Kinh tế Đông Á: thành tựu và triển vọng
Sau 10 năm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ (1997), nhiều nền kinh tế Đông Á có cơ hội phục hồi tăng trưởng bởi nhu cầu nội địa gia tăng, các mặt hàng xuất khẩu đa dạng, cơ cấu thị trường xuất khẩu thay đổi cùng chính sách tiền tệ nới lỏng một cách thận trọng...
Mức tăng trưởng toàn khu vực cao nhất trong gần 3 thập kỷ qua
Mười năm hậu khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á (1997 - 1998) chứng kiến kinh tế Đông Á từng bước vượt qua những năm tháng “đen tối” một cách khá ngoạn mục để đến năm 2007, tăng trưởng ở hầu hết các nền kinh tế chủ chốt trong khu vực đều đạt tốc độ gây ấn tượng.
Trung Quốc đã trở thành nước xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới và được coi là công xưởng của thế giới nhờ xuất khẩu của nước này gia tăng mạnh mẽ qua khai thác lợi thế so sánh các yếu tố đầu vào nội địa và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. EU đã vượt Mỹ trở thành đối tác thương mại số 1của Trung Quốc. Tổng kim ngạch hai chiều Trung Quốc - Nga đã đạt con số hơn 60 tỉ USD, tương đương với 1/5 tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc - Mỹ hiện nay. Với số dư trong hạng mục vốn đầu tư thường xuyên năm 2007 lên đến 378 tỉ USD (tương đương với 11,9% GDP), tăng đáng kể so với con số 69 tỉ USD năm 2004 (tương đương với 3,6% GDP), nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa thể hạ nhiệt. Thêm vào đó, nền kinh tế khổng lồ này vẫn chưa thoát ra khỏi “mô hình kinh tế tiêu hao nhiều nguyên liệu và năng lượng”, do vậy, bên cạnh thành tích tăng trưởng, Trung Quốc còn phải đối mặt với nhiều mối quan ngại về tình trạng ô nhiễm và bất bình đẳng xã hội.
Động lực chủ yếu cho tăng trưởng ở Xin-ga-po và Phi-líp-pin chính là các yếu tố như tiêu dùng tư nhân, đầu tư, chi tiêu chính phủ và tiền gửi của lực lượng lao động từ nước ngoài. Phi-líp-pin và In-đô-nê-xi-a là hai quốc gia duy nhất trong ASEAN-4 đạt mức tăng trưởng liên tục tăng trong mấy năm qua. Đây là dấu hiệu khả quan của công cuộc cải cách cơ cấu nhằm ổn định kinh tế hậu khủng hoảng tài chính - tiền tệ, đồng thời thúc đẩy thành công cầu tiêu dùng nội địa ở quốc gia đông dân nhất Đông - Nam Á. Trong ASEAN-5, chỉ riêng nền kinh tế Thái Lan bộc lộ nhiều yếu kém nhất, tốc độ tăng trưởng giảm sút, cầu tiêu dùng nội địa đình trệ do những bất ổn chính trị liên tục xảy ra trong suốt năm 2007. Tăng trưởng của ASEAN-5 trong năm 2007 đạt khoảng 6%.
Bảng 1: Tổng sản phẩm trong nước, chỉ số giá cả và cán cân vãng lai của một số nền kinh tế Đông Á (Đơn vị tính: % thay đổi hằng năm) (1)
Các nước |
GDP |
Chỉ số giá tiêu dùng |
Cán cân vãng lai | ||||||
|
2005 |
2006 |
2007 |
2005 |
2006 |
2007 |
2005 |
2006 |
2007 |
Nền kinh tế mới nổi châu Á |
8,7 |
9,3 |
9,2 |
3,5 |
3,7 |
4,9 |
4,5 |
5,8 |
6,6 |
Trung Quôc |
10,4 |
11,1 |
11,5 |
1,8 |
1,5 |
4,5 |
7,2 |
9,4 |
11,7 |
ASEAN-4 |
5,1 |
5,4 |
5,6 |
7,3 |
8,2 |
4,0 |
2,1 |
5,2 |
4,7 |
In-đô-nê-xi-a |
5,7 |
5,5 |
6,2 |
10,5 |
13,1 |
6,5 |
0,1 |
2,7 |
1,6 |
Thái Lan |
4,5 |
5,0 |
5,2 |
4,5 |
4,6 |
2,0 |
-4,5 |
1,6 |
3,7 |
Phi-líp-pin |
4,9 |
5,4 |
6,3 |
7,6 |
6,2 |
3,0 |
2,0 |
4,3 |
2,8 |
Ma-lai-xi-a |
5,2 |
5,9 |
5,8 |
3,0 |
3,6 |
2,1 |
|||
Nền kinh tế công nghiệp mới châu Á |
4,7 |
5,3 |
6,9 |
2,3 |
1,6 |
2,0 |
5,5 |
5,6 |
5,4 |
Hàn Quốc |
4,2 |
5,0 |
4,8 |
2,8 |
2,2 |
2,6 |
1,9 |
0,7 |
0,1 |
Đài Loan |
4,1 |
4,7 |
4,1 |
2,3 |
0,6 |
1,3 |
4,5 |
6,8 |
6,8 |
Hồng Công |
7,5 |
6,9 |
5,7 |
0,9 |
2,0 |
2,0 |
11,4 |
10,8 |
11,2 |
Xin-ga-po |
6,6 |
7,9 |
7,5 |
0,5 |
1,0 |
1,7 |
24,5 |
27,5 |
27,0 |
Quản lý thành công dòng ngoại hối
Các nền kinh tế mới nổi châu Á (theo Ngân hàng thế giới, các nền kinh tế mới nổi châu Á bao gồm: Trung Quốc, Hồng Công, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Hàn Quốc, Ma-lai-xi-a, Pa-ki-xtan, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan và Việt Nam) tận hưởng lượng chu chuyển dòng vốn vào tư nhân rất sôi động. Năm 2007 chứng kiến sự bật ngược trở lại của dòng vốn tư nhân so với tình trạng ảm đạm của những năm sau cuộc khủng hoảng 1997 - 1998. Tổng lượng vốn vào đạt mức cao nhất trong lịch sử so với thời kỳ trước khủng hoảng. Giao dịch vãng lai chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng vốn vào khu vực. Biểu hiện đặc trưng là số dư cán cân vãng lai lên đến 6,6% GDP của toàn khu vực năm 2007. Dẫn đầu số dư cán cân vãng lai là Trung Quốc, sau đó là Hồng Công, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po và Đài Loan, nhóm các quốc gia và vùng lãnh thổ này vẫn tiếp tục là điểm thu hút mối quan tâm của các nhà đầu tư toàn cầu. Đầu tư trực tiếp nước ngoài dẫn đầu dòng ngoại hối đổ vào châu Á, mà điểm đến hấp hẫn nhất ở khu vực là In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ và Việt Nam, trong khi dòng vốn đầu tư gián tiếp tăng mạnh trên các thị trường chứng khoán Trung Quốc và Hàn Quốc. Tốc độ tăng trưởng nóng của Trung Quốc và tăng trưởng ngoạn mục của Hàn Quốc năm qua nhờ tổng cầu nội địa phục hồi liền nhau đã kích thích các nhà đầu tư chuyển vốn vào chứng khoán. Những tín hiệu đầu tư sôi động ở Hàn Quốc cho thấy nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế hậu khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 - 1998 rất đáng ghi nhận ở quốc gia này. Nền kinh tế Hàn Quốc không còn phụ thuộc vào cầu tiêu dùng bên ngoài mà đã được bổ trợ đắc lực bởi cầu tiêu dùng nội địa, điều tương tự đã diễn ra ở Thái Lan vào những năm đầu thập kỷ này.
Hiện nay, dòng vốn ngoại hối đổ vào hứa hẹn nhiều cơ hội thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng, tuy nhiên cũng tạo ra nhiều thách thức trong tầm ngắn hạn. Dòng vốn tư nhân đổ vào các nền kinh tế mới nổi của châu Á, một mặt, giúp cho các nền kinh tế Đông Á và Đông - Nam Á đạt số dư cán cân vãng lai, tạo động lực tăng lượng dự trữ ngoại hối; mặt khác, thách thức các nước này trong việc thực thi các chính sách điều tiết và quản lý nguồn ngoại hối đang ngày càng phình to, trong đó, đáng kể nhất là Trung Quốc. Các chính sách điều tiết vĩ mô ở nhiều quốc gia đã duy trì đồng thời cả sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia đối với bên ngoài cũng như những biện pháp ngăn ngừa rủi ro do tăng trưởng quá nóng. Tình hình kinh tế Đông Á năm 2007 cho thấy quản lý nguồn vốn ngoại hối vào khá thành công là nhờ một loạt những phản ứng chính sách khá tốt và đáp ứng được nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế trong nước như:
- Cải cách tỷ giá đã được áp dụng trong điều hành vĩ mô, đặc biệt ở Trung Quốc và Ma-lai-xi-a. Hầu hết các đồng tiền trong khu vực đều lên giá xét về cả danh nghĩa lẫn thực tế trong vài năm qua, song phần tích lũy dự trữ nhanh vẫn tiếp tục được duy trì đối với hầu hết các nền kinh tế trong khu vực.
- Chính sách nới lỏng những hạn chế đối với dòng vốn ra được thực thi ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Ma-lai-xia và Thái Lan thông qua đổi mới điều tiết, nhờ đó, đầu tư trực tiếp của nhóm nước này trong năm 2007 được tăng cường hơn, các hãng châu Á có cơ hội hiện diện nhiều hơn ở nước ngoài, tìm kiếm được nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên cung cấp cho các nền kinh tế.
- Tình trạng giảm lạm phát cho phép các ngân hàng trung ương của Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin cắt giảm lãi suất, kích thích đầu tư. Trong khi đó, Trung Quốc, Hàn Quốc thi hành chính sách thắt chặt tiền tệ, kiểm soát chi tiêu công nhằm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia.
Dòng vốn vào chu chuyển nhanh và mạnh mẽ ở hầu khắp các nước Đông Á khiến cho thị trường chứng khoán khu vực tăng trưởng nóng, trong đó điển hình là các thị trường chứng khoán Trung Quốc nửa cuối năm 2007. Tình hình dự trữ ngoại hối của nhiều nước Đông Á đã được cải thiện rõ rệt, cán cân tài khoản vãng lai đạt số dư tích cực, chế độ tỷ giá ngoại hối năm 2007 được vận hành linh hoạt. Quá trình điều chỉnh cơ cấu được thực thi mạnh mẽ nhằm cải thiện đáng kể chất lượng hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt là trường hợp Hàn Quốc - nơi mà chất lượng hoạt động tín dụng các ngân hàng thương mại hầu như đã thay đổi về cơ bản.
Tăng trưởng xuất khẩu đi đôi với tái định hướng thị trường xuất khẩu
Tăng trưởng kinh tế Đông Á trong suốt 2 thập kỷ qua luôn gắn với mở rộng nhanh chóng xuất khẩu hàng công nghiệp chế tạo, chuyển đổi cơ cấu hàng xuất khẩu từ các sản phẩm chế tạo hàm lượng lao động cao sang các sản phẩm chế tạo có hàm lượng vốn lớn và công nghệ cao hơn. Dẫn đầu quá trình chuyển đổi này trước hết là Nhật Bản, tiếp đến là Hàn Quốc, Hồng Công, Đài Loan, Xin-ga-po, Trung Quốc và gần đây là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan. Năm qua, thặng dư thương mại của các nước đang phát triển ở châu Á gia tăng, nhất là khoảng cách thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ ngày càng lớn. 6 tháng đầu năm 2007, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc tăng trên 15% (tương đương 117,5 tỉ USD), trong khi thặng dư thương mại của Mỹ với các bạn hàng châu Á khác giảm 8,3% (tương đương với 39,9 tỉ USD). Tình trạng này phản ánh một thực tế là hiện nay, Trung Quốc đang nổi lên như xưởng chế tạo hàng công nghiệp cho toàn thế giới với chi phí thấp, tăng trưởng thương mại trong khu vực gia tăng hơn, điểm đến của sản phẩm xuất khẩu đa dạng hơn. Xuất khẩu gia tăng nhưng bắt đầu chuyển hướng sang các quốc gia khác thay vì chỉ tập trung vào thị trường Mỹ nhằm tránh khỏi bị tác động quá mạnh từ sự sa sút của nền kinh tế Mỹ. Khai thác thị trường Trung Quốc đã trở thành một trong những lựa chọn phổ biến. Nhiều sản phẩm xuất khẩu trung gian, như linh kiện rời và cấu kiện được xuất sang Trung Quốc, qua khâu chế tạo, sản phẩm được tái xuất khẩu ra các thị trường khác nhau, bao gồm cả thị trường Mỹ. Trung Quốc đang thực sự chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng công nghiệp chế tạo toàn cầu.
Nói chung, năm 2007 đánh dấu bước tiến đáng kể của hầu hết các nền kinh tế trong khu vực. Nhóm các quốc gia bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 - 1998 đã lấy lại đà phục hồi và tăng trưởng vững chắc nhờ tác động từ việc điều chỉnh chính sách vĩ mô. Nền kinh tế Trung Quốc đã gây ấn tượng về tốc độ tăng trưởng, đóng vai trò đầu tầu cho tăng trưởng kinh tế Đông Á.
Triển vọng năm 2008
Từ những thành tựu kinh tế đạt được trong những năm qua, có thể thấy những hứa hẹn thành công có thể vẫn tiếp tục đến với các nền kinh tế Đông Á năm 2008 với tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến đạt 8,2%. Chỉ số lạm phát toàn khu vực cộng lại sẽ ở mức độ ổn định khoảng 3,2%.
Là một trong những khu vực kinh tế mở lớn nhất thế giới, việc hạ thấp dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đông Á có tính đến những hiệu ứng suy giảm tăng trưởng từ các nền kinh tế công nghiệp phát triển. Công ty tài chính uy tín hàng đầu thế giới Gôn-men Schac đã dự báo nền kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái trong năm 2008 với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt khoảng 1,8%. Kéo theo đó là tác động bất lợi đến tăng trưởng của các nền kinh tế công nghiệp hàng đầu khác như Nhật Bản và EU. Cho dù thương mại của nhóm G3 (Mỹ, Nhật Bản và EU) với châu á giảm từ 53% tổng giá trị thương mại của họ năm 2005 xuống 43% năm 2007, tổng cầu của thị trường G3 vẫn là sự trông đợi đáng kể của hàng hóa từ nhiều nền kinh tế châu Á. Để bù đắp cho thiếu hụt thị trường bên ngoài, thúc đẩy tổng cầu nội địa là mục tiêu quan trọng đối với các nền kinh tế Đông á trong năm 2008.
Nếu suy thoái kinh tế xảy ra với Mỹ và sự đình trệ xảy ra với Nhật Bản và EU thì điều đó có thể sẽ gây những hiệu ứng tiêu cực, trước hết đối với các nền kinh tế công nghiệp mới hướng về xuất khẩu như Đài Loan, Hàn Quốc và Xin-ga-po - những quốc gia và vùng lãnh thổ coi Mỹ là điểm đến lớn nhất đối với thành phẩm và bán thành phẩm điện tử của họ. Dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2008 của nhóm 4 nền công nghiệp mới châu Á sẽ đạt khoảng 5%, thấp hơn 0,4% so với năm 2007.
Theo dự báo của Liên hợp quốc, Trung Quốc tiếp tục đóng vai trò đầu tầu tăng trưởng cho khu vực với tốc độ tăng dự kiến khoảng 10,8%. Dự báo này thấp hơn năm 2007 do tính đến khả năng sức mua của người tiêu dùng Mỹ giảm sút và khối lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc đều không thể như mong đợi. Trong bối cảnh châu Á có thể phải đối mặt với tỷ lệ lạm phát gia tăng, Trung Quốc sẽ phải tính đến việc can thiệp nhiều hơn vào thị trường hàng tiêu dùng thiết yếu vốn đã tăng mạnh từ nhiều tháng cuối năm 2007.
(1) Trích từ: World Economic Outlook, tháng 10-2007, IMF, 2007, tr 84
Du lịch Khánh Hòa trong chiến lược kinh tế biển và phát triển kinh tế - xã hội địa phương  (10/04/2008)
Xây dựng chính quyền xã vùng đồng bào dân tộc tây Nguyên vững mạnh  (10/04/2008)
Lại bàn về cải cách hành chính  (10/04/2008)
Lại bàn về cải cách hành chính  (10/04/2008)
An ninh lương thực: Vấn đề nóng  (10/04/2008)
An ninh lương thực: Vấn đề nóng  (10/04/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên