sự cố, thiên tai xảy ra trên địa bàn thành phố, góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước, của nhân dân.
Chủ động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp, hiệp đồng với các lực lượng đứng chân trên địa bàn
Trước những diễn biến bất thường của thời tiết, những năm qua, Đảng, Nhà nước ta ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về công tác phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Với vai trò là lực lượng nòng cốt, chủ lực trong công tác phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố Hà Nội, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã quán triệt sâu sắc các chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của cấp trên về công tác này, chủ động, tích cực thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đạt được những kết quả nổi bật.
Năm 2021, tình hình an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố cơ bản ổn định, không xảy ra thiên tai lớn, gây ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân và lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, diễn biến thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn vẫn hết sức phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, cháy rừng ở mức cao, nhất là dịch bệnh COVID-19 còn có nguy cơ bùng phát trở lại trên địa bàn. Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã chủ động quán triệt, làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục và triển khai thực hiện quyết liệt các văn bản chỉ đạo về công tác phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Qua đó, nâng cao nhận thức của cán bộ, chiến sĩ Thủ đô về nhiệm vụ phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, xác định rõ đây là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình của Quân đội; xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng cho họ và chuẩn bị tốt lực lượng, phương tiện để ứng phó kịp thời, có hiệu quả các sự cố, thiên tai khi xảy ra. Chủ động tham mưu và ban hành 51 văn bản chỉ đạo, tổ chức thực hiện và báo cáo về công tác ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố. Tham mưu với Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự thành phố Hà Nội ban hành Chương trình công tác năm 2021, hướng dẫn, chỉ đạo ban chỉ huy quân sự các quận, huyện, thị xã tham mưu với ủy ban nhân dân cùng cấp thành lập ban chỉ huy phòng thủ dân sự và ban hành quy chế hoạt động, hướng dẫn các xã, phường, thị trấn thành lập ban chỉ huy phòng thủ dân sự cấp xã. Đồng thời, tuyên tuyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và phổ cập kiến thức cơ bản cho toàn dân về phòng thủ dân sự. Chỉ đạo, theo dõi 30/30 ban chỉ huy quân sự các quận, huyện, thị xã tổ chức hiệp đồng sử dụng lực lượng, phương tiện làm nhiệm vụ ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn với các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn thành phố. Theo đó, tổng quân số hiệp đồng là 11.094 đồng chí, với 322 phương tiện các loại.
Các cơ quan, đơn vị trong toàn Bộ Tư lệnh tổ chức luyện tập kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn sát với tình huống, đặc điểm tình hình. Chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với các đơn vị có liên quan triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hệ thống đê, kè, hồ, đập, trạm bơm và các công trình có nguy cơ mất an toàn trên địa bàn, bổ sung các vị trí xung yếu, lực lượng vào kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; kế hoạch phòng, chống cháy nổ, cháy rừng, cứu sập trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018 - 2023. Thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ). Theo đó, thành lập ngay ban chỉ huy tại chỗ trên địa bàn xảy ra tình huống, với thành phần là các thành viên của ban chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn để chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, tránh sự rối loạn tại hiện trường. Huy động nhân dân tại chỗ, lấy các lực lượng vũ trang, như dân quân tự vệ, công an, dân phòng cùng phương tiện của tập thể, cá nhân trên địa bàn với số lượng được bố trí sẵn theo phương án, sử dụng cơ sở vật chất, hậu cần đã được chuẩn bị ở từng khu vực, từng hướng trọng điểm. Chủ động tổ chức, bố trí dự trữ lương thực, thực phẩm, thuốc men, nước uống, lều bạt, phao cứu sinh, tàu, xuồng,… để sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra trong một thời gian nhất định trước khi có lực lượng cơ động đến ứng cứu. Tổ chức rà soát, kiểm tra công tác bảo đảm an toàn phòng, chống cháy, nổ tại các cơ quan, đơn vị, đặc biệt tại các kho, trạm, xưởng, công trình quân sự trong các dịp diễn ra các sự kiện chính trị trên địa bàn thành phố.
Tập trung làm tốt công tác sẵn sàng chiến đấu và công tác huấn luyện
Trong công tác sẵn sàng chiến đấu, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội luôn duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực cứu hộ - cứu nạn ở tất cả các cấp, bảo đảm quân số, phương tiện trực cứu hộ - cứu nạn. Thường xuyên nắm chắc tình hình địa bàn, kịp thời tham mưu, đề xuất huy động lực lượng, phương tiện xử lý hiệu quả các tình huống thiên tai, hỏa hoạn, cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn xảy ra trên địa bàn. Chú trọng kiểm tra, rà soát các trọng điểm, điểm xung yếu về đê, kè, hồ đập trên địa bàn trước mùa mưa bão; các kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; kế hoạch phòng, chống cháy nổ, cháy rừng, cứu sập trên địa bàn thành phố giai đoạn 2018 - 2023. Tiến hành kiểm tra đối với các cơ quan, đơn vị trực thuộc về phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn trước mùa mưa bão và thực hiện các quy định về phòng, chống cháy, nổ. Qua kiểm tra, đánh giá cho thấy, các đơn vị đã tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác phòng, chống cháy, nổ; cán bộ, chiến sĩ nắm chắc những kiến thức cơ bản về phòng cháy, chữa cháy và sử dụng thành thạo các trang, thiết bị chữa cháy tại chỗ. Rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những hạn chế, yếu kém trong quản lý phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn và công tác phòng chống cháy nổ của các cơ quan, đơn vị. Thực hiện nghiêm túc chế độ bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, trang, thiết bị cứu hộ - cứu nạn, rà soát, sửa chữa hệ thống kho tàng cất giữ phương tiện, trang, thiết bị cứu hộ - cứu nạn nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng theo đúng quy định.
Trong công tác huấn luyện, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiến hành luyện tập các phương án phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ cơ quan, đơn vị, kho, trạm, xưởng, nâng cao nhận thức, kỹ năng sử dụng các phương tiện phòng, chống cháy, nổ được biên chế. Chủ động tham gia khóa đào tạo, huấn luyện nâng cao đối với nhân viên điều khiển phương tiện thủy nội địa và huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường không do Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tổ chức. Tính đến ngày 15-9-2021, các cơ quan, đơn vị trong toàn Bộ Tư lệnh đã tổ chức luyện tập kế hoạch phòng, chống cháy nổ, bảo vệ cơ quan, đơn vị với quân số 4.133 lượt người; ban chỉ huy quân sự quận, huyện, thị xã phối hợp với phòng kinh tế tổ chức huấn luyện cho lực lượng xung kích làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 cho 11 đơn vị, với quân số 1.808 lượt người. Tổng lực lượng, phương tiện tham gia khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố là 4.139 lượt người và 281 lượt phương tiện các loại. Trong đó, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội là 1.777 lượt người (lực lượng thường trực là 510 lượt người, dân quân tự vệ là 1.267 lượt người) và 1 xe tải, 4 xuồng máy; các đơn vị quân đội trên địa bàn là 865 lượt người và 16 phương tiện; Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy thành phố là 260 lượt kíp xe chữa cháy; các lực lượng khác là 1.497 lượt người.
Tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong công tác phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thủ đô thời gian tới
Có thể nói, trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Cục Cứu hộ - Cứu nạn, Bộ Tổng Tham mưu, thường xuyên, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, công tác phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước, của nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay, do biến đổi khí hậu, thời tiết nước ta có diễn biến phức tạp, khó lường, gây khó khăn trong việc dự báo tình hình, mức độ hậu quả gây ra để có biện pháp xử lý. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều nhà cao tầng, trung tâm thương mại, dịch vụ và các cơ sở sản xuất công nghiệp, mật độ dân cư đông đúc, trong khi đó, đường sá nội đô lại nhỏ, hẹp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình cơ động các loại phương tiện tham gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Để tiếp tục phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt trong công tác phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn thành phố Hà Nội, các cơ quan, đơn vị Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội cần quan tâm, thực hiện tốt một số giải pháp sau:
1- Cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội cần thường xuyên quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các văn bản, hướng dẫn của cấp trên về công tác phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào điều kiện thực tế của đơn vị và địa bàn đóng quân. Trong đó, đặc biệt là Nghị quyết số 689-NQ/QUTW, ngày 10-10-2014, của Quân ủy Trung ương, về “Phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa và cứu hộ, cứu nạn đến năm 2020 và những năm tiếp theo”; Chỉ thị số 77/CT-BQP, ngày 11-3-2016, của Bộ Quốc phòng, về “Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn giai đoạn 2016 - 2020”.
2- Duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực ban tác chiến kiêm trực cứu hộ - cứu nạn ở tất cả các cấp. Thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình địa bàn và diễn biến thời tiết, khí hậu, thủy văn trên địa bàn thành phố. Kịp thời tham mưu, đề xuất việc huy động lực lượng, phương tiện tham gia ứng phó, xử lý có hiệu quả các tình huống thiên tai, cháy nổ, cháy rừng xảy ra trên địa bàn; thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Tổ chức thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra bảo quản, bảo dưỡng phương tiện, trang, thiết bị cứu hộ, cứu nạn. Rà soát, củng cố hệ thống kho tàng cất giữ phương tiện, trang, thiết bị cứu hộ, cứu nạn nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, bảo quản, bảo dưỡng theo quy định.
3- Chủ động phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng quân đội đứng chân trên địa bàn trong nắm bắt tình hình và diễn biến thiên tai, tai nạn, sự cố trên địa bàn, kịp thời xử lý các tình huống xảy ra, không để bị động, bất ngờ. Thường xuyên rà soát, điều chỉnh, bổ sung các kế hoạch, phương án bảo đảm sát hợp với tình hình thực tế ở từng địa bàn, khu vực, với từng loại hình thiên tai, sự cố.
4- Căn cứ tình hình dịch bệnh COVID-19 của từng địa phương, các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh cần tiếp tục tổ chức huấn luyện nghiệp vụ cứu hộ, cứu nạn theo đúng chương trình, quy định của Bộ Tổng Tham mưu, tổng hợp báo cáo kết quả huấn luyện theo quy định. Tăng cường công tác kiểm tra địa bàn, rà soát các trọng điểm, điểm xung yếu về đê, kè, hồ đập; khu vực, mục tiêu có nguy cơ cao về cháy nổ, cháy rừng, sập, đổ công trình; nắm chắc diễn biến thời tiết mưa, bão, các khu vực có thể xảy ra mưa đá, giông lốc.
5- Phát huy cao độ sự nỗ lực, trách nhiệm, vượt mọi khó khăn của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Thủ đô trong thực hiện nhiệm vụ phòng, phống, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, chiến sĩ, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách. Đồng thời, có các hình thức động viên, khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng, chống, ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn./.
Khai mạc Kỳ họp thứ 2 Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XVI  (22/09/2021)
Hà Nội: Bồi đắp niềm tin của nhân dân trong cuộc chiến chống COVID-19  (15/09/2021)
Công an quận Đống Đa thực hiện có hiệu quả công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19  (12/09/2021)
Chung tay chia sẻ khó khăn với người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội  (01/09/2021)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên