Ngân hàng Chính sách xã hội tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020
TCCS - Ngày 4-7-2020, tại Hà Nội, Ngân hàng Chính sách xã hội đã tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020. Bí thư Đảng ủy Ngân hàng Chính sách xã hội Trung ương, Ủy viên Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng chủ trì Hội nghị. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới các điểm cầu tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội các tỉnh, thành trên cả nước.
Đến dự Hội nghị có đại diện Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Nội vụ, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Tham dự Hội nghị có Trưởng Ban Kiểm soát; các phó tổng giám đốc; kế toán trưởng; chủ tịch, các phó chủ tịch công đoàn; chánh văn phòng, các phó chánh văn phòng; giám đốc, phó giám đốc các ban chuyên môn, nghiệp vụ tại Hội sở chính; giám đốc cơ sở đào tạo khu vực miền Nam; giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh, thành phố, trung tâm đào tạo, trung tâm công nghệ thông tin và sở giao dịch. Tại 63 điểm cầu trực tuyến có phó giám đốc, trưởng, phó phòng chuyên môn, nghiệp vụ tại chi nhánh và giám đốc NHCSXH cấp huyện.
Phát biểu tại Hội nghị, Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng nhấn mạnh: Sáu tháng đầu năm 2020, trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhất là tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long, đại dịch COVID-19 lan rộng, khó lường, tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam. Trước bối cảnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội đã chủ động bám sát các Chỉ thị, Nghị quyết của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội lãnh đạo, chỉ đạo toàn hệ thống thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao và đạt được những kết quả khả quan trên các mặt hoạt động.
Đến 30-6-2020, tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt 226.560 tỷ đồng, tăng 14.666 tỷ đồng so với 31-12-2019; trong đó, vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương đạt 19.505 tỷ đồng, tăng 4.071 tỷ đồng. Điển hình một số tỉnh, thành phố chuyển nguồn vốn ủy thác cho vay nhiều trong 6 tháng đầu năm 2020, như thành phố Hà Nội (+1.087 tỷ đồng); Thành phố Hồ Chí Minh (+816 tỷ đồng); thành phố Đà Nẵng (+194 tỷ đồng); Bình Dương (+186 tỷ đồng); Bà Rịa - Vũng Tàu (+174 tỷ đồng); Bình Định (+114 tỷ đồng); Long An (+67 tỷ đồng); Vĩnh Phúc (+66 tỷ đồng); Quảng Nam (+63 tỷ đồng)...
Tổng dư nợ tín dụng chính sách đến 30-6-2020 đạt 219.565 tỷ đồng, tăng 12.760 tỷ đồng (+6,2%) so với cuối năm 2019, với trên 6,5 triệu hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác còn dư nợ. Trong đó, dư nợ các chương trình tín dụng theo kế hoạch tăng trưởng được Thủ tướng Chính phủ giao đạt 189.499 tỷ đồng, tăng 9.495 tỷ đồng (+5%) so với cuối năm 2019, hoàn thành 66% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh chiếm 0,70% tổng dư nợ, trong đó nợ quá hạn chiếm 0,25%/tổng dư nợ.
Tổng doanh số cho vay 6 tháng đầu năm đạt 42.583 tỷ đồng, với gần 1,2 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn; tổng doanh số thu nợ đạt 29.670 tỷ đồng. Vốn tín dụng chính sách đã góp phần hỗ trợ kịp thời vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho gần 216 nghìn lao động, trong đó 1,9 nghìn lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp gần 9 nghìn lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng 770 nghìn công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; xây dựng 11,5 nghìn căn nhà ở cho các đối tượng chính sách...
Về nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm, Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng nhấn mạnh năm 2020 là năm cuối thực hiện chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội theo Quyết định số 852/QĐ-TTg, ngày 10-7-2012, của Thủ tướng Chính phủ, do đó các đơn vị cần rà soát các nội dung công việc theo chiến lược, kế hoạch thực hiện chiến lược của Ngân hàng Chính sách xã hội để chuẩn bị cho công tác đánh giá, tổng kết và xây dựng chiến lược phát triển Ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2021 - 2030; xây dựng chiến lược giai đoạn mới.
Bên cạnh đó, toàn hệ thống tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22-11-2014, của Ban Bí thư Trung ương Đảng, trọng tâm tăng cường nguồn lực từ địa phương hỗ trợ thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới và kịp thời hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, hạn hán và xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long, mưa đá tại các tỉnh phía Bắc... Đồng thời, giải ngân đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Tập trung chỉ đạo củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt, đối với các chi nhánh có chất lượng tín dụng còn thấp hoặc chưa ổn định. Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội theo dõi, nắm bắt kịp thời những thiệt hại do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long gây ra để triển khai các giải pháp khắc phục thiệt hại, kịp thời hỗ trợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh.
Tiếp tục thực hiện chương trình kiểm tra toàn diện tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội các tỉnh, thành phố theo kế hoạch; khai thác các chỉ tiêu giám sát từ xa, phân tích, đánh giá kết quả rà soát, chỉnh sửa những tồn tại, sai sót; theo dõi, đôn đốc các chi nhánh thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát và khắc phục, chỉnh sửa sau kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.
Cuối cùng, Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng yêu cầu hệ thống tiếp tục thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về tín dụng chính sách xã hội, tình hình phòng, chống đại dịch COVID-19 và các sự kiện lớn của Đảng. Đẩy mạnh các phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao; tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước do các cấp, các ngành phát động.
Tại hội nghị, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngân hàng Chính sách xã hội đã công bố các Quyết định khen thưởng của Tổng Giám đốc đối với các tập thể có thành tích xuất sắc trong việc triển khai nhiệm vụ Quý I và 6 tháng đầu năm 2020./.
Tiếp ngọn lửa thi đua, thổi bùng sức mạnh tín dụng chính sách xã hội  (02/07/2020)
Tiếp tục đổi mới và mở rộng chính sách tín dụng theo hướng tăng định mức, mở rộng đối tượng được vay  (26/06/2020)
Hành trình của niềm tin và sứ mệnh vì người nghèo  (29/05/2020)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm