Mục lục Hồ sơ sự kiện số 126 (30-7 -2010)
- Nợ công và công nợ
Vay nợ, nợ công không phải là điều đáng lo nhất. Điều cần quan tâm trước hết là làm thế nào để chủ động ở mức cao nhất trong nợ công, không phải chạy theo chủ nợ. Nợ công vượt quá cao so với mức an toàn ở những nền kinh tế phát triển, đang trở thành chủ đề nóng hiện nay bởi đó là yếu tố có nguy cơ đe dọa những dấu hiệu phục hồi của nền kinh tế toàn cầu, làm người ta lo ngại tới viễn cảnh nền kinh tế một lần nữa lại rơi vào tình trạng suy giảm. Vậy nợ công là gì, hậu quả của nó ra sao, và cần nhìn nhận xem xét vấn đề này như thế nào? Nợ nước ngoài là gì, ảnh hưởng như thế nào đến các quốc gia?
*** Vấn đề và bình luận
Hoàng Bình - Chi tiêu chính phủ và xử lý nợ công
Khi kinh tế trì trệ, chính phủ tăng chi tiêu công, tạo xung lực cho nền kinh tế. Nhưng khi nợ công quá cao, chính phủ phải điều tiết chi tiêu công sao cho vừa giảm bớt thâm hụt ngân sách, vừa không làm triệt tiêu động lực tăng trưởng kinh tế.
Trần Quang Bá - Nợ công - vấn đề hay một khuynh hướng mới
Trong những năm 60, 70 của thế kỷ XX, con nợ (trong vấn đề nợ công) thường là những nước nghèo, nước đang phát triển thuộc thế giới thứ ba. Họ phải vay những nước giàu để đầu tư, để chi tiêu chính phủ, thậm chí để cứu trợ những lúc nền kinh tế gặp cảnh khó khăn (thiên tai, đói nghèo, chiến tranh…). Bởi vậy, những bất công lúc đó đã khuấy động phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng, chống những bất công trong kinh tế. Những phong trào này đã có lúc so sánh như sau: những lợi ích do việc chảy máu chất xám từ những nước thuộc thế giới thứ ba sang các nước công nghiệp phát triển đúng bằng lượng tiền mà các nước thế giới thứ ba nợ các nước giàu. Các Câu lạc bộ Paris, Câu lạc bộ London ra đời lúc đó chủ yếu để dàn xếp các khoản nợ khó đòi này. Thế nhưng ngày nay, trong cuối thập niên đầu của thế kỷ XXI, vấn đề nợ công đã có nhiều thay đổi.
Minh Nhật - Khe cửa nhỏ giữa nợ công và tăng trưởng
Chính sách “thắt lưng buộc bụng” có thể giảm nợ công, nhưng lại làm ách tắc vốn cho phát triển kinh tế. Giữa hai thái cực này, có khe cửa rất hẹp, chỉ nước nào có chính sách linh hoạt mới có thể lách qua.
*** Bên lề sự kiện
Vũ Văn Hùng (lược dịch) - Châu Âu đoàn kết đối đầu với nợ công
Trong khi châu Á bắt đầu nổi lên như những người khổng lồ mới trong nền kinh tế thế giới, thì châu Âu đang trở thành một vấn đề nhức nhối, đặc biệt trong vấn đề nợ công, khiến các nhà kinh tế đau đầu. Muốn giải quyết vấn đề này của châu Âu hiện nay đòi hỏi đưa ra những hành động quyết liệt và nhiều thay đổi gay gắt. Nhưng liệu đã quá muộn để lục địa này tránh khỏi những đổ vỡ?
Lê Quốc Khánh - Hai kịch bản cho nợ công Nhật Bản
Phái "trung hạn" cho rằng, nên cải tổ chính sách tài chính từ 1-4 năm sau; nhưng phái "ngắn hạn" lại quả quyết, nếu không muốn theo vết xe đổ Hy Lạp, Nhật Bản phải "lột xác" ngay từ bây giờ.
Hoàng Văn Bằng - Châu Âu - phúc lợi trên mây, nợ công ngất trời
Người châu Âu đã quá quen thuộc với phúc lợi xã hội hậu hĩnh mà cả những nền kinh tế có năng suất lao động cao nhất thế giới như Mỹ, Nhật Bản cũng phải thèm thuồng. Nhưng giờ đây, họ phải đối diện với thực tế rằng, sự hưởng thụ quá cao có thể đẩy đất nước đến bờ vực phá sản.
Lê Công Hội - Hy Lạp: Từ khủng hoảng tài chính - kinh tế đến khủng hoảng nợ công
An ninh tài chính của một quốc gia luôn gắn liền với hệ thống ngân hàng. Trục liên minh “ma quỷ” này làm cho nhiều quốc gia lún sâu vào nợ nần. Nhưng trường hợp Hy Lạp lại thêm một bằng chứng về công thức muôn thuở: Vay mạnh tay + Chi tiêu lãng phí + Tham nhũng = Khủng hoảng nợ.
Lê Huy - Nợ công của Việt Nam
Theo cách tính của WB, nợ công của Việt Nam, tính đến cuối năm 2009 đã lên đến mức 47,5% GDP. Trong khi đó cách tính nợ của Việt Nam, do Bộ Tài chính cung cấp, lại cho con số là 44,7% GDP.
*** Kinh tế và hội nhập
Nguyễn Cường - Canada - ngôi sao dẫn đường cho G7
Các quan chức Nhà Trắng hối thúc chuyên gia kinh tế tìm hiểu vì sao nước láng giềng phương Bắc dễ dàng vượt qua khủng hoảng và trở thành "ngôi sao dẫn đường" cho các nước công nghiệp phát triển
Phạm Viết Thắng - Sát thủ kinh tế mang tên ODA
Có người gọi ODA theo đúng cái tên của nó là “hỗ trợ phát triển chính thức”, nhưng cũng có người coi nó như một kiểu xuất khẩu tư bản dã man nhất của thế giới đương đại. Hai cách nhìn chưa ai ngã ngũ, nhưng rõ ràng có người uống thuốc bổ mà chết, nhưng lại cũng có người uống thuốc đắng mà khỏi bệnh đó sao!
*** Cửa sổ nhìn ra thế giới
Đình Hùng - Diễn đàn an ninh chủ chốt trong một khu vực năng động
Những ngày cuối tháng 7 vừa qua, cùng với các hoạt động ngoại giao nhộn nhịp như Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 43 (AMM - 43), Hội nghị ASEAN với các nước đối tác (ASEAN + 1, ASEAN + 3)…, Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN lần thứ 17 (ARF-17) đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của ngoại trưởng các nước thành viên. ARF là một diễn đàn thảo luận về các vấn đề liên quan đến ổn định và an ninh của khu vực với sự tham gia của nhiều nước đối tác quan trọng, đang ngày càng thể hiện vai trò là một diễn đàn chủ chốt và hiệu quả trong một khu vực đang phát triển năng động.
Lý Mạc Phù - Khẩu chiến nhằm tâm lý chiến
Cuộc khẩu chiến giữa Mỹ và CHDCND Triều Tiên trong phiên họp mới rồi của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) được cả hai bên sử dụng để răn đe lẫn nhau. Phía Mỹ không chỉ nhằm đề cao tác động của cuộc tập trận chung ở quy mô lớn với Hàn Quốc, mà còn dọn đường và chuẩn bị dư luận cho những biện pháp trừng phạt mới đối với CHDCND Triều Tiên. Còn CHDCND Triều Tiên lợi dụng diễn đàn khu vực và quốc tế này để vừa thể hiện thái độ cứng rắn với Mỹ và Hàn Quốc, đồng thời cũng còn nhằm cảnh báo về hậu quả của leo thang căng thẳng giữa hai bên. Việc CHDCND Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để đối phó với cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc nằm trong bối cảnh đó.
Minh Duy - Anh - Mỹ: Có đi mới có lại
Cuộc hội đàm trực tiếp ngày 21-7-2010 giữa Tổng thống Mỹ B.Obama và Thủ tướng Anh D.Cameron, nhân chuyến thăm đầu tiên của ông D.Cameron tới Mỹ trên cương vị đứng đầu nội các Anh, đã đề cập tới hai điểm nóng trong quan hệ giữa hai nước. Đó là vụ “thủy triều đen”của BP và những tranh cãi về việc chính quyền Scotland (thuộc Anh) trả tự do cho Abdelbaset Ali al-Megrahi - người bị kết tội thực hiện đánh bom chuyến bay 103 của hãng hàng không Mỹ Pan Am trên bầu trời Lockerbie (Scotland) năm 1988.
*** Văn hóa - xã hội
Đào Trung Hiếu - Phá “chợ” bằng cấp
Có những “phiên chợ” đang diễn ra thật sự sôi động nhưng… lén lút. Người mua và kẻ bán đều nhìn nhau ngờ vực, dò xét. Ấy vậy mà ước tính mỗi ngày có đến hàng trăm “phiên” giao dịch thành công. Sử dụng công nghệ cao để sản xuất, tiêu thụ tài liệu, văn bằng chứng chỉ giả là “dòng sản phẩm” mới của tội phạm thời @. Dù “non trẻ” nhưng nó đã bùng nổ thành nạn, vì “đắc địa” trong một xã hội còn nặng tư duy sính bằng cấp.
Nguyễn Văn Sơn - Nhiễm phóng xạ ở Iraq: Gia tăng số trẻ bị dị tật bẩm sinh
Theo nghiên cứu của Bộ Y tế Iraq, chiến tranh kéo dài đã khiến nồng độ bức xạ ở hơn 40 khu vực của nước này vượt quá chỉ tiêu cho phép, gây ra nguy cơ ô nhiễm dioxin nghiêm trọng, khiến tỷ lệ người mắc bệnh ung thư và dị tật bẩm sinh không ngừng tăng lên. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã vào cuộc, thực hiện triển khai điều tra trên toàn Iraq, đặc biệt là tại Fallujah nhằm xác định nguyên nhân của hiện tượng trẻ sơ sinh dị tật ngày càng tăng mạnh ở nước này.
Mạnh Hùng - Phụ nữ Nhật Bản thích độc lập hay độc thân?
Trong khi Junko Sakai, tác giả cuốn “Tiếng khóc của những người thua cuộc” cho rằng, phụ nữ Nhật Bản hiện đại có công ăn việc làm không muốn bỏ phí cuộc đời vào việc nấu nướng, giặt giũ cho những người đàn ông có lối nghĩ truyền thống thì vẫn có nhiều người phụ nữ ở đất nước “mặt trời mọc” lại đăng ký tham gia khóa học tìm chồng.
*** Văn học - nghệ thuật
Hoàng Long - Diễn viên đóng thế: sự cống hiến vẫn đang bị lãng quên
Không ai có thể phủ nhận tài năng, lòng dũng cảm cũng như sự đóng góp đặc biệt cho điện ảnh của những diễn viên đóng thế. Nhưng những tấm áp phích quảng cáo phim hay danh sách những người tham gia thực hiện các bộ phim không hề có chỗ cho tên của họ. Như những người vô danh, những người được thuê thực hiện những việc không ai làm nổi, để rồi khi xong việc, họ hầu như bị rơi vào quên lãng…
*** Nhân vật với lịch sử
Nguyễn Sơn - Georgios Papandreou và kỳ tích giải cứu khủng hoảng nợ Hy Lạp
Thuộc thế hệ thứ ba trong một gia đình ba đời đứng đầu chính phủ Hy Lạp, Thủ tướng Georgios Papandreou bỗng trở nên nổi tiếng nhờ sự khôn khéo và kiên trì chèo chống con thuyền Hy Lạp vượt qua cuộc khủng hoảng nợ tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước, gián tiếp giải cứu đồng euro thoát cơn bĩ cực. Ông được báo chí quốc tế vinh danh là “anh hùng thần thoại làm nên chuyện thần thoại ở xứ sở thần thoại”.
*** Tuần trong 5 phút
- Việt Nam
- Thế giới
Làm sao để rau trái Việt Nam “trúng mùa, không rớt giá”?  (28/07/2010)
Làm sao để rau trái Việt Nam “trúng mùa, không rớt giá”?  (28/07/2010)
Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương chuẩn bị Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2010-2015  (28/07/2010)
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đại hội Thi đua yêu nước lần thứ VIII và Tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” lần thứ IV  (28/07/2010)
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Chính sách đối ngoại đa phương của nước Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên ở ngoài nước trong giai đoạn mới: Thực trạng và giải pháp
- Xây dựng huyện đảo Trường Sa trở thành trung tâm kinh tế - xã hội trên biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Thực tiễn và vấn đề đặt ra hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên