Thường trực Tiểu ban Văn kiện họp cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội XIV của Đảng
TCCS - Ngày 13-8-2024, tại trụ sở Trung ương Đảng, dưới sự chủ trì của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng, Thường trực Tiểu ban Văn kiện đã họp cho ý kiến vào dự thảo Báo cáo chính trị do Tổ Biên tập xây dựng trên cơ sở đề cương chi tiết Báo cáo chính trị đã được Hội nghị Trung ương 9 khóa XIII thông qua.
Tại cuộc họp, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Thường trực Tiểu ban, Tổ trưởng Tổ Biên tập Văn kiện trình bày Báo cáo những công việc Thường trực Tiểu ban, Tổ Biên tập đã triển khai từ sau khi thành lập Tiểu ban và Tổ Biên tập đến nay.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực của Tổ Biên tập Văn kiện đã làm việc với tinh thần chủ động, trách nhiệm để trình Thường trực Tiểu ban bản dự thảo Báo cáo chính trị lần thứ 5. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lưu ý, Tổ Biên tập cần nghiên cứu kỹ các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ..., nhất là những văn bản vừa được ban hành trong nhiệm kỳ này, các chủ trương, định hướng mới được nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để chắt lọc, đưa những nhận thức mới, những chủ trương, định hướng quan trọng vào dự thảo Báo cáo chính trị. Báo cáo chính trị của Đại hội XIV phải là sản phẩm của tầm cao trí tuệ, là công trình kết tinh trí tuệ tập thể của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, như đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo, phải phát huy dân chủ và trí tuệ tập thể, phải có sự tham gia đóng góp của các cơ quan, ban, ngành trung ương và các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân; tranh thủ sự tham gia đóng góp của các đồng chí nguyên lãnh đạo, của giới trí thức, các nhà nghiên cứu, quản lý; chú trọng khai thác kết quả nghiên cứu khoa học ở trong nước và quốc tế.
Trong thời gian qua, các đoàn công tác của Tiểu ban Văn kiện đã có những cuộc khảo sát thực tiễn và làm việc với một số bộ, ngành, địa phương. Từ kết quả của các chuyến khảo sát và buổi làm việc này, cần tìm ra những cách làm hay, mô hình mới để khái quát, nâng lên tầm lý luận, góp phần đề ra chủ trương, đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới. Việc tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách phải gắn với thực tiễn luôn thay đổi nhanh chóng; cần mang tính khái quát song cũng không thể chung chung, cảm tính; những gì đã chín, đã rõ, đã được thực tiễn, nhất là thực tiễn qua 40 năm đổi mới, chứng minh là đúng, lần này rất cần được khẳng định và thể hiện trong văn kiện. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị sớm tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học để trao đổi, thảo luận sâu hơn một số vấn đề, nội dung trong dự thảo Báo cáo chính trị. Trong quá trình thảo luận, bàn bạc, cần hết sức cầu thị, lắng nghe, tôn trọng ý kiến lẫn nhau, tạo sự thống nhất cao, nhất là đối với những vấn đề mới, vấn đề khó.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, công việc của Tiểu ban, Thường trực Tiểu ban Văn kiện cũng như Tổ Biên tập Văn kiện sắp tới còn rất lớn, thời gian đến Hội nghị Trung ương 10 không còn nhiều, đòi hỏi phải có sự nỗ lực rất cao để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Báo cáo chính trị; cần tiếp tục dành thời gian, tâm sức thỏa đáng, phối hợp, liên hệ chặt chẽ, thường xuyên với các tiểu ban, thường trực tổ biên tập các tiểu ban khác để hoàn thành công việc quan trọng này với chất lượng cao nhất, đúng tiến độ./.
Hà Phương (tổng hợp)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Thành ủy Hà Nội  (10/08/2024)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin  (09/08/2024)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì cuộc họp lãnh đạo chủ chốt  (06/08/2024)
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam