Lễ ký kết Quy chế phối hợp giữa Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương
TCCS - Ngày 23-11-2021, tại Hà Nội, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương tổ chức Lễ ký kết Quy chế phối hợp giữa hai cơ quan. PGS, TS. Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản và GS, TS. Phùng Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì lễ ký kết.
Cùng tham dự có các đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương: PGS, TS. Phạm Văn Linh, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, PGS, TS. Vũ Văn Phúc, TS. Nguyến Tiến Hoàng; PGS, TS. Vũ Trọng Lâm, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; các Ủy viên Ban Biên tập Tạp chí Cộng sản, Ủy viên Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, Ủy viên Hội đồng Khoa học Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản...
Phát biểu tại buổi lễ, PGS, TS. Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản khẳng định, trong những năm qua, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản luôn nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ, hợp tác từ phía Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương. Hai cơ quan luôn phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong công tác nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, việc phối hợp chưa được chính thức hóa bằng một văn bản cụ thể. Do đó, việc xây dựng Quy chế phối hợp giữa hai đơn vị là hết sức cần thiết, có ý nghĩa quan trọng, nhằm tăng cường trách nhiệm quản lý hoạt động khoa học giữa Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai các nhiệm vụ gắn với hoạt động nghiên cứu khoa học.
Là cơ quan lý luận chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, hướng dẫn, giáo dục lý luận chính trị, thì nhiệm vụ nghiên cứu khoa học có vai trò rất quan trọng đối với Tạp chí Cộng sản, là cơ sở tạo nên các bài viết lý luận chính trị giàu hàm lượng lý luận và khoa học. Do đó, sự phối hợp công tác giữa Tạp chí Cộng sản và Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương có ý nghĩa quan trọng. Mặt khác, Tạp chí Cộng sản cũng chắt lọc và công bố bài viết, bài nghiên cứu của Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương trên các sản phẩm báo chí của Tạp chí Cộng sản, góp phần xã hội hóa, phổ biến các kết quả nghiên cứu của Hội đồng tới đông đảo đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng.
Quy chế phối hợp gồm 3 chương - 10 điều, tạo điều kiện cho Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ động phối hợp công tác sát hợp, chi tiết và chặt chẽ hơn trong suốt quá trình thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, như: Triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu, tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm khoa học; trao đổi kinh nghiệm chuyên gia, thẩm định, đánh giá, thuyết minh để có những nghiên cứu chất lượng, hiệu quả; khảo sát thực tiễn và bồi dưỡng nghiệp vụ nghiên cứu quản lý khoa học…
Tại buổi lễ, GS, TS. Phùng Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương nhấn mạnh, thời gian tới, hoạt động nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, bổ sung và phát triển lý luận ở nước ta rất quan trọng, nhiệm vụ rất nặng nề. Năm 2025, chúng ta thực hiện được 40 năm công cuộc đổi mới đất nước; đến năm 2030, thực hiện 40 năm Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991). Điều đó đòi hỏi Đảng ta phải tiến hành tổng kết thực tiễn sâu rộng, toàn diện, để làm phong phú hơn, đầy đủ hơn những vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, xây dựng hoàn chỉnh lý luận về đổi mới và con đường phát triển Việt Nam. Đồng thời, cũng đặt ra nhiều vấn đề mới, yêu cầu cao hơn đối với hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ công tác tham mưu của các ban, cơ quan Đảng Trung ương, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn trong việc đổi mới tư duy, nhận thức, bộ máy tổ chức, chức năng, nhiệm vụ để thường xuyên nắm bắt, cập nhật những thông tin mới, luận giải và giải quyết đúng đắn những vấn đề lý luận và thực tiễn nảy sinh.
Chính vì vậy, việc ký kết Quy chế phối hợp giữa Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương và Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản là bước phát triển quan trọng trong công tác nghiên cứu khoa học nói chung, trong công tác nghiên cứu khoa học của hai cơ quan nói riêng. Hai bên sẽ xây dựng kế hoạch định kỳ thực hiện các nội dung phối hợp theo quy chế; xây dựng báo cáo tư vấn, cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ việc triển khai nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị..., qua đó thể hiện rõ hơn nữa vai trò tham mưu, tư vấn chiến lược của các ban, cơ quan Đảng Trung ương trong thời gian tới.
Thay mặt hai cơ quan, PGS, TS. Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản và GS, TS. Phùng Hữu Phú, Chủ tịch Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương đã ký kết Quy chế phối hợp dưới sự chứng kiến của các đồng chí lãnh đạo và thành viên hội đồng khoa học của hai cơ quan./.
Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Quốc phòng  (19/11/2021)
Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Học viện Chính trị khu vực I  (18/11/2021)
Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 một số trường, học viện  (15/11/2021)
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng sự nghiệp đổi mới, ngọn cờ dẫn dắt đất nước phát triển phồn vinh, hạnh phúc  (13/11/2021)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam