Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng
TCCS - Ngày 11-9-2020, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng đã chủ trì phiên họp của Tiểu ban, cho ý kiến về việc tiếp thu, hoàn chỉnh các dự thảo văn kiện trình Đại hội XIII của Đảng.
Tham dự cuộc họp có các thành viên của Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, gồm các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính cùng các đồng chí thành viên khác của Tiểu ban và Tổ Biên tập.
Căn cứ ý kiến của Trung ương, trên cơ sở cập nhật tình hình, tiếp thu các ý kiến góp ý của một số tổ chức Đảng và cá nhân, các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các nhà lý luận, nhà khoa học, nhà quản lý..., Tổ Biên tập đã nghiên cứu, chắt lọc, tiếp tục hoàn thiện các dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng, trình Tiểu ban Văn kiện.
Tại phiên họp, các thành viên Tiểu ban Văn kiện đã cho ý kiến về kết cấu, nội dung cốt lõi của dự thảo, về chủ đề của Đại hội XIII, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, dự báo tình hình, quan điểm chỉ đạo, mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025, 2030, tầm nhìn 2045, các đột phá chiến lược và định hướng nhiệm vụ, giải pháp phát triển các lĩnh vực. Đồng thời, đóng góp ý kiến về một số nội dung, vấn đề cần tiếp tục làm rõ, điều chỉnh, bổ sung.
Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Tiểu ban Văn kiện hoan nghênh những nỗ lực, cố gắng của Tổ Biên tập, trong thời gian ngắn hoàn thành khối lượng lớn công việc, bổ sung hoàn thiện dự thảo văn kiện, trên cơ sở nghiên cứu, chắt lọc, tiếp thu nhiều ý kiến phong phú của các lĩnh vực, trên phạm vi cả nước. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ: “Đây chưa phải là văn bản cuối cùng, cần tiếp tục thảo luận, đào sâu suy nghĩ, hoàn thiện dự thảo các văn kiện Đại hội”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước mong các thành viên Tiểu ban Văn kiện tiếp tục có nhiều ý kiến đóng góp hoàn thiện các dự thảo văn kiện, trình Hội nghị Trung ương sắp tới, rồi công bố để toàn dân đóng góp ý kiến, Quốc hội cho ý kiến..., sau đó Ban Chấp hành Trung ương tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Đại hội XIII của Đảng.
Văn kiện Đại hội là văn kiện rất quan trọng, không phải là nghị quyết bình thường mà là văn kiện 5 năm mới có một lần, vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn, tính chính trị, rất cơ bản, còn lưu mãi trong lịch sử. Ý kiến đóng góp sẽ còn nhiều, ý kiến của các nhà khoa học, các nhà lý luận, các tầng lớp nhân dân... làm sao chắt lọc được, tìm ra tiếng nói chung để ra Đại hội biểu quyết thông qua, lúc này mới thành văn kiện chính thức.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị Tổ Biên tập nâng cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực, cố gắng, tiếp tục hoàn thiện dự thảo các văn kiện, từng câu, từng chữ, chuẩn xác, kỹ lưỡng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước lưu ý, văn kiện phải mang tầm chiến lược, tính lý luận, tính chính trị rất cao, đồng thời lại phải có tính quần chúng, ai đọc cũng hiểu, học cách của Bác Hồ, càng viết giản dị càng tốt, tránh đưa quá nhiều thuật ngữ; cần chú thích rõ nội hàm, viết dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm, dễ kiểm tra.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ: “Chiến lược nhưng mà lại thực hiện được ngay. Lý luận nhưng lại rất thực tiễn. Bác học, tiếp cận những cái mới nhất của thế giới, nhưng mà người dân hiểu được, tránh gây hiểu lầm, gây tranh cãi không cần thiết. Đặc biệt, báo cáo chính trị là văn kiện trung tâm, tất cả các báo cáo khác không được trái, báo cáo kinh tế, báo cáo xây dựng Đảng phải lấy cái nền, cái cốt, cái cơ bản của báo cáo chính trị làm gốc, không được nói ngược báo cáo chính trị. Rồi cụ thể hóa ra, luật pháp, các chính sách cũng phải theo tinh thần đó, không được trái với quan điểm cơ bản của văn kiện quan trọng này”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, phải nghiên cứu rất kỹ, nắm cho chắc, tranh luận, trao đổi trên tinh thần khách quan cầu thị, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhau. Tinh thần chung là vấn đề gì, lý luận nào, chủ trương nào, việc làm nào đã rõ, đã chín, được thực tiễn đã chứng minh là đúng, đã kiểm nghiệm, có sự thống nhất cao sẽ đưa vào báo cáo. Nếu đang nghiên, đang tranh luận, còn mới, phải hết sức thận trọng. Văn kiện là văn bia, nên phải chuẩn xác từng câu, từng chữ, cách dùng từ, thuật ngữ phải chuẩn, phải đúng mức. Các mục tiêu đến năm 2025, 2030, 2045 là rất quan trọng, cần nói rõ một số nội hàm.../.
Thanh Hải (tổng hợp)
Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về việc chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố nhiệm kỳ 2020 - 2025  (04/09/2020)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh  (02/09/2020)
Ban Bí thư khai trừ Đảng 3 cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật  (29/07/2020)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp thứ 18 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng  (26/07/2020)
Chuẩn bị, tổ chức thật tốt Đại hội Đảng bộ Công an Trung ương, đồng thời bảo vệ đại hội đảng bộ các cấp thành công tốt đẹp  (23/06/2020)
Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ  (17/06/2020)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển