Kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển con người
22:37, ngày 03-12-2015
TCCSĐT - Trong xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển con người để bảo đảm sự tăng trưởng bền vững.
Đảng phấn đấu cho lý tưởng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa cộng sản, thật sự đại diện và bảo vệ lợi ích cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động”(1). Song, vai trò lãnh đạo của Đảng sẽ không hoàn thành, nếu đường lối quan điểm chính trị của Đảng “không được thể chế hóa thành Hiến pháp và pháp luật; thành cơ chế và chính sách của Nhà nước”(2). Phù hợp với bản chất của Nhà nước và mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa trong cơ chế thị trường hiện nay, nhằm hiện thực hóa đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước phải thực hiện chức năng xã hội của mình trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, phát triển con người.
Bất cứ một xã hội hiện đại nào cũng đều phải giải quyết các nhiệm vụ tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế trên cơ sở bảo tồn và nâng cao các giá trị văn hóa để phát triển đất nước. V.I.Lê-nin đánh giá cao vai trò của văn hóa như điều kiện cần thiết để phát huy tính tích cực của xã hội, năng lực sáng tạo của con người và coi văn hóa là phương tiện để nâng cao năng suất lao động. Văn hóa với hệ giá trị và chuẩn mực có thể thúc đẩy hoạt động của con người. Bên cạnh đó, với tính cách là động lực của sự phát triển, văn hóa giải phóng và nhân lên tiềm năng sáng tạo vô tận của nguồn lực con người, từ đó khai thác tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước, đồng thời tiếp thu và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Phát triển văn hóa là làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào từng lĩnh vực của đời sống con người: văn hóa trong lao động, trong quản lý xã hội, trong kinh doanh, trong giao tiếp, trong gia đình… Việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều này đã được khẳng trong các Nghị quyết của Đảng: “Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và trong sinh hoạt của nhân dân”(3) nhằm phát huy giá trị văn hóa dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào lĩnh vực của đời sống xã hội; tạo chất lượng mới của cuộc sống; xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Khi nói đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta nhấn mạnh đến chiến lược con người. Bởi lẽ, nếu không thành công trong chiến lược phát triển con người thì sẽ thất bại trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Điều này càng đúng hơn khi mà chúng ta bước vào nền kinh tế tri thức, khi khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão. Vai trò quyết định của nhân tố con người đã được chủ nghĩa Mác đặc biệt chú ý và luận giải một cách khoa học rằng: Con người không chỉ là sản phẩm của tự nhiên và xã hội mà còn là chủ thể tích cực để cải biến tự nhiên và xã hội; con người là điểm khởi đầu và là điểm kết thúc của mọi quá trình biến đổi lịch sử; cách mạng - sự biến đổi xã hội là sự nghiệp của quần chúng lao động.
Ở nước ta, tư tưởng về “con người trên hết”, “con người quyết định” được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên bằng những luận điểm hết sức sâu sắc: “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Ngay cả khi bàn về những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế và sản xuất, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thường nhắc đến mệnh đề tổng hợp: “Lấy dân làm gốc”. Nhiều Nghị quyết của Đảng đã đề cập đến vai trò con người và việc chăm lo phát triển nguồn lực con người. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII của Đảng khẳng định: “Con người là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn minh của quốc gia”(4). Đại hội VIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”(5). Đến Đại hội XI của Đảng xác định: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân”(6).
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi vậy, chức năng xã hội của Nhà nước là phải tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội liên quan trực tiếp đến con người thuộc mọi thành phần xã hội, bảo đảm các quyền và lợi ích của con người vì sự nghiệp phát triển toàn diện của con người và xã hội. Vì thế, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân, một mặt, phải tuân thủ luật pháp, lợi ích hợp pháp của mọi thành viên, không phân biệt giai tầng xã hội, người lao động và người sử dụng lao động, mặt khác, phải bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội bằng sự điều tiết của Nhà nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) viết: “Nhà nước khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với giảm nghèo bền vững. Có chính sách điều tiết hợp lý thu nhập trong xã hội” và “hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội”.
Kế thừa, phát triển những quan điểm chỉ đạo và những định hướng lớn của Đảng được thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" và những nội dung Văn kiện Đại hội XI của Đảng về văn hóa, Hội nghị Trung ương 9 khoá XI đã ban hành Nghị quyết về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước". Vận dụng những quan điểm của Nghị quyết Đại hội XI và Nghị quyết Trung ương 9 khoá XI vào điều kiện, yêu cầu 5 năm tới, Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XII nhấn mạnh tư tưởng chỉ đạo: các cấp, các ngành phải nhận thức đầy đủ và thực hiện có kết quả: (1) mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; (2) làm cho văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Trong Báo cáo chính trị trình Đại hội XI, Đảng xác định 4 nhiệm vụ: (1) Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng; (2) Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống, cách mạng; (3) Phát triển hệ thống thông tin đại chúng; (4) Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hóa. Nghị quyết Trung ương 9 khoá XI nêu 6 nhiệm vụ và đề ra 4 nhóm giải pháp.
Cân nhắc yêu cầu, điều kiện cụ thể của đất nước trong 5 năm tới, kế thừa có chọn lọc Văn kiện Đại hội XI và tiếp thu những định hướng được nêu trong Nghị quyết Trung ương 9 khoá XI về văn hóa, Dự thảo Văn kiện Đại hội XII lựa chọn, định hướng 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó nhấn mạnh một số nội dung mới, trong đó: Đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là: (1) Đúc kết, từng bước xây dựng trong thực tế các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân; (2) tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật; làm cho mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc; khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn; (3) Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hoá, làm tha hóa con người; ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, khắc phục những mặt hạn chế của con người Việt Nam.
Gắn xây dựng con người với xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, trong đó chú trọng: (1) Xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa lành mạnh trong hệ thống chính trị, trong mỗi địa phương, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình; (2) Phát huy vai trò văn hóa trong gia đình, nhà trường, cộng đồng; (3) Thường xuyên quan tâm xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động văn hóa, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; (4) Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền và các giai tầng xã hội; (5) Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng.
Đề cao nhiệm vụ xây dựng văn hoá trong chính trị và kinh tế : (1) Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; (2) Thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân. Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa: (1) Có cơ chế khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm văn hoá; (2) Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch thu hút các nguồn lực xã hội để phát triển; (3) Đổi mới, hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để xây dựng, phát triển thị trường văn hóa lành mạnh; đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa...
Quan điểm của Đảng là bảo đảm các quyền tự do cơ bản của con người, cá nhân đồng thời phải gắn liền các quyền đó với các nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Phát triển con người là điều kiện căn bản để phát triển xã hội, vì vậy, phải tìm mọi cách để giải phóng, phát huy mọi tiềm năng của từng con người và của cả cộng đồng xã hội./.
-----------------------------
Tài liệu tham khảo:
(1). Nguyễn Phú Trọng, Sự lãnh đạo và hoạt động của Đảng trong cơ chế thị trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.21
(2). Phạm Ngọc Quang, Đổi mới quản lý nhà nước đối với kinh tế, Tạp chí Cộng sản, 1996, tr 25-28
(3).Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.213
(4). Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr.5
(5). Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.21
(6). Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.76
Bất cứ một xã hội hiện đại nào cũng đều phải giải quyết các nhiệm vụ tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế trên cơ sở bảo tồn và nâng cao các giá trị văn hóa để phát triển đất nước. V.I.Lê-nin đánh giá cao vai trò của văn hóa như điều kiện cần thiết để phát huy tính tích cực của xã hội, năng lực sáng tạo của con người và coi văn hóa là phương tiện để nâng cao năng suất lao động. Văn hóa với hệ giá trị và chuẩn mực có thể thúc đẩy hoạt động của con người. Bên cạnh đó, với tính cách là động lực của sự phát triển, văn hóa giải phóng và nhân lên tiềm năng sáng tạo vô tận của nguồn lực con người, từ đó khai thác tốt các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước, đồng thời tiếp thu và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ bên ngoài phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội.
Phát triển văn hóa là làm cho các giá trị văn hóa thấm sâu vào từng lĩnh vực của đời sống con người: văn hóa trong lao động, trong quản lý xã hội, trong kinh doanh, trong giao tiếp, trong gia đình… Việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều này đã được khẳng trong các Nghị quyết của Đảng: “Nâng cao tính văn hóa trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và trong sinh hoạt của nhân dân”(3) nhằm phát huy giá trị văn hóa dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào lĩnh vực của đời sống xã hội; tạo chất lượng mới của cuộc sống; xây dựng và hoàn thiện nhân cách con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Khi nói đến chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta nhấn mạnh đến chiến lược con người. Bởi lẽ, nếu không thành công trong chiến lược phát triển con người thì sẽ thất bại trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Điều này càng đúng hơn khi mà chúng ta bước vào nền kinh tế tri thức, khi khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão. Vai trò quyết định của nhân tố con người đã được chủ nghĩa Mác đặc biệt chú ý và luận giải một cách khoa học rằng: Con người không chỉ là sản phẩm của tự nhiên và xã hội mà còn là chủ thể tích cực để cải biến tự nhiên và xã hội; con người là điểm khởi đầu và là điểm kết thúc của mọi quá trình biến đổi lịch sử; cách mạng - sự biến đổi xã hội là sự nghiệp của quần chúng lao động.
Ở nước ta, tư tưởng về “con người trên hết”, “con người quyết định” được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên bằng những luận điểm hết sức sâu sắc: “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Ngay cả khi bàn về những vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế và sản xuất, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng thường nhắc đến mệnh đề tổng hợp: “Lấy dân làm gốc”. Nhiều Nghị quyết của Đảng đã đề cập đến vai trò con người và việc chăm lo phát triển nguồn lực con người. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII của Đảng khẳng định: “Con người là chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn minh của quốc gia”(4). Đại hội VIII của Đảng tiếp tục khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa”(5). Đến Đại hội XI của Đảng xác định: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân”(6).
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bởi vậy, chức năng xã hội của Nhà nước là phải tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội liên quan trực tiếp đến con người thuộc mọi thành phần xã hội, bảo đảm các quyền và lợi ích của con người vì sự nghiệp phát triển toàn diện của con người và xã hội. Vì thế, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân, một mặt, phải tuân thủ luật pháp, lợi ích hợp pháp của mọi thành viên, không phân biệt giai tầng xã hội, người lao động và người sử dụng lao động, mặt khác, phải bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội bằng sự điều tiết của Nhà nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) viết: “Nhà nước khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với giảm nghèo bền vững. Có chính sách điều tiết hợp lý thu nhập trong xã hội” và “hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội”.
Kế thừa, phát triển những quan điểm chỉ đạo và những định hướng lớn của Đảng được thể hiện trong Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" và những nội dung Văn kiện Đại hội XI của Đảng về văn hóa, Hội nghị Trung ương 9 khoá XI đã ban hành Nghị quyết về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước". Vận dụng những quan điểm của Nghị quyết Đại hội XI và Nghị quyết Trung ương 9 khoá XI vào điều kiện, yêu cầu 5 năm tới, Dự thảo Văn kiện trình Đại hội XII nhấn mạnh tư tưởng chỉ đạo: các cấp, các ngành phải nhận thức đầy đủ và thực hiện có kết quả: (1) mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học; (2) làm cho văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Trong Báo cáo chính trị trình Đại hội XI, Đảng xác định 4 nhiệm vụ: (1) Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng; (2) Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống, cách mạng; (3) Phát triển hệ thống thông tin đại chúng; (4) Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hóa. Nghị quyết Trung ương 9 khoá XI nêu 6 nhiệm vụ và đề ra 4 nhóm giải pháp.
Cân nhắc yêu cầu, điều kiện cụ thể của đất nước trong 5 năm tới, kế thừa có chọn lọc Văn kiện Đại hội XI và tiếp thu những định hướng được nêu trong Nghị quyết Trung ương 9 khoá XI về văn hóa, Dự thảo Văn kiện Đại hội XII lựa chọn, định hướng 7 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó nhấn mạnh một số nội dung mới, trong đó: Đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, trọng tâm là: (1) Đúc kết, từng bước xây dựng trong thực tế các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân; (2) tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật; làm cho mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc; khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng; nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn; (3) Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu, cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnh hưởng xấu đến xây dựng nền văn hoá, làm tha hóa con người; ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội, khắc phục những mặt hạn chế của con người Việt Nam.
Gắn xây dựng con người với xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, trong đó chú trọng: (1) Xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa lành mạnh trong hệ thống chính trị, trong mỗi địa phương, trong từng cộng đồng làng, bản, khu phố, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và mỗi gia đình; (2) Phát huy vai trò văn hóa trong gia đình, nhà trường, cộng đồng; (3) Thường xuyên quan tâm xây dựng nếp sống văn hóa tiến bộ, văn minh, nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả các cuộc vận động văn hóa, phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa"; (4) Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền và các giai tầng xã hội; (5) Phát huy các giá trị, nhân tố tích cực trong văn hóa tôn giáo, tín ngưỡng.
Đề cao nhiệm vụ xây dựng văn hoá trong chính trị và kinh tế : (1) Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng, trong các cơ quan nhà nước và các đoàn thể; (2) Thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế; xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân. Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa: (1) Có cơ chế khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm văn hoá; (2) Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch thu hút các nguồn lực xã hội để phát triển; (3) Đổi mới, hoàn thiện thể chế, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để xây dựng, phát triển thị trường văn hóa lành mạnh; đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa...
Quan điểm của Đảng là bảo đảm các quyền tự do cơ bản của con người, cá nhân đồng thời phải gắn liền các quyền đó với các nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Phát triển con người là điều kiện căn bản để phát triển xã hội, vì vậy, phải tìm mọi cách để giải phóng, phát huy mọi tiềm năng của từng con người và của cả cộng đồng xã hội./.
-----------------------------
Tài liệu tham khảo:
(1). Nguyễn Phú Trọng, Sự lãnh đạo và hoạt động của Đảng trong cơ chế thị trường, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.21
(2). Phạm Ngọc Quang, Đổi mới quản lý nhà nước đối với kinh tế, Tạp chí Cộng sản, 1996, tr 25-28
(3).Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.213
(4). Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993, tr.5
(5). Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr.21
(6). Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.76
Quảng Ninh: Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33 của Hội đồng nhân dân tỉnh về công tác quản lý, bảo vệ môi trường giai đoạn 2010-2015  (03/12/2015)
10 ứng viên xuất sắc nhất được lựa chọn vào Vòng Chung kết Liên hoan “Vẻ đẹp Vầng Trăng khuyết 2015”  (03/12/2015)
Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam và Học viện Phụ nữ Việt Nam  (03/12/2015)
Hội nghị G20 đổi màu vì cuộc chiến chống khủng bố  (03/12/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển