Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài theo hướng phát triển bền vững
TCCS - Với những lợi thế sẵn có cùng sự cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đến đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, từ đó thu hút được dòng vốn FDI có chất lượng trong các lĩnh vực kinh tế trọng tâm, như công nghiệp, dịch vụ logistics, dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải, du lịch, phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao...
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm của ngành công nghiệp dầu khí cả nước, đồng thời là cửa ngõ hàng hải của cả khu vực Nam Bộ với hệ thống cảng nước sâu hiện đại nhất hiện nay. Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển cao, năng động trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phù hợp với tiềm năng và lợi thế của tỉnh, giảm dần phụ thuộc khai khoáng, dầu và khí. GRDP bình quân đầu người của tỉnh không tính dầu khí đạt khoảng 7.000USD, cao gấp 2 lần mức bình quân chung cả nước; tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đứng trong nhóm 5 địa phương thu ngân sách cao nhất cả nước, đóng góp lớn vào ngân sách quốc gia. Hạ tầng kỹ thuật và xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được đầu tư đồng bộ.
Các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội của tỉnh… đều có bước phát triển toàn diện. Định hướng đến năm 2050, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, trung tâm dịch vụ hàng hải của khu vực Đông Nam Á, trung tâm du lịch chất lượng cao đẳng cấp quốc tế..., Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra bốn trụ cột phát triển kinh tế của địa phương, đó là công nghiệp, cảng biển, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao.
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò rất quan trọng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại, cùng với đó phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng và trình độ cao, tạo thêm việc làm cho người lao động. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn là nguồn thu quan trọng cho ngân sách của tỉnh, giúp các doanh nghiệp trong tỉnh tiếp cận với thị trường quốc tế và tiếp thu khoa học - công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và tác phong làm việc công nghiệp…
Phát huy những tiềm năng và lợi thế của địa phương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tạo dựng hình ảnh tốt về một vùng đất giàu tiềm năng và thu hút nhiều nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đến thời điểm này, Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh luôn nằm trong tốp đầu của cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài.
Với những lợi thế sẵn có cùng sự cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đến đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư, từ đó thu hút được dòng vốn FDI có chất lượng trong các lĩnh vực kinh tế trọng tâm, như công nghiệp, dịch vụ logistics, dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải, du lịch, phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao... Đặc biệt, chú trọng phát triển hệ thống cảng biển, khu thương mại tự do và các khu công nghiệp.
Các cơ quan chức năng của tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Đồng thời, các khu công nghiệp đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút thêm nhiều dự án sản xuất; tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh. Hai năm qua, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19, nhưng nhờ nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng… nên các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn thu hút được nhiều dự án.
Năm 2022, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã cấp mới và điều chỉnh tăng vốn đầu tư cho 42 dự án FDI với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm 725 triệu USD; cấp mới và điều chỉnh vốn đầu tư 56 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký tăng thêm 31.716 tỷ đồng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 446 dự án FDI với tổng vốn hơn 30 tỷ USD và 689 dự án trong nước với tổng vốn hơn 358,2 nghìn tỷ đồng. Điển hình như dự án đầu tư mở rộng giai đoạn 2 - Tổ hợp Hóa dầu miền Nam của Công ty The Siam Cement Public Company Limited, có tổng mức đầu tư 5,5 tỷ USD; dự án sản xuất gỗ công nghiệp cho ngành xây dựng lắp ghép theo công nghệ CLT và đóng tàu giải trí tại Khu Công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 của Công ty Earth Vision (Hoa Kỳ) với 1,3 tỷ USD. Các chủ đầu tư cam kết nhanh chóng triển khai dự án theo đúng kế hoạch, đúng tiến độ đã đăng ký đầu tư.
Những năm qua, chủ trương thu hút đầu tư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thể hiện rõ quan điểm “phát triển bền vững”. Tỉnh chủ trương không áp dụng phương châm thu hút đầu tư bằng mọi giá mà ưu tiên thu hút các dự án quy mô lớn, công nghệ hiện đại, giá trị gia tăng cao, không thâm dụng lao động, thân thiện với môi trường. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các hoạt động đổi mới dây chuyền, công nghệ sản xuất thế hệ mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và ít tiêu tốn năng lượng. Theo đó, chỉ những dự án đầu tư nào đáp ứng được nhu cầu phát triển bền vững về kinh tế và bảo đảm các tiêu chí bảo vệ môi trường thì mới mời gọi, những dự án nào đe dọa ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của tỉnh thì phải xem xét, thậm chí kiên quyết từ chối.
Hiện nay, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 15 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 8.511ha, trong đó có 13 khu công nghiệp đang hoạt động với đa dạng ngành, nghề, như điện, khí, luyện kim, cơ khí, đóng tàu, hoá chất, vật liệu xây dựng, sản xuất phân bón... Đáng chú ý là khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 với quy mô 1028ha và là khu công nghiệp chuyên sâu duy nhất của Việt Nam.
Tỉnh cũng tập trung rà soát, điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp, sử dụng có hiệu quả quỹ đất và hình thành các cụm công nghiệp liên kết với nhau, tạo nguồn hàng cho hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải, thực hiện điều chỉnh ngành, nghề nhằm thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp. Thực tế, nhiều khu công nghiệp đã tiến hành xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại, như khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3, khu công nghiệp Đất Đỏ 1, khu công nghiệp Sonadezi Châu Đức…
Lãnh đạo Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, để đón làn sóng dịch chuyển đầu tư FDI đến Việt Nam, từ nay tới năm 2030, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ mở rộng 8 khu công nghiệp, bổ sung quỹ đất hơn 8.000ha để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Ngoài ra, tỉnh cũng tiếp tục các hoạt động xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các đối tác lớn và lĩnh vực đầu tiên thu hút đầu tư.
Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh công khai, minh bạch cùng hệ thống hạ tầng phát triển đồng bộ và vị trí địa lý thuận lợi là những ưu thế khiến tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu luôn được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao. Chính sách của tỉnh đã và đang không ngừng thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, giúp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu luôn duy trì trong tốp dẫn đầu nhóm thu hút vốn đầu tư FDI trên cả nước. Tỉnh luôn lắng nghe, đồng hành cùng doanh nghiệp, nhà đầu tư. Các hoạt động cải cách thủ tục hành chính luôn được lãnh đạo tỉnh quan tâm, nhằm giải quyết thủ tục đầu tư trong thời gian ngắn nhất để thuận lợi cho nhà đầu tư tìm hiểu và đưa ra quyết định đầu tư.
Với phương châm “Tất cả vì sự hài lòng của nhà đầu tư”, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đặc biệt chú trọng công tác cải cách hành chính theo hướng giải quyết thủ tục nhanh chóng, nhưng vẫn bảo đảm đúng quy định pháp luật nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư hoạt động, an tâm sản xuất. Kiên trì mục tiêu thu hút đầu tư có chọn lọc, hoàn thiện hạ tầng giao thông, đẩy mạnh cải cách hành chính, môi trường đầu tư minh bạch, bình đẳng, địa phương này đang tiếp tục tạo nhiều giá trị gia tăng cho mỗi quyết định của nhà đầu tư, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững./.
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư  (27/11/2023)
Phát triển Cảng Cái Mép - Thị Vải thành cảng quốc tế trung chuyển lớn nhất cả nước và có tầm cỡ khu vực châu Á và thế giới  (06/11/2023)
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chuyển đổi số, đô thị thông minh gắn với cải cách hành chính  (10/09/2023)
Hệ thống cảng biển nước sâu Cái Mép-Thị Vải  (02/09/2023)
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm