Phát triển nền báo chí Việt Nam cách mạng và chuyên nghiệp
TCCSĐT - Nhân kỷ niệm 85 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21-6-1925 - 21-6-2010), chào mừng những ngày lễ lớn của dân tộc, ngày 19-6-2010, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Phát triển nền báo chí Việt Nam cách mạng và chuyên nghiệp”. Các đồng chí: Nguyễn Bắc Son, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Lê Quốc Trung, Phó Chủ tịch Thườngtrực Hội Nhà báo Việt Nam; Lương Khắc Hiếu, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chủ trì Hội thảo.
- Năm 1925, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập tờ báo Thanh Niên, mở đầu cho nền báo chí cách mạng Việt Nam. - Ngày 7-9-1945, 5 ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Đài Tiếng nói Việt Nam được thành lập. - Năm 1950, trong điều kiện kháng chiến ác liệt đã có 135 tờ báo in, 1 đài phát thanh và Hội những người làm báo Việt Nam. - Ngày 7-9-1970, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong giai đoạn quyết liệt nhất, Đài Truyền hình Việt Nam bắt đầu phát sóng. - Năm 1997, Việt Nam hòa mạng internet quốc tế, hàng loạt báo điện tử, trang tin điện tử ra đời.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã nhiệt liệt chào mừng các nhà báo nhân ngày truyền thống của báo giới Việt Nam, đồng thời nhấn mạnh, 85 năm qua, báo chí Việt Nam đã có sự lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng đội ngũ những người làm báo cũng như các cơ quan báo chí. Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để giữ vững bản chất cách mạng, đồng thời nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn của báo chí Việt Nam, tiếp cận với trình độ làm báo của khu vực và thế giới.
Có thể nói, 85 năm qua, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã để lại cho các thế hệ đi sau những kinh nghiệm quý giá. Tám mươi lăm năm không ngừng phấn đấu để luôn theo sát sự vận động nhanh chóng và phức tạp của thực tiễn, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã có sự mở rộng về chức năng và nhiệm vụ. Từ một vũ khí đấu tranh bí mật của Đảng, báo chí cách mạng Việt Nam hiện đã trở thành “tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân”. Báo chí cách mạng Việt Nam đã có bước trưởng thành vượt bậc về mọi phương diện: loại hình; số lượng cơ quan báo chí; số đầu báo, tạp chí, chương trình; chất lượng nội dung, hình thức, công nghệ in ấn, truyền tải thông tin; số lượng, phạm vi phát hành, phạm vi phủ sóng, thời lượng phát sóng; số lượng nhà báo và đội ngũ những người làm việc trong các cơ quan báo chí; số lượng công chúng báo chí cả ở trong và ngoài nước; nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật. Trong sự phát triển chung đó, loại hình báo điện tử đã có sự phát triển đột phá. Hiện nay, báo điện tử với những tiện ích, lợi thế riêng đã từng bước khẳng định vai trò, vị trí của mình trong làng báo cách mạng Việt Nam, được đông đảo bạn đọc, đặc biệt là học sinh, sinh viên, các nhà khoa học, doanh nhân... mọi miền đất nước đón nhận.
Bên cạnh những thành tựu nêu trên, báo chí trong thời gian qua cũng bộc lộ những yếu kém, khuyết điểm, đó là: biểu hiện non kém về nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm báo; vẫn còn hiện tượng chưa bám sát tôn chỉ mục đích của báo, chạy theo xu hướng thương mại hóa, vì lợi nhuận kinh tế thuần túy, coi nhẹ chức năng tư tưởng, chính trị của báo chí... gây tổn hại tới lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan báo chí...
Trong bối cảnh chung đó, nhằm đánh giá, khảo sát chặng đường 85 năm báo chí cách mạng Việt Nam, làm căn cứ để thúc đẩy nền báo chí cách mạng Việt Nam phát triển bền vững, đúng định hướng, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, gần 40 tham luận của các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý báo chí, các nhà báo, và các ý kiến đóng góp tại Hội thảo đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu về các nội dung chính sau:
Thứ nhất, những vấn đề lịch sử, lý luận, quan điểm và đường lối báo chí cách mạng Việt Nam; sự nghiệp báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà báo cách mạng lỗi lạc...
Thứ hai, thực trạng nền báo chí nước ta hiện nay; những cơ hội, thách thức; những xu hướng vận động, phát triển và những vấn đề đặt ra.
Thứ ba, những định hướng và giải pháp nhằm vừa giữ vững bản chất cách mạng, vừa nâng cao tính chuyên nghiệp cho báo chí cách mạng Việt Nam, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế./.
Phát triển nền báo chí Việt Nam cách mạng và chuyên nghiệp  (19/06/2010)
Phát triển nền báo chí Việt Nam cách mạng và chuyên nghiệp  (19/06/2010)
Thông cáo số 24 Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XII  (19/06/2010)
Giải báo chí Vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc lần thứ 8  (18/06/2010)
Thông cáo số 23, kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XII  (18/06/2010)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Bảo vệ, phát huy giá trị tài nguyên di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên