Diễn đàn kinh tế Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 3
Diễn đàn vừa diễn ra sáng nay (3-3) tại Hà Nội, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Liên đoàn Doanh nghiệp vùng Kansai và Tổ chức xúc tiến Thương mại Nhật Bản (Jetro) tổ chức.
Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc nhấn mạnh: Chính phủ Việt Nam khẳng định phát triển công nghiệp phụ trợ là khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững các ngành công nghiệp từ nay đến năm 2020. Việt Nam chủ trương phát triển công nghiệp phụ trợ theo hướng phát huy tối đa năng lực đầu tư của các thành phần kinh tế đặc biệt là các đối tác chiến lược - các công ty đa quốc gia… Việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ gắn liền với việc phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cho các xí nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư Nhật Bản phối hợp với các doanh nghiệp Việt Nam giúp đào tạo nguồn nhân lực cũng như chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực này.
Trong số 80 doanh nghiệp Nhật Bản sang thăm và tìm hiệu cơ hội đầu tư, hợp tác kinh doanh tại Việt Nam lần này chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực: sản xuất, chế tạo, thương mại, hệ thống, tư vấn, tiếp nhận nhân lực,…
Phát biểu tại đây, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam Mitsuo Sakaba nhận định, ngành công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam tuy chậm nhưng cũng đang dần từng bước phát triển, tuy nhiên vẫn chưa được quan tâm đầu tư thích đáng.
Với quan điểm vận mệnh của ngành công nghiệp Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai phát triển kinh tế của đất nước, ảnh hưởng đến quan hệ đầu tư thương mại và chính sách ODA trong tương lai giữa Nhật Bản và Việt Nam… Ông Mitsuo Sakaba khuyến cáo chính phủ Việt Nam nên chú trọng đầu tư hơn nữa phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp phụ trợ, làm sao xây dựng Việt Nam trở thành một “cứ điểm trong liên kết sản xuất”.
Cùng chung quan điểm, ông Kyoshiro Ichikawa, chuyên gia Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) - người có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam cho rằng, nếu biết nâng tầm quốc gia, ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam sẽ có một bước tiến lớn và Việt Nam hoàn toàn có thể là một “cứ điểm liên kết sản xuất”.
Để cụ thể hoá mục tiêu này, ông Kyoshiro Ichikawa nêu 3 việc Việt Nam cần tiến hành 3 cải cách, đó là: cải cách ý thức của lãnh đạo; cải cách ý thức đối với chất lượng và cải cách phương thức đào tạo nhân lực./.
Đẩy mạnh các biện pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế  (03/03/2009)
Đẩy mạnh các biện pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế  (03/03/2009)
Chung tay giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp  (03/03/2009)
Tháo gỡ tình trạng lao động nông dân mất việc làm ở Trung Quốc  (03/03/2009)
10 năm thành tựu kinh tế - xã hội Vê-nê-du-ê-la và quan hệ hợp tác Việt Nam - Vê-nê-du-ê-la  (03/03/2009)
Tháo gỡ tình trạng lao động nông dân mất việc làm ở Trung Quốc  (03/03/2009)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên