Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2008
Sáu tháng đầu năm 2008, tình hình thị trường có nhiều biến động bất thường: giá nguyên nhiên vật liệu phục vụ sản xuất tăng nhanh, giá lương thực, thực phẩm có những diễn biến phức tạp, thời tiết khắc nghiệt... đã có nhiều ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố. Các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, mặc dù không bằngcác năm trước, nhưng vẫn đạt ở mức cao.
Sáu tháng đầu năm 2008, GDP Hà Nội ước tính tăng 10,9% so cùng kỳ năm trước, tốc độ tăng trưởng chững lại so với một số năm gần đây (năm 2007 tăng 11,2%, năm 2006 tăng 11,2%, năm 2005 tăng 10,8%, năm 2004 tăng 11,0%), trong đó: ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 0,5% (đóng góp 0,01% vào mức tăng chung); ngành công nghiệp - xây dựng tăng 12,3% (đóng góp 5,25% vào mức tăng chung); các ngành dịch vụ tăng 10,1% so cùng kỳ (đóng góp 5,59% vào mức tăng chung), cao hơn tốc độ tăng của 6 tháng đầu năm 2007 và 2006.
Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố dự kiến 6 tháng đầu năm 2008 tăng 15,7% so cùng kỳ năm trước, trong đó kinh tế Nhà nước tăng 6% (kinh tế nhà nước trung ương tăng 4,3%, kinh tế nhà nước địa phương tăng 11,2%), kinh tế ngoài nhà nước tăng 18,1% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 22,1%. Phân theo ngành kinh tế: công nghiệp chế biến tỷ trọng chiếm 94,8% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, có mức tăng trưởng cao nhất 16%, công nghiệp khai thác tỷ trọng 0,68%, tăng 12,5%, công nghiệp điện nước tỷ trọng 4,52%, tăng 11,7%.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước địa phương 6 tháng đầu năm là 2310,4 tỉ đồng, đạt 35,5% kế hoạch năm. Dự kiến 6 tháng đầu năm 2008, Hà Nội thu hút được 160 dự án cấp mới và tăng vốn với tổng số vốn đăng ký là 1200 triệu USD. So cùng kỳ năm trước, số dự án tương đương, nhưng số vốn đầu tư tăng 20%, có 145 dự án cấp mới với số vốn đầu tư đăng ký là 842 triệu USD. Tổng vốn đầu tư xã hội ước 6 tháng đầu năm trên địa bàn Hà Nội đạt 28.364 tỉ đồng tăng 11,9% so cùng kỳ năm trước, trong đó vốn trong nước tăng 10,3%, vốn ngoài nước tăng 28,4%. Tới thời điểm cuối tháng 6, thành phố cấp đăng ký kinh doanh cho 6.800 doanh nghiệp, tăng 32%, với số vốn đăng ký 75 nghìn tỉ đồng tăng 36% so cùng kỳ.
Tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trên địa bàn Hà Nội 6 tháng tăng 28,7% so cùng kỳ năm trước, trong đó bán lẻ tăng 32,3% (tăng 14% nếu loại trừ yếu tố giá). Giá trị xuất khẩu trên địa bàn 6 tháng đạt 3039 triệu USD, tăng 24,2% so với 6 tháng đầu năm 2007, bình quân 1 tháng đạt 506 triệu USD, cao hơn 175 triệu USD so với mức bình quân của cùng kỳ.
Dự kiến 6 tháng đầu năm 2008, Hà Nội đón 3,5 triệu lượt khách du lịch, tăng 7,6% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế là 0,7 triệu lượt tăng 7,9%. Hà Nội hiện có gần 450 khách sạn với khoảng 14 ngàn phòng, trong đó có khoảng 180 khách sạn được xếp hạng với công suất buồng phòng luôn đạt 80%.
6 tháng đầu năm 2008, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 5,8% so với cùng kỳ, hàng hoá luân chuyển tăng 10,4%, khối lượng hành khách vận chuyển tăng 15,5%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 11,5%. Vận tải bằng xe buýt khoảng 200 triệu lượt khách, tăng 10% so cùng kỳ và chiếm 80% hoạt động vận tải hành khách.
Số thuê bao điện thoại phát triển mới trong 6 tháng lên tới hơn 34,4 nghìn thuê bao (trong đó 68% là thuê bao di động). Dịch vụ Internet tăng mạnh với 56,3 nghìn thuê bao phát triển mới. Doanh thu ước tính tăng 13,6% so cùng kỳ năm trước.
Tốc độ trượt giá trong 6 tháng đầu năm trên địa bàn thành phố (giá tiêu dùng tháng 6-2008 so tháng 12-2007) tăng 16,89% (chỉ số này của năm 2007 là 4,91%). Chỉ số giá vàng tăng 16,51%. Chỉ số giá đôla Mỹ tăng 7,3%. Tốc độ tăng bình quân 1 tháng là 2,64% (năm 2007 là 0,8%). Giá bình quân 6 tháng đầu năm so cùng kỳ ước tính tăng 18,4% (năm 2007 là 7,6%).
Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của thành phố giảm 0,3% so cùng kỳ năm trước, trong đó diện tích lúa giảm 5,53%. Năng suất lúa toàn thành phố tăng 3,31 tạ/ha (+ 7,74%), sản lượng lúa ước tính tăng 1572 tấn (+1,79%) so với vụ đông xuân năm trước. Toàn thành phố hiện có đàn lợn là 342,6 nghìncon, đàn bò là 55,9 nghìncon, đàn trâu là 7,2 nghìncon, tổng đàn gia cầm là 3163 nghìnn con. Tính đến nay, toàn thành phố có 3500 ha nuôi thả cá, tôm, trong đó, diện tích nuôi cá là 3403 ha, tăng 84 ha so năm trước.
Sáu tháng đầu năm 2008, thành phố Hà Nội đã giải quyết việc làm cho 45200 người, đạt 50,22% kế hoạch năm; xét duyệt 260 dự án với số vốn vay từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm là 30,3 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 4.890 lao động. Thẩm định hồ sơ và gia hạn giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề cho 15 cơ sở dạy nghề, 40 nghìn người được đào tạo nghề, đạt 49,3%. Cấp 3.718 bằng nghề cho các trường dạy nghề trên địa bàn thành phố.
Dự kiến đến cuối tháng sáu năm 2008, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội đạt 367 790 tỉ đồng, tăng 2,12% so tháng trước và giảm 0,34% so cuối năm 2007, trong đó tiền gửi dân cư tăng 2% và tăng 4,5%, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 2,2% và giảm 3,64%. Tổng dư nợ cho vay tháng sáu đạt 235162 tỉ đồng, tăng 1,32% so tháng trước và tăng 22,96% so cuối năm 2007, trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 0,8% và 22,63%, dư nợ trung và dài hạn tăng 1,9% và 23,48%./.
Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6  (01/07/2008)
Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an  (01/07/2008)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 38 (25-6-2008)  (01/07/2008)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên