Mũi nhọn kinh tế - Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Việc xác định đúng đắn ngành mũi nhọn kinh tế và đề ra được các biện pháp, chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển ngành đó là một trong những nhân tố quyết định sự thành công cho việc phát triển quốc gia nói chung, các tỉnh, thành phố nói riêng. Có thể nói, mũi nhọn kinh tế là cốt lõi của việc lựa chọn hướng đi, giải pháp phát triển có hiệu quả nhất của các hệ thống kinh tế. Hiện nay, nhiều địa phương trong cả nước đã và đang xác định các ngành mũi nhọn kinh tế riêng của mình, hầu hết địa phương nào cũng muốn ngành mũi nhọn của mình phải là những ngành công nghệ cao, thâm dụng nhiều vốn và tri thức. Tuy nhiên, chưa có địa phương nào đưa ra được những cơ sở lập luận chặt chẽ cho việc lựa chọn ngành mũi nhọn kinh tế, các tiêu chí cần thiết và phương pháp xác định ngành mũi nhọn kinh tế đúng đắn mà chủ yếu dựa vào phương pháp lấy ý kiến chuyên gia dựa trên phương pháp lợi thế so sánh mang tính định tính và chia cắt hay dựa trên cảm nhận trực giác của các cán bộ có chức năng về tiềm năng, thế mạnh của địa phương mình. Vì thế, việc xác định và phát triển ngành mũi nhọn kinh tế sẽ trở nên không khả thi hoặc nếu có làm được thì phải cần khoản chi phí khổng lồ, hiệu quả thấp.
Để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và phát triển mũi nhọn kinh tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Mũi nhọn kinh tế - Cơ sở lý luận và thực tiễn (sách chuyên khảo) của GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn và TS. Vũ Trọng Lâm đồng chủ biên.
Cuốn sách hệ thống hóa và luận giải những vấn đề lý luận chủ yếu về mũi nhọn kinh tế; trình bày có hệ thống các phương pháp xác định mũi nhọn kinh tế; phân tích vấn đề mũi nhọn kinh tế qua thực tiễn một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam; đồng thời cuốn sách cũng khảo sát, đánh giá việc lựa chọn và phát triển mũi nhọn kinh tế của thủ đô Hà Nội (một trung tâm lớn và tiêu biểu về kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước); từ đó các tác giả đã đề xuất phương pháp và quy trình xác định mũi nhọn kinh tế chung cho một chủ thể kinh tế của nước ta (quốc gia/tỉnh, thành phố). Cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích đối với các nhà nghiên cứu kinh tế, cán bộ lãnh đạo các địa phương, cơ quan quản lý liên quan và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này.
Vấn đề cải tổ Liên hợp quốc trong bối cảnh quốc tế mới hiện nay  (12/03/2008)
Góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam từ thực trạng công nhân Thành phố Hồ Chí Minh  (12/03/2008)
Cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam  (12/03/2008)
Những đặc điểm lớn của thế giới đương đại  (12/03/2008)
Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán Paris về Việt Nam  (12/03/2008)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên