Công tác đánh giá cán bộ - những vấn đề lý luận và thực tiễn
TCCS - Ngày 26-12-2020, tại Đà Nẵng, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội thảo khoa học: “Công tác đánh giá cán bộ - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. Hội thảo là dịp để Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan thảo luận, tiếp thu những ý kiến quý báu, tìm hiểu những bất cập trong thực tiễn và đề xuất những giải pháp thiết thực cho công tác đánh giá cán bộ cho cả hệ thống chính trị.
Chủ trì Hội thảo có các đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tổ chức Trung ương và đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Dự Hội thảo có các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện thường trực một số tỉnh, thành ủy, lãnh đạo ban tổ chức một số tỉnh ủy, thành ủy khu vực phía Bắc và khu vực miền Trung - Tây Nguyên; các chuyên gia, nhà khoa học về lĩnh vực tổ chức, cán bộ.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Nguyễn Thanh Bình khẳng định, đánh giá cán bộ là vấn đề rất hệ trọng, ảnh hưởng đến tất cả các khâu trong công tác cán bộ. Đánh giá đúng cán bộ bảo đảm việc sử dụng đúng người, đúng việc, nâng cao hiệu quả công việc của cơ quan, địa phương, đơn vị, củng cố thêm sức mạnh, tăng cường tình đoàn kết, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Ngược lại, đánh giá sai cán bộ không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân cán bộ, mà còn làm giảm uy tín và hiệu quả công tác của địa phương, cơ quan, đơn vị, giảm sút lòng tin của người dân đối với Đảng, gây ra nhiều hệ lụy khôn lường đến sự lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều nghị quyết, quy định, quy chế quan trọng về công tác cán bộ và đánh giá cán bộ. Song, đánh giá cán bộ vẫn là khâu yếu qua nhiều nhiệm kỳ và chưa được quan tâm, đánh giá đúng mức. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã nhận định: “Đánh giá cán bộ chưa phản ánh đúng thực chất, chưa gắn với kết quả, sản phẩm cụ thể, không ít trường hợp còn nể nang, dễ dãi, định kiến”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã từng nhấn mạnh, cần “phải có con mắt tinh đời trong giới thiệu, đánh giá, lựa chọn nhân sự”, “đừng thấy đỏ tưởng chín, đừng để mã bên ngoài che đậy sơ sài bên trong”. Đánh giá cán bộ cần phải được thường xuyên nghiên cứu, tổng kết từ thực tiễn công tác cán bộ ở cả Trung ương và địa phương, tiếp thu những phương pháp khoa học trong và ngoài nước mới có thể đề ra những giải pháp phù hợp, hiệu quả, giúp cho Đảng ta lựa chọn được những cán bộ đủ phẩm chất, uy tín và năng lực để gánh vác trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Hội thảo nhận được 37 tham luận của các học giả, các nhà lãnh đạo, quản lý đến từ 19 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và miền Trung - Tây Nguyên. Các tham luận tại Hội thảo tập trung làm sáng tỏ những vấn đề chủ yếu sau:
Thứ nhất, việc đánh giá cán bộ hiện chưa phản ánh đúng thực chất là do nguyên nhân khách quan, thiếu các bộ công cụ đánh giá cụ thể, chưa được lượng hóa đầy đủ, không sát với thực tế, chưa gắn với kết quả đầu ra và sản phẩm cụ thể hay do nguyên nhân chủ quan, việc thực hiện chưa nghiêm túc hoặc do nguyên nhân nào khác?
Thứ hai, làm thế nào để bộ công cụ đánh giá phải đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, không quá phức tạp và mất thời gian, nhưng kết quả đánh giá lại phải khách quan, chính xác, phán ánh đúng thực chất cán bộ?
Thứ ba, làm thế nào để khắc phục được tình trạng công tác cán bộ được triển khai rất đúng quy trình nhưng lại không chọn được đúng người, để xảy ra sai phạm như một số trường hợp bị kỷ luật thời gian vừa qua?
Thứ tư, trong tình hình mới, nhất là sau Đại hội XIII của Đảng, công tác đánh giá cán bộ cần tập trung, nhấn mạnh đến nội dung nào, tiêu chí nào để có thể chọn được những cán bộ đáp ứng yêu cầu đặt ra?
Trong không khí cả nước đang náo nức thi đua đẩy mạnh các hoạt động chuẩn bị, chào mừng, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Hội thảo là cơ hội quý báu để các tỉnh, thành phố trao đổi kinh nghiệm, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đánh giá cán bộ với mục tiêu nghiên cứu, tổng kết các vấn đề lý luận và thực tiễn trong, ngoài nước về khảo sát, đánh giá cán bộ, phục vụ cho việc tham mưu xây dựng hệ thống đánh giá cán bộ ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Trên cơ sở tham luận của các đại biểu, đồng chí Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh, đánh giá cán bộ là vấn đề rất hệ trọng, ảnh hưởng đến tất cả các khâu trong công tác cán bộ. Đánh giá cán bộ một cách toàn diện và thực chất là việc khó, nhạy cảm, phức tạp bởi nó liên quan đến con người trong cả một quá trình lâu dài, gắn với việc nhìn nhận thấu đáo cả các nhân tố chủ quan và môi trường, điều kiện khách quan. Điều này đòi hỏi cần có một hệ thống đánh giá phải thực sự khoa học, đồng bộ, đa chiều; nhất là đội ngũ những người làm công tác cán bộ phải công tâm, khách quan, tinh tường, luôn đặt lợi ích của tập thể, của quốc gia lên trên hết./.
Thành phố Đà Nẵng thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững  (06/12/2020)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ  (19/07/2020)
Lãnh tụ Hồ Chí Minh - nhà sáng tạo lý luận cách mạng  (16/06/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển