Đối thoại Trung - Mỹ về các vấn đề chiến lược kinh tế
Trong hai ngày 14 và 15-12-2006, tại Bắc Kinh, đã diễn ra cuộc đối thoại Trung – Mỹ lần đầu tiên giữa các quan chức cao cấp hai bên nhằm thảo luận các vấn đề kinh tế chiến lược toàn cầu có quan hệ chặt chẽ với lợi ích của hai nước, và nhằm thúc đẩy quan hệ song phương. Phó Thủ tướng Trung Quốc Ngô Nghi và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson đồng chủ trì cuộc đối thoại. Đoàn của Mỹ còn có Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Ben Bernenke và 6 thành viên của chính quyền Washington.
Hai bên đã tập trung thảo luận về chủ đề “Con đường phát triển của Trung Quốc và chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc”. Trước sự bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là trong 5 năm đầu nước này tham gia WTO, ở Mỹ đã xuất hiện dư luận cáo buộc Trung Quốc kìm giữ tỷ giá đồng Nhân dân tệ thấp làm thâm hụt thương mại của Mỹ tăng cao, và cho rằng Trung Quốc vẫn còn nhiều điều phải thực hiện để mở rộng thị trường. Trên thực tế, Trung Quốc và Mỹ đã trở thành bạn hàng lớn nhất của nhau. Từ 1996-2005, tổng kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng từ 42,84 tỉ USD lên tới 211,63 tỉ USD. Tuy nhiên, những bất đồng thương mại giữa hai bên lại có xu hướng phức tạp hơn. Để tăng cường hiểu biết lẫn nhau, “xua tan nghi ngờ”, tại cuộc đối thoại lần này, hai bên đã đạt được một số thỏa thuận: (1) Tái khẳng định sẽ theo đuổi chính sách kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy kinh tế hai nước tăng trưởng nhanh, đồng đều và phồn thịnh (trong đó có việc cải cách cơ chế tỷ giá hối đoái của Trung Quốc và nâng cao tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm trong nước Mỹ; nhất trí bảo hộ hữu hiệu quyền sở hữu trí tuệ; tăng cường pháp chế và loại trừ hàng rào thương mại và đầu tư…). (2) Thúc đẩy mạnh phát triển và tạo việc làm, xúc tiến ngoại thương và đầu tư trong nước; thúc đẩy phát triển bền vững thông qua tăng cường an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường. (3) Cam kết áp dụng biện pháp tích cực tăng cường vai trò của WTO, cùng nhau thúc đẩy Vòng đàm phán Doha đi đến thành công.
Tuy nhiên, cuộc đối thoại lần này vẫn chưa giải tỏa được những khúc mắc lớn giữa Trung Quốc và Mỹ hiện nay: (1) Trung Quốc không chấp nhận thay đổi đột ngột tỉ giá đồng NDT, vì như vậy sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào xuất khẩu của họ. Trong khi đó, phía Mỹ đặc biệt lo ngại đến tình trạng thâm hụt thương mại song phương với Trung Quốc đã lên đến mức kỷ lục trong năm 2006; và cho rằng, tỷ giá NDT hiện nay chỉ bằng 1/5 giá trị thực, khiến hàng xuất khẩu của Trung Quốc tăng sức cạnh tranh và làm thâm hụt thương mại của Mỹ tăng cao. (2) Phía Trung Quốc không hưởng ứng lời kêu gọi của phía Mỹ về vấn đề phải linh hoạt, mềm dẻo hơn trong quản lý tiền tệ đẩy mạnh mở cửa thị trường, bảo đảm trong sạch bộ máy quản lý…
Những mâu thuẫn kinh tế - thương mại hiện nay giữa Trung Quốc và Mỹ phần lớn do sự khác biệt về kết cấu chính trị và kinh tế gây nên, do vậy không thể giải quyết mọi vấn đề trong một lần đối thoại. Hai bên đã thỏa thuận tổ chức cuộc đối thoại cao cấp lần thứ 2, tại Mỹ vào năm 2007.
Triển vọng tăng trưởng kinh tế trên thế giới  (01/02/2007)
Dự báo kinh tế thế giới năm 2007  (01/02/2007)
Xây dựng Cộng đồng Đông Á - những thành tựu bước đầu  (30/01/2007)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
- Tăng cường công tác dân vận nhằm thực hiện hiệu quả chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình mới
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển